- Tôi không cổ xúy học ‘chữ Tàu’, nói ‘tiếng Tàu’, theo ‘văn
hóa Tàu’.
- Tuy nhiên, có nhiều thứ mà người Tàu, người Việt cũng như
nhiều người trên thế giới lầm tưởng cho rằng là ‘của Tàu’, thì thật ra lại có
nguồn gốc Bách Việt (trong đó có Việt Nam), do người Bách Việt sáng tạo và phát
triển chứ hoàn toàn không phải của người Tàu. Một trong những thứ đó, chính là
‘chữ Tàu’, mà tôi sẽ gọi là chữ Nho, hay ‘chữ Bách Việt’. Kinh Thánh viết rằng
Đức Jesus đã nói ‘Hãy trả lại Caesar cái gì của Caesar; và trả Chúa những gì
thuộc về Chúa”. Như vậy, cái gì của người Tàu, thì người Tàu cứ giữ lấy; còn
cái gì là vốn Bách Việt tạo ra, thì phải trả lại cho Bách Việt.
GIỚI THIỆU:
- Trong bài viết này, sẽ phân tích các truyền thuyết về Bàn Cổ,
Phục Hy - Nữ Oa, vì những truyền thuyết đó thuộc về nền văn minh Bách Việt ngày
xưa, và lại có liên quan rất đặc biệt đến vũ trụ học và nền văn minh Ấn
Độ.
- Trước khi bắt đầu, xin có một số điểm lưu ý đến các độc giả
như sau:
+ Các truyền thuyết qua thời gian luôn có sự thay đổi, thêm
thắt vì nhiều lý do (tam sao thất bản, du nhập thêm, biến đổi ngôn ngữ, góc
nhìn thời đại thay đổi…) do đó, khi tìm hiểu về các truyền thuyết cần lưu ý các
nét đại cương, không chấp vào những điểm tiểu tiết mâu thuẫn.
+ Rất nhiều thần thoại (myth, mystery) cũng như biểu tượng
(symbol) cổ xưa là những cách mà người xưa ghi lại các minh triết cổ (chứ không
phải chỉ là truyện cổ tích kể cho trẻ con). Chính vì vậy, các truyền thuyết và
biểu tượng thường có nhiều ý nghĩa và tầng nghĩa. Bà Blavatsky nói rằng cần có
những ‘chìa khóa’ để giải mã và hiểu các truyền thuyết, biểu tượng đó, nhưng
qua thời gian nhiều chìa khóa đã bị thất lạc, hoặc chỉ được truyền thừa một
cách bí mật, khiến cho nhiều truyền thuyết, biểu tượng chỉ còn là những câu
chuyện ngô nghê, hoang đường. Chính vì lẽ đó, một tâm trí cởi mở nhất định là
điều cần thiết để tìm hiểu về các truyền thuyết và biểu tượng.
PHẦN
A: TRUYỆN BÀN CỔ
I. Bàn Cổ trong các ngôn
ngữ:
- Tiếng Việt hiện đại viết bằng chữ Latin: Bàn Cổ.
- Viết bằng chữ Nho: Bàn Cổ 盤古, chữ Bàn盤 có nghĩa là cái chậu, mâm hoặc
tảng đá (磐), chữ Cổ古 có nghĩa là cũ, xưa.
- Trong tiếng Anh: chữ Bàn Cổ thường được phiên âm là Pangu,
đôi khi cũng là Panku. (lưu ý: âm ‘k’ và ‘g’ dễ lẫn lộn và hoán đổi)
II. Các truyền thuyết về
Bàn Cổ:
1) Khái quát:
- Theo nhiều truyền thuyết, Bàn Cổ là vị thần sáng tạo vũ trụ,
khai thiên lập địa và là sự sống đầu tiên trong vũ trụ.
- Tài liệu sớm nhất có ghi chép về Bàn Cổ được tìm thấy có từ
thời Tam Quốc (khoảng sau năm 222 sau Công nguyên). (nguồn: https://zh.wikipedia.org/wiki/盘古)
2) Theo wikipedia tiếng Việt: https://vi.wikipedia.org/wiki/Bàn_Cổ
“Theo Lão giáo, Bàn Cổ là thủy tổ của loài người, do Mẹ sinh
ra (ghi chú của người viết: câu “do Mẹ sinh ra” này mâu thuẫn với đoạn văn bên
dưới). Theo Tam Hoàng Thiên Kinh, sự tích Bàn Cổ như sau:
Tại núi Côn Lôn có một cục đá lớn đã thọ khí Âm
Dương chiếu diệu rất lâu đời, nên đã thâu được các tính linh thông của vũ trụ
mà tạo thành thai người. Sau 10 tháng 16 ngày, đúng giờ Dần, một tiếng nổ vang,
khối đá linh ấy nứt ra, sản xuất một vị Linh Chân hy hữu,là Thần mang hình hài
như con người được gọi là Bàn Cổ.
Vừa sinh ra thì vị ấy tập đi, tập chạy, tập nhảy, hớp gió nuốt
sương, ăn hoa quả, dần dần lớn lên, mình cao trăm thước, đầu như rồng, có lông
đầy mình, sức mạnh vô cùng. Một ngày kia, Bàn Cổ chạy qua hướng Tây, bắt gặp một
cái búa và một cái dùi ước nặng ngàn cân. Bàn Cổ, tay phải cầm búa, tay trái cầm
dùi, ra sức mở mang cõi trần.
Thuở đó Trời Ðất còn mờ mịt. Ngài ước cho phân biệt Trời Ðất
thì nhân vật mới hóa sinh được. Ngài ao ước vừa dứt tiếng thì sấm nổ vang,
Thiên thanh, Ðịa minh, vạn vật sinh ra đều có đủ cả.
Ngài liền chỉ Trời là Cha, chỉ Ðất là Mẹ, muôn dân là con.
Ngài chính là tôn chủ sáng lập thế gian, nên cũng gọi Ngài là Thái Thượng
Ðạo Quân. Ngài tự xưng là Thiên tử, tức là con Trời, cai trị muôn dân.
Ngài là vị vua đầu tiên của cõi thế gian nên gọi Ngài là Hỗn Độn thị.
Bàn Cổ thọ được 18.000 tuổi rồi quy tiên. Tiếp theo thì
có Thiên
Hoàng, Ðịa Hoàng, rồi Nhân Hoàng nối nhau cai trị thiên hạ.”
Lưu ý:
- Trang Wikipedia tiếng Việt viết không có nguồn dẫn cũng như
nhiều điểm mâu thuẫn, do đó, độc giả nên nhớ ý chính, không nên quá lưu ý các
điểm chi tiết.
Tạm dịch:
- “Thuở ban đầu, chưa có vũ trụ mà chỉ là một trạng thái hỗn
mang (chaos) vô hình. Trạng thái hỗn độn này kết thành một quả trứng vũ trụ
trong khoảng 18.000 năm. Trong nó, hai nguyên lý Âm và Dương trở nên cân bằng,
và Bàn Cổ trỗi dậy (hay thức tỉnh) từ quả trứng. Bàn Cổ bắt đầu sáng tạo thế giới:
ông phân chia Âm khỏi Dương với một cây rìu khổng lồ, tạo ra Đất (Âm trọng trược)
và Trời (Dương trong lành). Để giữ chúng tách biệt, ông đứng giữ chúng và đẩy Bầu
trời. Mỗi ngày, Trời cao thêm 10 thước (3 mét), Đất dày thêm 10 thước, và Bàn Cổ
cao lên 10 thước. Công việc này lại mất thêm 18.000 năm. Trong một số phiên bản,
Bàn Cổ được 4 thần thú là Rùa, Lân, Phượng và Rồng trợ giúp trong việc này.
Sau 18.000 năm, Bàn Cổ chết. Hơi thở ông thành gió, sương mù
và mây; giọng nói thành sấm; mắt trái thành mặt trời; mắt phải thành mặt trăng;
đầu thành những ngọn núi cao nhất thế giới; máu trở thành những dòng sông; cơ
thịt thành đất; râu thành sao và dải ngân hà; lông thành rừng và bụi rậm; xương
thành khoáng vật; tủy thành kim cương; mồ hôi thành mưa; và bọ chét trên người
bị gió thổi đi trở thành thú vật.”
4) Theo một bài thơ trên mạng:
- Trên mạng có một bài thơ ngắn (chưa tìm ra nguồn gốc) về
Bàn Cổ như sau:
混 芒 之 初 Hỗn mang chi sơ (Hỗn độn mịt mù)
未 分 天 地 Vị phân thiên địa (Chưa phân trời đất)
盤 古 首 出 Bàn Cổ thủ xuất (Bàn Cổ ra đầu)
始 判 陰 陽 Thủy phán âm dương (Trước vạch âm dương)
天 開 於 子 Thiên khai ư Tí (Trời mở ở Tí)
地 闢 於 丑 Địa tịch ư Sửu (Đất ra tại Sửu)
人 生 於 寅 Nhân sinh ư Dần (Người sinh nơi Dần)
未 分 天 地 Vị phân thiên địa (Chưa phân trời đất)
盤 古 首 出 Bàn Cổ thủ xuất (Bàn Cổ ra đầu)
始 判 陰 陽 Thủy phán âm dương (Trước vạch âm dương)
天 開 於 子 Thiên khai ư Tí (Trời mở ở Tí)
地 闢 於 丑 Địa tịch ư Sửu (Đất ra tại Sửu)
人 生 於 寅 Nhân sinh ư Dần (Người sinh nơi Dần)
(Tác giả Kim Định cũng có 1 bài luận về bài thơ này: http://minhtrietviet.net/lemontee/wp-content/uploads/2017/05/NHAN-KHOI.pdf)
5) Một thông tin khác:
Trích dẫn (tác giả johnmiths): “Trong khoa Tử Vi hiện
nay, ở dạng chữ Tàu, Thiên Phủ được viết là: 天府. Chữ Phủ này nằm trong tiếng kép “phủ
đệ” (mansion, có nghĩa là cái dinh thự lớn). Do đó mới có câu nói: “Phủ phùng
Không là cái phủ trống rỗng” ở trên kia. Tuy nhiên, khái niệm Thiên Phủ này chỉ
có ở trong khoa Tử Vi, mà không thấy xuất hiện ở trong truyện Phong Thần hoặc ở
các sách vở về khoa học huyền bí khác, theo như tôi biết. Trái lại, Phủ viết dưới
dạng 斧 (bộ Cân, trên đầu có chữ Phụ 父 trong tiếng kép “Sư Phụ”), có
nghĩa là cây búa, thì xuất hiện lung tung trong những truyền thuyết về ông Bàn
Cổ. Ông Bàn Cổ dùng một cây búa để khai thiên lập địa. Cây búa đó là một
trong 10 thần vật thời Thượng Cổ, có tên là Khai-Thiên Phủ (开天斧)” (nguồn: http://tuvilyso.net/diendan/forum_posts.asp?TID=22564&PN=0&TPN=6)
III. Phân tích truyền
thuyết Bàn Cổ:
- Sau một thời gian tìm hiểu, tôi đã đi đến kết luận
sau: Truyền thuyết Bàn Cổ tương đồng với truyền thuyết về sự hình thành
vũ trụ của người Ấn Độ trong tài liệu cổ Manusmriti, và Bàn Cổ tương ứng với
chính Brahman, vị thần đầu tiên, sáng tạo thế giới của Ấn Độ giáo.
- Phần dưới sẽ lần lượt chứng minh cho nhận định này.
- Manusmriti hay Manava Dharmasastra (nghĩa là: pháp của
Manu) là một tài liệu cổ của Ấn Độ, có nội dung rộng, liên quan đến văn hóa và
tôn giáo cổ của Ấn Độ như nguồn gốc của pháp, pháp và bốn giai cấp, luật nhân
quả, đầu thai và giải thoát, tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, chúng ta chỉ
quan tâm đến phần đầu tiên về sự hình thành của thế giới.
- Tôi xin trích một số câu văn liên quan đến luận điểm của
mình về Bàn Cổ và Brahman:
1.5. This (universe) existed in the shape of Darkness,
unperceived, destitute of distinctive marks, unattainable by reasoning,
unknowable, wholly immersed, as it were, in deep sleep.
(Tạm dịch: Vũ trụ này từng tồn tại ở dạng tăm tối, không nhận
thức được, thiếu biểu hiện, không suy luận được, không biết được, hoàn toàn
chìm đắm, trong giấc ngủ sâu)
1.6. Then the divine Self-existent (Svayambhu,
himself) indiscernible, (but) making (all) this, the great elements and the
rest, discernible, appeared with irresistible (creative) power, dispelling the
darkness.
(Tạm dịch: Rồi Cái-Tự-Nó, không nhận thức được, làm ra những
nguyên tố, nhận thức được, xuất hiện với một sức mạnh không cưỡng nổi, xua tan
bóng tối)
1.7. He who can be perceived by the internal organ (alone),
who is subtile, indiscernible, and eternal, who contains all created beings and
is inconceivable, shone forth of his own (will).
(Tạm dịch: Ngài, đấng chỉ có thể được nhận biết bởi giác quan
bên trong, đấng huyền vi, không thấy rõ được, và bất diệt, đấng hàm chứa mọi sự
vật và không thể hiểu được, phát chiếu ý chí của ngài)
1.8. He, desiring to produce beings of many kinds from his
own body, first with a thought created the waters, and placed his seed in them.
(Tạm dịch: Ngài, mong muốn tạo ra nhiều thứ từ chính cơ thể
mình, đầu tiên với một suy nghĩ tạo ra nước, và đặt hạt mầm của mình vào đó.)
1.9. That (seed) became a golden egg, in
brilliancy equal to the sun; in that (egg) he himself was born as Brahman,
the progenitor of the whole world.
(Tạm dịch: Hạt giống đó trở thành một quả trứng vàng, rực rỡ
như mặt trời; trong quả trứng đó ngài đã tự mình sinh ra như là Brahman, đấng
khởi nguyên của toàn thế giới.)
…
1.12. The divine one resided in that egg during a whole year,
then he himself by his thought (alone) divided it into two halves;
(Tạm dịch: Đấng thiêng liêng nằm trong quả trứng suốt cả một
năm, rồi ngài chia quả trứng ra làm hai chỉ bằng ý nghĩ của mình)
1.13. And out of those two halves he formed heaven
and earth, between them the middle sphere, the eight points of the horizon,
and the eternal abode of the waters.
(Tạm dịch: Và từ hai nửa đó ngài tạo ra trời và đất, ở giữa
là quả cầu trung tâm, tám điểm chân trời, và nơi ở có nước)
…
1.24. Time and the divisions of time, the lunar mansions and
the planets, the rivers, the oceans, the mountains, plains, and uneven ground.
(Tạm dịch: Thời gian và sự phân chia thời gian, cung hoàng đạo
và các hành tinh, sông biển, đồi núi, đồng bằng và nền đất mấp mô.)
…
- Đây là 1 phiên bản điện tử Manusmriti cho người cần tham khảo: https://ia801301.us.archive.org/23/items/ManuSmriti_201601/Manu-Smriti.pdf
2) Phân tích:
- Đọc qua những đoạn trên, đối chiếu giữa truyền thuyết tạo
thành thế giới của Manusmriti và truyện Bàn Cổ, tôi tin rằng có những điểm
tương đồng rất rõ nét:
+ Thuở trước khi có trời đất, tất cả chỉ là 1 sự hỗn độn.
+ Có 1 quả trứng.
+ Quả trứng nở ra một đấng nguyên thủy (Brahman hay Bàn Cổ).
+ Đấng nguyên thủy chia ra trời và đất.
+ Đấng nguyên thủy tạo ra vạn vật.
- Về ngôn ngữ, Brahman là chữ phiên âm tiếng Anh, đọc là
Bra-mơn (hay Bra-man).
+ Khi đọc Bra-man, nếu áp dụng cách đọc phản thiết được ghi
trong sách ‘Thuyết văn giải tự’ (đã trình bày trong nhiều bài viết trước), thì
hai âm Bra-man đọc đơn âm lại sẽ là Ban, đồng âm Bàn của Bàn Cổ!
+ Cũng theo cách đọc phản thiết, Bàn-Cổ = Bổ. Tôi tin rằng âm
“bổ”, “bủa” đã tạo nên âm “búa” và biến âm thành “phủ” (斧) với truyền thuyết về cây búa ‘Khai
Thiên Phủ’ ở trên. (Chữ Phủ斧 nghĩa là cây búa, là loại chữ hình thanh, dùng âm của
chữ Phụ父, còn bộ Cân斤 để chỉ nghĩa)
+ Tưởng tượng cây búa mà đập xuống tảng đá, ra 1 tiếng
‘Bang’, đó là ‘Bàn’ Cổ, là tiếng Big ‘Bang’ khai thiên lập địa. (lưu ý: âm
thanh này mang tính tượng trưng)
+ Theo bà Blavatsky trong Isis Unveiled (quyển II, chương I),
trích dẫn Berosus, thì cả El (Do Thái), Bel, Belitan, Mithra, hay Zervana (khái
niệm ‘ba ngôi một thể’ ở khu vực Lưỡng Hà, chi tiết xem thêm phần phụ chú bên
dưới) đều có tên pathr, the Father, tức là Ba (cha). Ta thấy có sự tương đồng ở
đây: Bàn-Cổ (thiết) = Bố, và Brahman cũng là âm Brah hay Ba.
+ Tóm lại, Bàn Cổ có thể được xem là Thượng Đế, God,
Đấng Sáng Tạo, ông Trời, hoặc là Nguyên lý đầu tiên tạo ra vũ trụ…
+ Tôi cho rằng sự trùng khớp giữa huyền thoại Bàn Cổ
và Brahman hoàn toàn không phải chỉ là trùng hợp, mà là một dấu vết về một nguồn
gốc chung giữa 2 nền văn minh Bách Việt và Ấn Độ cổ xưa. (Tuy nhiên, để
tránh đi quá xa chủ đề, những luận điểm khác cho nhận định này sẽ được trình
bày dần trong các bài viết khác)
3) Theo Vũ trụ học (cosmology):
- Đối với người có biết sơ lược về Thái Cực, Âm Dương, hay vũ
trụ học… sẽ có thể hiểu về truyền thuyết Bàn Cổ rất thú vị. Tôi xin đề xuất một
góc nhìn như sau:
+ Thuở hồng hoang, hỗn độn là trạng thái mà trong tiếng Anh
dùng chữ Chaos, theo tiếng Hy Lạp χάος.
+ Quả trứng là hình tròn, là cái trống rỗng, tương ứng với số
0 và Vô Cực.
+ Từ hình tròn, chấm một chấm ngay giữa, đó là hình ảnh Bàn Cổ
bên trong quả trứng. Không sinh ra Có. (ngày xưa âm B-V đồng nhất, nên Bàn-Cổ=
Bổ= Vổ= Vô => Vật. Thuở xưa, chưa có gì là Vô, có một cái gì đó rồi thì gọi
là Vật). Do đó, Bàn Cổ/ Brahman đều là ngôi Thái Cực sinh ra từ Vô Cực.
+ Bàn Cổ/ Brahman phân chia Trời Đất, cũng chính là Âm (đất)
và Dương (trời).
+ Có Âm Dương rồi, bắt đầu sinh hóa ra vạn vật.
- Khi tìm hiểu thêm, thì tôi đọc thấy rằng trong quyển “The
secret Doctrine” (xuất bản 1888) của bà Blavatsky (nhà đồng sáng lập Hội
Thông Thiên học thế giới – the Theosophical Society) đã viết về vấn đề này như
sau:
+ Đối với giới huyền bí học, ETHER và Primordial Substance đều
là thực. ETHER là Astral Light (còn gọi là COSMIC IDEATION, tinh thần),
và Primordial Substance là AKASA (còn gọi là COSMIC SUBSTANCE, là vật
chất, có khi dịch sai là AEther), Upadhi của DIVINE THOUGHT.
+ Hai thứ này là Tinh thần và Vật chất, là Alpha và Omega,
nhưng đều chỉ là hai mặt của một Thực tại Tuyệt đối (Absolute Existence).
+ Trong thời kỳ mà người Ấn gọi là Pralaya, Cosmic Ideation
không tồn tại, và Cosmic Substane lại quay trở lại trạng thái nguyên sơ. Những
xung động Manvantara bắt đầu với sự thức tỉnh của Cosmic Ideation (còn gọi là
“Tâm thức Vũ trụ” – Universal Mind), đồng thời và song song với sự nổi lên của
Cosmic Substane.
+ Ảo giác Vật chất đó được gọi là Chaos, với hình ảnh ẩn dụ
là nước, và được thai nghén bởi Tinh thần.
+ “Here we find, as in all genuine philosophical
systems, even the "Egg" or the Circle (or Zero), boundless Infinity,
referred to as IT,* and Brahma, the first unit only, referred
to as the male god, i.e., the fructifying Principle. It is or 10 (ten) the
Decade. On the plane of the Septenary or our World only, it is called Brahma.
On that of the Unified Decade in the realm of Reality, this male Brahma is an
illusion… This creative Brahma, issuing from the mundane or golden egg, unites
in himself both the male and the female principles. He is, in short, the same
as all the creative Protologoi.”
- Với kiến thức rộng lớn về huyền học của mình, bà Blavatsky
đã đối chiếu và giảng giải thêm vấn đề này theo các góc nhìn triết học của Ấn
giáo, Ai Cập giáo, Do Thái giáo, Hy Lạp cổ… Độc giả quan tâm có thể tham khảo
thêm trong ‘The Secret Doction’, quyển I, phần II, chương III. Primordial
Substance and Divine Thought và chương IV. Chaos- Theos- Kosmos…
4) Sử dụng biểu tượng (symbol):
- Theo ‘The Secret Doctrine’, các biểu tượng tương ứng cho
quá trình hình thành vũ trụ như sau:
+ Một vòng tròn trống rỗng, biểu tượng quả trứng (mundane
egg) (quả trứng nằm trong nước – nước là hình ảnh biểu tượng cho vật chất sơ
khai – primordial substance)
+ Trong vòng tròn có một chấm, đó là thực tại nguyên thủy,
nguyên nhân đấu tiên của vạn vật (cũng gọi là Monad).
+ Dấu chấm kéo thành một đường ngang ở giữa vòng tròn, có thể
hiểu là âm dương phân tách và cân bằng. (tuy nhiên, bà Blavatsky giải thích đó
là biểu tượng của tính Mẹ thiêng liêng, nằm trong vòng tròn tuyệt đối)
+ Thêm một đường dọc giữa vòng tròn, bà gọi đó là ‘chữ thập
trần tục’ (mundane cross). Ta cũng có thể xem đây là biểu tượng của Tứ tượng, tức
là âm dương đã tương tác, để bắt đầu sinh hóa vạn vật.
- Một điều thú vị khác là bà Blavatsky cũng trích dẫn quyển
‘Asgard and the Gods: The renewal of the World’, cho biết rằng trong thần thoại
Bắc Âu, cây búa Mjolnir (Miolnir) của Thor là một thần khí được dùng để
tạo ra trời mới và đất mới!
+ Nguyên văn: “Then came the sons of Thor. They brought
Miolnir with them, no longer as a weapon of war, but as the hammer with
which to consecrate the new heaven and the new Earth”.
+ Điều này trùng hợp rất thú vị với cây búa Khai Thiên Phủ của
Bàn Cổ, được xem là một trong ‘Thượng cổ thập đại thần khí’ theo truyền thuyết.
+ Và cũng theo bà Blavatsky, biểu tượng chữ vạn Swastika
(Swastica), chữ Tau Ai Cập tương đương nhau, mà chữ Tau cũng biểu tượng cho cây
búa của Thor! (Ghi chú: bên trong chữ Cân斤 nghĩa là cây rìu/ búa, cũng có nét T)
+ Hai cây búa đặt chéo thì thành hình chữ thập, kéo thêm 4 vạch
tượng trưng cho sự xoay tròn thì ra hình chữ vạn Swastika. Ngày nay, các Grand
Master của Hội Tam Điểm (Freemasonry hay Masonry) cầm một cây búa gọi là cái vồ
(mallet).
+ Cây búa cũng là biểu tượng của người thợ xây (cũng là nghĩa
của chữ ‘Masonry’), và bên Tây cũng xem Thượng Đế là 1 kiến trúc sư vĩ đại đã
xây dựng vũ trụ này.
- Biểu tượng học có nhiều điểm thú vị, bởi lẽ biểu tượng có
trước chữ viết. Do đó ngày xưa 1 biểu tượng có thể dùng để lưu giữ và truyền đạt
rất nhiều ý tưởng (cũng giống các truyền thuyết, miễn là có ‘chìa khóa’
để giải mã và hiểu vấn đề). Trong phạm vi bài này chỉ minh họa một số ý, độc giả
nào quan tâm có thể đọc quyển ‘The Secret Doctrine’ của bà Blavatsky để tìm hiểu
thêm.
IV. Phụ lục:
1) Nhận định của tác giả Nhạn Nam Phi:
Tác giả Nhạn Nam Phi có viết qua 1 số ý về Bàn Cổ trong bài
“Khảo cứu Bách Việt sử: Những lớp bụi mờ của lịch sử”:
- Bàn – Cổ 盤古là Bầu hay Bồ, Bùa là “ Bàn – Cổ” chỉ là Phiên âm của ngôn ngữ
xưa còn là đa âm. “ hổn độn chi sơ, Bàn – cổ thủ xuất” nghĩa là… diễn giải của
con người về thuở ban sơ của vũ trụ khi tạo Thiên lập địa là “ Thời kỳ ban đầu,
bầu trời xuất hiện… “ … vậy thôi!
-盤-
Bàn nghĩa cỗ là “ cái Đĩa” / đọc là Boá! : mượn âm chữ ban và bên dưới là cái
bàn ! Mà cái “ bàn” ngày xưa là “ cái đĩa” ! Bên English : pan là cái chảo có
hình như cái Đĩa ! Ngoài ra : bên Hy lạp “ Pan” / như Bàn của BÀN CỔ lại là “
god” là gốc là chúa trời của tất cả...
2) Nhận định của Paul Carus:
2) Nhận định của Paul Carus:
- Theo Paul Carus (một học giả người Đức, tác giả quyển ‘The
Gospel of Buddha’), truyền thuyết Bàn Cổ có thể là một phiên bản xuất phát từ
huyền thoại Tiamat ở Babylon cổ vùng Lưỡng Hà. (https://en.wikipedia.org/wiki/Pangu#Origin)
- Theo huyền thoại, Tiamat là vị nữ thần biển nguyên thủy, là
biểu tượng của hỗn mang (chaos). Về sau Anu (hoặc Marduk hoặc Enlil tùy phiên bản)
giết chết Tiamat và trở thành vua các vị thần. Tiamat bị bổ đôi, trở thành trời
và đất, nước mắt thành 2 dòng sông (lưỡng hà), đuôi trở thành dải ngân hà. (https://en.wikipedia.org/wiki/Tiamat#Mythology)
- Như vậy, đúng là câu chuyện về Anu và Tiamat có nhiều nét
giống truyện Bàn Cổ và Brahman. Có khả năng Tiamat là chaos, là biển
vật chất sơ khai (primordial substance) như bà Blavatsky đã giải thích (biểu tượng
là nước/ nước biển), và Anu tương ứng với Bàn Cổ/ Brahman.
3) Tam vị nhất thể:
- Khái niệm Tam vị nhất thể, Ba ngôi một thể… được gọi là
Trinity (hay Triune), là một khái niệm thuộc về Thần học Cơ Đốc giáo, trong đó
Chúa Trời (God) có 3 đặc tính, hay 3 mặt, là Cha (the Father), Con (the Son),
và Thánh Linh (the Holy Spirit). Tuy 3 nhưng 1, tuy 1 mà 3 (khác nhau về cách
biểu hiện, vai trò, nhưng lại chỉ là 3 khía cạnh của 1 thực thể duy nhất).
- Tuy nhiên, không phải chỉ mình Cơ Đốc giáo, mà
các tôn giáo, học thuyết xa xưa khắp nơi trên thế giới đều có khái niệm này.
+ Thông Thiên Học gọi đơn giản là Thượng Đế ngôi 1 (the First
Logos - Will), Thượng Đế ngôi 2 (the Second Logos – Love/Wisdom), Thượng Đế
ngôi 3 (the Third Logos – Creative Intelligence). (https://theosophy.wiki/en/Logos)
+ Lão giáo: Ngọc Thanh, Thái Thanh, Thượng Thanh (gọi là Tam
Thanh: https://vi.wikipedia.org/wiki/Tam_Thanh_(Đạo_giáo)
+ Theo Dịch học, thì đó (có thể) là Thái Cực, Lưỡng Nghi, Tứ
Tượng hoặc (có thể) là Thái Cực, Dương, Âm. (và như đã nói: Bàn Cổ có
thể là ứng với ngôi Thái Cực)
+ Phật giáo: A Di Đà (Amitabha, hoặc Adi Buddha), Quán Thế Âm
(Avalokitesvara), Đại Thế Chí (Mahāsthāmaprāpta) đại diện cho Bi – Trí –
Dũng.
+ Ấn Độ giáo gọi là Brahma, Vishnu, Shiva. (còn gọi là
Trimurti: https://en.wikipedia.org/wiki/Trimurti)
+ Thần thoại Hy Lạp: Zeus, Poseidon, Hades.
+ Bái Hỏa giáo Ba Tư (Zoroastrianism): Ormazd, Mithra, Ahriman
(Isis Unveiled, quyển II, chương I, mục ‘Doctrine of the trinity of Pagan
Origin’).
+ Mexico: Yzona, Bacab, Echvah (Isis Unveiled, quyển II,
chương I, mục ‘Doctrine of the trinity of Pagan Origin’).
4) Bàn Cổ và Thông Thiên Học (Theosophy):
- Trong Theosophy, có sử dụng khái niệm Manu từ Ấn Độ, là ông
tổ của toàn bộ loài người, hoặc mỗi một chủng tộc, tùy trường hợp.
- Thông thường các nhà Thông Thiên Học Việt Nam dùng chữ ‘Bàn
Cổ’ để dịch chữ Manu. (Ví dụ quyển ‘Con đường của người đệ tử’ dịch từ ‘The
Path of Discipleship’ của tác giả Annie Besant: http://thongthienhoc.com/bai%20vo%20conduongcuanguoidetu.htm)
- Tuy nhiên, vì những phân tích ở trên, tôi cho rằng sự phiên
dịch này đã bị sai. Nếu phải lấy tên 1 vị thần trong truyền thuyết để dịch chữ
Manu, tôi nghĩ chữ Phục Hy sẽ hợp hơn (sẽ phân tích trong phần tiếp theo, chung
với Nữ Oa). Tuy nhiên, điều này cũng chưa hẳn đã đúng, do đó, có lẽ cứ gọi Manu
là Manu cho đơn giản, không làm phát sinh thêm ngộ nhận không cần thiết theo thời
gian.
5) Truyền thuyết của Đạo giáo liên quan đến Bàn Cổ:
Theo truyền thuyết Đạo Giáo, thuở sơ khai chưa có trời đất, trước
cả hỗn mang, chỉ mới có cái nguyên khí huyền bí, (Thái cực hỗn nguyên) có vị Nguyên
Thủy Thiên Vương, Nguyên Thủy nghĩa là cái gốc đầu tiên. Nguyên Thủy Thiên
Vương chưa phải hẳn là vị thần, mà chỉ là nguyên lý sơ khai. Khi hình
thành Thái cực, có Âm Dương, thì thể chất Nguyên Thủy
Thiên Vương ngưng kết thành Bàn Cổ tạo ra trời đất, mà linh thể
phân làm ba trở thành Nguyên Thủy Thiên Tôn, Linh
Bảo Thiên Tôn, Đạo
Đức Thiên Tôn,
là bậc tối cao vô thượng của cả vũ trụ. Bàn Cổ thì chết đi, nhưng linh thể
Thiên Tôn thì tồn tại mãi mãi. Nguyên Thủy Thiên Tôn có hai sư đệ là Linh
Bảo Thiên Tôn và Đạo
Đức Thiên Tôn tạo
thành Tam Thanh.
PHẦN
B: TRUYỆN PHỤC HY – NỮ OA
Trong phần B này, gồm các mục sau:
I. Phục Hy - Nữ Oa trong các ngôn ngữ
II. Các truyền thuyết về Phục Hy - Nữ Oa
III. Phân tích truyền thuyết Phục Hy – Nữ Oa
IV. Phân tích hình tượng Phục Hy – Nữ Oa theo vũ trụ học
V. Biểu tượng ‘đầu người thân rồng’
VI. Phụ lục
Các phần I, II, III phân tích truyền thuyết Phục Hy – Nữ Oa về
tính biểu tượng và ngôn ngữ. Phần IV, V dành cho những nhà nghiên cứu về vũ trụ
học, thần học… nên các độc giả không quan tâm có thể bỏ qua. Phần VI là một số
phụ lục mở rộng.
I. Phục Hy - Nữ Oa trong
các ngôn ngữ:
Tiếng Việt hiện đại viết bằng chữ Latin và chữ Nho:
- Phục Hy còn có các tên: Phục Hy (伏羲), Bào Hy (庖羲), Bao Hy (包羲), Mật Hy (宓羲), Hy Hoàng (羲皇), Hoàng Hy (皇羲), Thái Hạo (太昊)…
- Nữ Oa: Nữ Oa (女娲), Oa Hoàng (媧皇), Nữ Hi thị (女希氏), Nữ Oa nương nương (女媧娘娘)…
Trong tiếng Anh:
- Phục Hy: chữ Phục Hy vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 các
phiên âm tiếng Anh thường phiên âm là Fohi (‘The Secret
Doctrine’, H. P. Blavatsky, 1888), Fuh-hi (‘Chinese thought’,
Paul Carus,1907), về sau thì có thêm cách phiên âm Fuxi. (Đây là 1
trường hợp tiếng Bắc Kinh bị biến đổi (có thể là theo tiếng Mãn Châu) mà tôi đã
có trình bày trong các bài viết trước)
- Chữ Bào Hy ngày nay tiếng Anh phiên âm là Paoxi.
- Chữ Nữ Oa thì được phiên âm là Nuwa, hay Nugua.
Oa Hoàng thì là Wahuang.
II. Các truyền thuyết về
Phục Hy - Nữ Oa:
1) Tổng quan:
Theo huyền sử Trung Hoa (Bách Việt), Phục Hy và Nữ Oa là 2 vị
vua thời thượng cổ:
- Sách Vận Đẩu Xu và Nguyên Mệnh Bao cho rằng Phục Hy, Nữ Oa
là 2 trong Tam Hoàng (Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông).
- Sách Lễ Ký cho rằng Phục Hy, Nữ Oa là 2 trong Ngũ Đế (Hữu
Sào, Toại Nhân, Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông).
Tuy nhiên, cũng có những truyền thuyết rằng Phục Hy
và Nữ Oa là 2 con người đầu tiên, thủy tổ của loài người. Wikipedia viết
như sau: “Theo Sơn hải kinh, Phục Hy và Nữ Oa lại là một người bình thường
sống ở một ngọn núi hư cấu mang tên Côn Lôn. Một ngày, họ đốt lửa ở hai nhánh
cây khác nhau và tự dưng 2 ngọn lửa lại hòa làm một. Từ đó, họ quyết định trở
thành vợ chồng. Cả hai nặn hình người đất và ban sự sống cho chúng, từ người đất
thì loài người đã được sinh ra” (https://vi.wikipedia.org/wiki/Phục_Hy)
Cũng có thuyết cho rằng Phục Hy và Nữ Oa là 2 vị thần (anh
em) do Bàn Cổ sinh ra, có đầu người mình rắn, và sau lấy nhau và
sinh ra loài người. (https://en.wikipedia.org/wiki/Fuxi)
Phục Hy cũng được cho là người đã quan sát trời đất, hoặc là
nhìn thấy hình Hà Đồ trên lưng con Long Mã, và sáng tạo ra Bát Quái,
cái gốc của Kinh Dịch. (https://vi.wikipedia.org/wiki/Bát_quái)
Còn Nữ Oa thì có thêm những truyền thuyết nổi tiếng như ‘đội
đá vá trời’, và được xem là vị thần tạo ra chế độ hôn nhân. (https://vi.wikipedia.org/wiki/Nữ_Oa)
2) Một số bức tranh cổ về Phục Hy – Nữ Oa:
Hình số 1 - Tranh (tường) Phục Hy – Nữ Oa đời Hán
(206 B.C.E. – 220 C.E.)
Hình số 2 - Tranh (tường) Phục Hy – Nữ Oa tại mộ cổ ở Tứ
Xuyên
Hình số 3 - Tranh Phục Hy – Nữ Oa đào được ở Tân Cương
Hình số 4 - Tranh Phục Hy – Nữ Oa giữa thế kỷ VIII (đời Đường)
III. Phân tích truyền
thuyết Phục Hy – Nữ Oa:
1) Phân tích của một số nhà nghiên cứu trong quá khứ:
Bài viết ‘Nüwa and Fuxi in Chinese Mythology: Compass &
Square’ của tác giả Bryce Haymond, đăng trên web Temple Study ngày 17/09/2008
đã phân tích hình tượng Phục Hy – Nữ Oa khá thú vị:
- Tác giả cho rằng hình tượng Phục Hy/ Nữ Oa là biểu tượng của
các cặp khái niệm:
+ Dương/ Âm;
+ Đàn ông/ Đàn bà;
+ Chồng/ Vợ; Cha/ Mẹ; Anh/ Em;
+ Thần nam/ Thần nữ; Thần mặt trời/ Thần mặt trăng
+ Adam/ Eva.
- Tác giả cũng dẫn lời của Alfred Schinz trong quyển ‘The
Magic Square: Cities in Ancient China’, rằng trong các bức tranh cổ, Phục Hy cầm
cây thước thợ mộc (củ xích矩尺), còn Nữ Oa cầm cây com-pa (viên quy圓規), và phân tích rằng 2 dụng cụ này tượng
trưng cho Trời – Đất, Nam – Nữ… và tiếng ghép của chúng tạo thành chữ Quy Củ, với
ý nghĩa của sự cai trị, trật tự, hòa hợp. Và như vậy, các bức tranh tượng trưng
cho Âm và Dương, và sự cân bằng, hòa hợp.
Đồng quan điểm với các nhà nghiên cứu trên, tuy nhiên, tác giả
Nhạn Nam Phi thì cho rằng 2 vật mà Phục Hy và Nữ Oa cầm lại là 2 chòm sao ngay
bên dưới cánh tay 2 người. Ông cho rằng bên dưới Phục Hy là chòm sao Bắc Đẩu
(có 7 sao) và Nữ Oa là sao thái cực/ lưỡng nghi (có 2 sao). (Chú thích: xem
hình số 4 ở trên) Và như vậy, ngoài việc hình Phục Hy – Nữ Oa tượng trưng cho
Lưỡng Nghi của Thái Cực, thì ‘thân rắn của Phục Hy và Nữ Oa chính là đường chuyển
động của các ngôi sao theo hình xoắn ốc khi ‘đi’ trong hệ ngân hà trong vũ trụ’.
Nhận xét của người viết:
- Theo người viết, các phân tích của các nhà nghiên cứu
trên đều đúng về cơ bản, và đã giải thích được tương đối ý nghĩa của truyền
thuyết Phục Hy – Nữ Oa.
- Tuy nhiên, người viết cho rằng trong việc phân tích huyền
thoại chúng ta không nên quá chú trọng vào chi tiết, vì nhiều lý
do:
+ Trong các huyền thoại gần như luôn luôn có sự thêm thắt,
thêu dệt, do đó các triết lý, biểu tượng có thể đan xen với sự tưởng tượng, hư
cấu.
+ Việc cho rằng Phục Hy – Nữ Oa cầm thước, com-pa, hay các
chòm sao… đều không có gì chắc chắn, bởi lẽ các bức hình đều khác nhau ít nhiều,
có hình thì Nữ Oa không cầm gì cả (hình số 1), có hình thì Phục Hy - Nữ Oa cầm
hai vật rất lạ (hình số 2), có hình thì nhìn như cây kéo (hình số 3), thậm chí
trong một số hình khác, Nữ Oa cầm một cái gì đó giống 1 hình chữ thập…
+ Ngoài ra, vấn đề còn nằm ở niên đại và tác giả của các bức
vẽ. Bởi lẽ tác giả của những bức vẽ trên chưa chắc đã là những đạo gia cao cấp,
hiểu rõ cặn kẽ ý nghĩa của truyền thuyết Phục Hy – Nữ Oa về mặt vũ trụ học, mà
có thể chỉ là những bức tranh dựa trên những hình mẫu có sẵn của thời đó, và
thêm thắt chút đỉnh.
2) Phân tích về mặt ngôn ngữ:
Bằng hiểu biết về ngôn ngữ của mình, nhà nghiên cứu Nhạn Nam
Phi đã giải nghĩa tên gọi Phục Hy – Nữ Oa, và chứng minh tại sao Phục Hy – Nữ
Oa lại tượng trưng cho những khái niệm ở trên:
- Tại sao là “oa” ? Hoa, hoá - khuynh hướng âm câm của
“H” tạo ra “Oa” hoặc là Eva. Mà nữ là “Oa” thì thêm vào là “女咼-nữ Oa”. Khi đã thành ra “nữ Oa” rồi
thì luôn gọi là “nữ - Oa = 媧”. Bản thân 1 chữ xưa nầy đã là “nữ Oa - 媧” không cần viết là “女媧- nữ Oa”.
- 月 -
Nguyệt , Triều Châu nay đọc là “qué” cũng đúng là chữ “hoá” / “hoé” - 化 như các nhà nghiên cứu ngôn ngữ
bên TQ đã sưu tầm “lý lịch” tại sao có “Oa” là từ âm “hoá” ! - Hoá ! Xưa là Hoé
và biến thành “qué” / Triều Châu ! * Hoé luôn đi kèm mé: hoé mé - 血脈 ( Triều Châu ) = huyết mạch /
huyết “mẹch” / Mẹk = Mẹ (cũng như tên sông “Mekông”)
- Oa là nguyệt và hy là HEAT (English)
/ mặt trời. Oa / qua / que / qué - ngoa / ngoe / ngoé / nguyệt
- 月. (Từ “ nữ” + “ oa” càng thấy ý của
âm n / hay ng + thêm vào để đọc âm “nguyệt”)
(Chú thích: heat/ dịch/ nhiệt/ nhật. Từ 2 biến âm này ta nhìn
thấy được mối liên hệ ngôn ngữ giữa Phục Hy với mặt trời/ dương và Nữ Oa với mặt
trăng/ âm)
Người viết cho rằng các phân tích rất hợp lý, và cũng muốn bổ
sung thêm một vài ý như sau:
- Trong tiếng Anh gọi là Eve (/i:v/), nhưng tiếng Latin là Eva
(đọc là E-va hay E-wa/ E-qua giọng miền Nam), từ tiếng Hy Lạp Εὔα (ê-wa/
ê-qua), từ tiếng Hebrew (Do Thái) là חַוָּה (ḥawwā), đọc nghe như
kha-va hay ha-va. Ngày xưa, các âm [v] và [u], [w] gần giống nhau và dễ bị biến
đổi, do đó các âm ‘va’, ‘qua’, ‘oa’, ‘hoa’ xem như cùng 1 gốc. Như vậy, ta
nhìn thấy được mối liên hệ ngôn ngữ của (Nữ) Oa và Eva.
- Nữ Oa, theo cách đọc phản thiết thì Nữ+Oa = Noa. 2 âm [n]
và [m] thường lẫn lộn, nên nếu cho rằng Noa là Moa, thì đó chính là Móa,
Má 媽 , là Ma, là Mẹ. Bà Nữ-Oa
chính là bà Má đầu tiên của toàn thể nhân loại!
- Nếu Nữ Oa đã là Má, thì Phục Hy phải là Ba. Âm
‘Phục’ có khả năng là âm ‘Phụ’ đọc nặng (Phụ 父 = Father/ Pa = bố, ba = cha).
Phục Hy cũng gọi là Bào Hy, âm ‘Bào’ có thể cũng chính là ‘Ba’.
Nhận xét: Việc phân tích ngôn ngữ giúp
- Góp phần chứng minh mối liên hệ giữa Phục Hy – Nữ Oa và
Dương – Âm, Trời – Trăng, Ba – Má, Adam – Eva… bởi vì đó là những chứng cứ cụ
thể, xác thực, chứ không phải chỉ là những suy diễn mang tính chủ quan.
- Nhìn thấy thêm được những điểm chung về ngôn ngữ giữa các
nơi trên thế giới. Những điểm chung này chính là những manh mối góp vào việc
nghiên cứu nguồn gốc con người, lịch sử hình thành và phát triển của các dân tộc,
các nền văn minh trên thế giới.
IV. Phân tích hình tượng
Phục Hy – Nữ Oa theo vũ trụ học:
1) Phục Hy là Heavenly Man: (tạm dịch: Thiên nhân)
Trong quyển ‘The Secret Doctrine’ của bà Blavatsky, có 1 đoạn
viết về Phục Hy như sau:
“In China the men of Fohi (or the "Heavenly
Man") are called the twelve Tien-Hoang, the twelve
hierarchies of Dhyanis or Angels, with human Faces, and Dragon
bodies; the dragon standing for divine Wisdom or Spirit**; and they
create men by incarnating themselves in seven figures of clay -- earth
and water -- made in the shape of those Tien-hoang,a third allegory; (compare
the "Symbols of the Bonzes"). The twelve AESERS of the Scandinavian
Eddas do the same.
…All these allegories point to one and the same origin --
to the dual and the triple nature of man; dual, as male and female; triple --
as being of spiritual and psychic essence within, and of a material fabric
without.”
Tạm dịch:
“Ở Trung Hoa những người của Phục Hy (hay là
“Thiên Nhân”) được gọi là mười hai Thiên Hoàng, mười hai cấp
bậc Dhyanis hay Thiên Thần, với mặt người và mình rồng; rồng tượng
trưng cho Minh Triết thiêng liêng hay Tinh thần; và họ tạo ra con người bằng
cách đầu thai chính họ vào bảy hình thù đất sét – đất và nước – được tạo thành
từ hìnhdáng của Thiên Hoàng, một phép ẩn dụ thứ ba; (so sánh với “Symbols of
the Bonzes”). Mười hai AESERS của Eddas xứ Scandinavia cũng vậy.
…Tất cả những phép ẩn dụ này đều trỏ về một nguồn gốc duy
nhất – về bản chất hai phần và ba phần của con người; hai phần, nam và
nữ; ba phần – là một thực thể gồm tinh thần và linh hồn bên trong, và một cơ thể
vật chất bên ngoài.”
Nhận xét:
- Cách bà Blavatsky nói về Phục Hy khá lạ, đó là Phục Hy có
12 người (có lẽ là con cái) gọi là Thiên Hoàng (sách không chú giải rõ chữ
Tien-Hoang, nhưng có thể suy đoán đó là phiên âm của chữ Thiên Hoàng 天皇 hay Tianhuang; cách phiên âm của
bà Blavatsky có vẻ giống tiếng Việt hiện đại), cũng đầu người mình rồng (rắn)!
Cách mô tả có 12 Thiên Hoàng đầu người mình rồng khá lạ. Tuy nhiên, khi tìm hiểu,
thì:
+ Theo ‘Sử ký’ của Tư Mã Thiên, Thiên Hoàng có mười hai đầu,
làm phép để Trái đất đầy nước; hoặc Thiên Hoàng có mười hai người con phụ ông
cai trị thế giới. (nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/Heavenly_Sovereign)
+ Theo ‘The Three Sovereigns Tradition’ của Dominic Emanuel
Steavu và Balint, thì Thiên Hoàng có nhiều đầu người và thân rắn. (‘The Three
Sovereigns Tradition’, năm 2010, trang 222).
+ Như vậy, đúng là tùy theo phiên bản của truyền thuyết, mà
Thiên Hoàng có đầu người mình rồng (rắn), có thể là 1 người 12 đầu, hay 12 người,
hay 12 đời…
- Điều quan trọng là: bà Blavatsky cũng xác nhận rằng Phục
Hy đồng nhất với khái niệm ‘Heavenly Man’ (tạm dịch: ‘Thiên Nhân’).
2) Khái niệm ‘Heavenly Man’ (Thiên Nhân):
Trong ‘The Secret Dotrine’ có một số đoạn liên quan đến khái
niệm này như sau:
- “And Elohim spoke; Let there be Light, and it was Light' .
. . Light, then, in Genesis stood for the Androgyne Ray or "Heavenly Man."
Tạm dịch: “Và Thượng Đế nói: Hãy có Ánh sáng; và
Ánh sáng xuất hiện. Như vậy, Ánh sáng, trong Sáng thế ký đại diện cho Tia lưỡng
tính, hay ‘Thiên Nhân’.
- “The "Heavenly Man" (Tetragrammaton) who is
the Protogonos, Tikkoun, the firstborn from the passive deity and the first
manifestation of that deity's shadow, is the universal form and idea, which
engenders the manifested Logos, Adam Kadmon, or the four-lettered symbol, in
the Kabala, of the Universe itself, also called the second Logos. The second springs
from the first and develops the third.”
Tạm dịch: ‘Thiên Nhân’ (Tetragrammaton) cũng là Protogonos,
Tikkoun, là thực thể đầu tiên sinh ra từ thượng đế thụ động và là sự
biểu lộ đầu tiên của cái bóng vị thượng đế đó, là hình ảnh và ý tưởng vũ trụ,
sinh ra Thượng Đế biểu lộ, Adam Kadmon, hay biểu tượng 4 chữ cái (trong Thần học
Do Thái Kabala) của chính Vũ trụ, cũng gọi là Thượng Đế ngôi hai. Cái thứ hai
sinh ra từ cái thứ nhất và sinh ra cái thứ ba.”
- “In its third aspect it becomes Vach, the daughter and the
mother of the Logos, as Isis is the daughter and the mother of Osiris, who is
Horus; and Mout, the daughter, wife, and mother of Ammon, in the Egyptian
Moon-glyph. In the Kabala, Sephira is the same as Shekinah, and is, in another
synthesis, the wife, daughter, and mother of the "Heavenly man," Adam
Kadmon, and is even identical with him, just as Vach is identical with Brahma,
and is called the female Logos.”
Tạm dịch: Trong khía cạnh thứ ba nó trở thành Vach (ghi chú: Ấn
Độ giáo), con gái và mẹ của Thượng Đế, cũng như Isis (ghi chú: Ai Cập giáo) là
con gái và mẹ của Osiris (cũng là Horus); và Mout, con gái, vợ, và mẹ của
Ammon, trong chữ tượng hình Mặt trăng của Ai Cập. Trong Thần học Do Thái
Kabala, Sephira cũng là Shekinah, và là vợ, con gái, và mẹ của ‘Thiên Nhân’,
Adam Kadmon, và cũng đồng nhất với ngài, cũng như Vach đồng nhất với Brahma, và
được gọi là nữ Thượng Đế.
- “…it is only the "Heavenly Man," Adam Kadmon, of
the first chapter of Genesis, who is made "in the image and likeness of
God." Adam, of chapter ii., is not said to be made in that image nor in
the divine likeness, before he ate of the forbidden fruit. The former Adam is
the Sephirothal Host; the second Adam is the Mindless first human Root-race;
the third Adam is the race that separated, whose eyes are opened.”
Tạm dịch: “…chỉ có ‘Thiên Nhân’, Adam Kadmon, trong chương một
Sáng Thế Ký, là người được ‘tạo ra từ hình ảnh của Thượng Đế’. Adam trong
chương ii, thì không hề được nói là được tạo ra từ hình ảnh hay tính thiêng
liêng đó, trước khi anh ăn trái cấm. Adam trước là một Sephiroth; Adam thứ nhì
là Người nguyên thủy của chủng tộc đầu tiên; Adam thứ ba là chủng tộc nhánh, đã
mở mắt.”
Phân tích:
- Theo bà Blavatsky, có sự khác biệt giữ Adam Kadmon và Adam,
con người đầu tiên:
+ Adam Kadmon là hình ảnh thiêng liêng do Thượng Đế tạo ra giống
với chính Ngài, còn Adam chỉ là 1 con người nguyên thủy đầu tiên (bằng xương bằng
thịt).
+ Bản tiếng Anh của Sáng Thế Ký (http://www.vatican.va/archive/bible/genesis/documents/bible_genesis_en.html) như sau:
(chương i) [1:27] “So God
created HUMANKIND in his image, in the image of God he created
them; male and female he created them.”.
(chương ii) [2:7] “Then the LORD God formed MAN from
the dust of the ground”.
Như vậy, rõ ràng nếu ‘humankind’ trong câu [1:27] và ‘man’
trong câu [2:7] đều có nghĩa là ‘con người’ thì 2 câu bị trùng nghĩa, điều này
không hợp lý. Theo cách giải thích của bà Blavatsky, có vẻ như bản dịch tiếng
Anh đã cố ý đơn giản hóa vấn đề và diễn dịch một cách chủ quan; vị trí của chữ
‘humankind’ trong câu [1:27] phải là ‘Adam Kadmon’ hay ‘Heavenly Man’, còn
‘man’ trong câu [2:7] đúng là Adam, người đàn ông đầu tiên. Trong tài
liệu Do Thái cổ Talmud cũng có nêu ý kiến của Rabbi Akiva tương tự như
vậy (nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/Adam_Kadmon).
- Như vậy, nếu như ở phần II người viết có nêu các ý kiến rằng
Phục Hy – Nữ Oa tượng trưng cho Dương – Âm, Adam – Eva, thì ở đây cần phải xác
định chi tiết hơn:
+ Dương và Âm là 2 khí nguyên thủy, và đã biến hóa thành vô số
biểu hiện trong vũ trụ này: Trời – Đất, Sáng – Tối, Ngày – Đêm, Nam – Nữ, Chồng
– Vợ, Adam – Eva…
+ Adam và Eva là người đàn ông và đàn bà đầu tiên của thế giới.
Tuy nhiên, Adam không đồng nhất với Dương (tính Nam) mà chỉ là một biểu hiện
thuộc Dương, và Eva cũng không đồng nhất với Âm (tính Nữ) mà chỉ là một biểu hiện
thuộc Âm.
+ Như vậy, Phục Hy – Nữ Oa chính xác là Dương và Âm, là Ánh
Sáng – Bóng Tối mà Thượng Đế đã tạo ra đầu tiên!
+ Như vậy, chính Phục Hy – Nữ Oa đã sinh ra Adam – Eva, người
đàn ông và đàn bà đầu tiên của thế giới.
- Nhờ giải thích của bà Blavatsky, ta có thể hiểu rõ hơn về
Trinity/ Ba ngôi/ Tam vị nhất thể:
+ Brahma là Thượng Đế đầu tiên, ngôi 1 (God the Father). Adam
Kadmon hay Heavenly Man là Thượng Đế ngôi 2 (God the Son). Vach cũng là Isis,
cũng là Thượng Đế ngôi 3 (God the Holy Spirit).
+ Khái niệm Trinity ban đầu gồm có Cha – Mẹ – Con (như Osiris
– Isis – Horus) hay Cha – Con Trai – Con Gái.
+ Câu nói ‘The second springs from the first and develops
the third’ của bà Blavatsky có lẽ đồng nghĩa với một câu trong Đạo Đức
Kinh: ‘Nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật’.
3) Kết luận:
Như vậy: Bàn Cổ ứng với Thái Cực (Thượng Đế ngôi 1),
Phục Hy là Dương (Thượng Đế ngôi 2), Nữ Oa là Âm (Thượng Đế ngôi 3).
V. Biểu tượng ‘đầu người
thân rồng’:
1) Nguồn gốc biểu tượng rồng:
Ở Việt Nam và các nước Đông Á, con rồng được mô tả như là có
hình dạng dài như một con rắn, mình có vảy, nhưng có thêm 4 chân ngắn như chân
chim, có thể bay lên trời hoặc lặn xuống nước…
Hình rồng thời Lý. Nguồn: langmoda.com.vn
Ở phương Tây, con rồng (dragon) thì lại có hình thù to lớn,
không còn giống rắn, cũng có 4 chân, có thêm 2 cánh, bay được và có thể phun lửa.
Tuy nhiên, tra cứu từ điển cho biết chữ rồng tiếng Anh là
‘Dragon’ có nguồn gốc tiếng Latin ‘Draco’, Hy Lạp δράκων cũng có nghĩa là rắn.
(Nguồn: https://en.wiktionary.org/wiki/draco#Latin)
Tranh Hiệp sĩ và Rồng. Nguồn: fineartamerica.com
Ở Ấn Độ và các nước ảnh hưởng văn hóa Ấn như Thái Lan,
Campuchia… rồng chính là Naga, ví dụ như tên của đại sư Nagarjuna được dịch là
Long Thụ (Long là rồng). Naga trong thần thoại được mô tả là loài nửa người nửa
rắn, sống dưới nước. Một số nơi tượng Naga có thân rắn, vảy, đầu giống rồng
Đông Á.
Nghĩa gốc của chữ Naga chính là rắn.
Một tượng Naga ở Thái Lan. Nguồn: britannica.com
Hình khắc Naga tại đền Chennakeshava, Ấn Độ. Nguồn:
academia.edu
Trong Phật giáo, Kinh Muacalinda (thuộc Kinh Tiểu bộ) kể sự
tích: sau khi Đức Phật thành đạo, Ngài ngồi thiền dưới gốc Bồ Đề, thì trời chuyển
mưa bão. Long vương (vua Naga) Mucalinda quấn quanh và che mưa bão cho Đức Phật
trong vòng 7 ngày. Naga cũng xuất hiện ở nhiều nơi trong các kinh Phật khác
như: ‘rắn thần’, ‘rồng’, ‘vua rắn’, ‘long nữ’…
Vua Naga Mucalinda che mưa cho Đức Phật. Nguồn: mahidol.ac.th
Như vậy:
- Nguồn gốc biểu tượng ‘rồng’ các nơi trên thế giới, từ Đông
sang Tây đều xuất phát từ con rắn.
- Trong các hình ‘rồng’ đã khảo sát, có lẽ ‘naga’ của Ấn Độ
là ít bị biến dạng, giữ được hình ảnh và mối liên hệ với rắn nhiều nhất (hình ảnh
‘đầu người thân rắn’ có lẽ có những tính biểu tượng nhất định).
2) ‘Rồng’, ‘rắn’ và ngôn ngữ học:
Rắn: rắn/ xà, snake/ serpent (tiếng Anh), naga (tiếng Ấn/
Sanskrit)
Rồng: rồng/ long, dragon/ drake (tiếng Anh), draco (tiếng
Latin)
Khảo sát sự biến âm giữa các âm này:
- Âm ‘rồng’ và ‘long’ là do biến đổi 2 âm lỏng [r] và [l].
- Âm ‘rắn’ phát âm nhẹ lại biến thành ‘rá’, trong ‘dragon’ và
‘draco’.
- Âm ‘rắn’ đọc nặng biến thành rắk/ rếk của chữ ‘drake’. Nếu
đọc [r] thành [n] (hiện nay ở Việt Nam vẫn có hiện tượng này), thì sẽ là ‘nắn’,
đọc nặng biến thành âm nắk/ nếk của chữ ‘snake’.
- Âm ‘xà’ đọc [a] thành [ơ] (thí dụ giọng miền Trung) thì sẽ
thành ‘xơ’ trong ‘serpent’.
- Xà-rắn, có thể đã biến đổi thành xà-nếk và đọc nhanh ghép lại
trở thành ‘snake’.
- Dragon, phiên âm dra-gờn, ghép lại kiểu phản thiết sẽ thành
‘drờn’, rất gần âm với ‘rồng’.
- Naga tiếng Sanskrit đọc là ná-gờ, còn Ấn Độ đọc ngắn là
‘nág’, cũng gần âm với ‘rắn’ và ‘snake’.
- Chữ ‘nước’ tiếng Việt đã được nhiều nghiên cứu xác định rằng
có các âm cổ là nác/ nã/ lã/ lạc… tức là gần âm với ‘nág’. Điều này lý giải được
tại sao ‘naga’ là rắn, ở dưới nước.
Như vậy, hiểu được quy luật biến đổi âm thanh trong ngôn ngữ,
ta hiểu được tại sao rồng lại xuất phát từ rắn như đã nói ở phần trước (đồng thời
cũng thấy được mối liên hệ ngôn ngữ Đông và Tây).
3) Ý nghĩa của rồng/ rắn trong thần học:
‘Rồng’, ‘rắn’ là những biểu tượng hết sức cổ xưa, và có ý
nghĩa đặc biệt trong thần học cũng như minh triết cổ xưa. Tuy nhiên, theo thời
gian quá lâu, ý nghĩa thực sự của nó gần như đã bị lãng quên.
Một trong những biểu tượng có con rắn phổ biến nhất ngày nay
chính là biểu tượng của ngành y học, được gọi là ‘Cây gậy của Asclepius’,
có 1 con rắn quấn trên cây gậy. Đôi khi người ta nhầm lẫn biểu tượng này với ‘Caduceus’
– cây gậy của Hermes, có 2 con rắn quấn quanh cây gậy.
Biểu tượng ngành y (trái) và hình cây gậy Hermes bị Quân Y Mỹ
dùng nhầm (phải). Nguồn: Wikipedia.
Như vậy, biểu tượng rắn (và rồng) chắc chắn phải có những ý
nghĩa đặc biệt nào đó trong thần học và các tôn giáo cổ.
Bà Blavatsky cung cấp một số chìa khóa để giải mã biểu tượng
rồng/ rắn như sau:
"The "Dragon of Wisdom" is the
One, the "Eka" (Sanskrit) or Saka. It is curious that Jehovah's
name in Hebrew should also be One, Echod… The "One" and the Dragon
are expressions used by the ancients in connection with their respective Logoi.
Jehovah -- esoterically (as Elohim) -- is also the Serpent or Dragon that
tempted Eve, and the "Dragon" is an old glyph for "Astral
Light" (Primordial Principle).”
Tạm dịch: “Rồng Minh Triết là Đấng Duy Nhất, là ‘Eka’
(Sanskrit) hay Saka. Điều lý thú là tên của Jehovah (Thượng Đế) trong tiếng Do
Thái cũng nghĩa là Duy Nhất, Echod. Đấng Duy Nhất và Rồng là những cách mà người
xưa dùng để viết về Thượng Đế. Jehovah – đặc biệt (như là Elohim) – cũng là Con
Rắn hay Rồng đã cám dỗ Eva, và ‘Rồng’ là một biểu tượng cổ cho ‘Ánh sáng
Astral’ (Nguyên lý Nguyên thủy).”
“It was left with the early and ignorant Christian fathers to
degrade the philosophical and highly scientific idea of this emblem (the Dragon)
into the absurd superstition called the "Devil."…
Tạm dịch: “Khi vào tay của các cha cố Công Giáo, ý tưởng đầy
khoa học và triết học của biểu tượng Rồng này đã bị hạ thấp thành mê tín ngớ ngẩn
gọi là ‘Ác Quỷ’”
“The primitive symbol of the serpent symbolised divine Wisdom
and Perfection, and had always stood for psychical Regeneration and
Immortality. Hence -- Hermes, calling the serpent the most spiritual of
all beings; Moses, initiated in the wisdom of Hermes, following suit in
Genesis;… Hence, also, the Hindu serpent Sesha or Ananta, "the
Infinite," a name of Vishnu, whose first Vahan or vehicle on the
primordial waters is this serpent.”
Tạm dịch: “Biểu tượng cổ xưa của rắn tượng trưng cho sự Minh
Triết và Hoàn Thiện thiêng liêng, và luôn mang ý nghĩa Phục Hồi và Bất Tử tâm
linh. Vì vậy – Hermes gọi rắn là thực thể tâm linh nhất; Moses, được điểm đạo với
Hermes, cũng theo đó trong Sáng Thế Ký;… Cũng như vậy, con rắn Sesha hay Ananta
của Ấn Độ giáo, ‘Đấng Vô Biên’, một tên gọi của Vishnu, có Vahan hay linh thể đầu
tiên trên nước nguyên thủy chính là con rắn này.”
Jesus accepted the serpent as a synonym of Wisdom, and this
formed part of his teaching: "Be ye wise as serpents," he
says. "In the beginning, before Mother became Father-Mother, the fiery
Dragon moved in the infinitudes alone" (Book of Sarparajni.) The Aitareya
Brahmana calls the Earth Sarparajni, "the Serpent Queen," and
"the Mother of all that moves." Before our globe became egg-shaped
(and the Universe also) "a long trail of Cosmic dust (or fire mist)
moved and writhed like a serpent in Space."
Tạm dịch: “Jesus chấp nhận con rắn là đồng nghĩa với Minh Triết,
và điều này tạo thành một phần điều ông dạy: “Hãy ngôn ngoan như loài rắn,” ông
nói. “Vào thuở ban đầu, trước khi Mẹ trở thành Cha-Mẹ, con Rồng lửa di chuyển một
mình trong vô tận” (Book of Sarparajni.) Aitareya Brahmana gọi Sarparajni Đất
là “Nữ Hoàng Rắn”, và “Mẹ của tất cả chuyển động”. Trước khi địa cầu của chúng
ta trở thành hình quả trứng (Vũ Trụ cũng vậy) “một vệt bụi Vũ trụ dài (hay màn
sương lửa) di chuyển và quặn thắt như một con rắn trong Không gian.”
“The "Spirit of God moving on Chaos" was symbolized
by every nation in the shape of a fiery serpent breathing fire and light upon
the primordial waters, until it had incubated cosmic matter and made it assume
the annular shape of a serpent with its tail in its mouth --
which symbolises not only Eternity and Infinitude, but also the
globular shape of all the bodies formed within the Universe from that fiery
mist.”
Tạm dịch: “Tinh thần của Thượng Đế di chuyển trên Hỗn nguyên”
đã được biểu tượng hóa bởi tất cả mọi quốc gia trong hình dạng của một con rắn
lửa thở ra lửa và ánh sáng trên nước nguyên thủy, cho đến khi nó đã thụ tinh
toàn bộ vật chất vũ trụ và khiến nó nhận lãnh hình vành khuyên của một con rắn
với cái đuôi trong miệng nó – tượng trưng cho không chỉ Vô Tận và Vô Biên, mà
còn cho hình quả cầu của tất cả những (thiên) thể được tạo ra trong Vũ trụ từ
màn sương lửa đó.”
“They are brought forward as showing (a) the reason why a
full Initiate was called a "Dragon," a "Snake"
a "Naga"; and (b) that our septenary division was used by the
priests of the earliest dynasties in Egypt, for the same reason and on the same
basis as by us.”
Tạm dịch: “Đoạn trích trên nhằm chỉ ra (a) lý do tại sao mà một
Đạo Nhân được gọi là ‘Rồng’, ‘Rắn’, ‘Naga’; và (b) hệ thống thất phân của chúng
ta được các tu sĩ Ai Cập cổ sử dụng với cùng lý do và trên cùng một nền tảng với
chúng ta.”
Như vậy, với một số đoạn trích trên, ta có thể hiểu được rằng
‘Rồng’, ‘Rắn’, ‘Naga’ là biểu tượng cổ xưa cho:
- Thượng Đế (đặc biệt là ngôi 2)
- Sự Minh Triết
- Những Đạo Nhân đã được điểm đạo (và đạt được một phần Minh
triết của Thượng Đế tùy cấp độ, ví dụ như Đức Phật; truyền thuyết rắn Mucalinda
che phủ Đức Phật sau khi thành đạo có thể chính là ẩn dụ cho điều này)
Ngày nay, hình ảnh ‘Rắn ngậm đuôi’ tượng trưng cho Vô Tận và
Vô Biên được sử dụng trong biểu trưng của Hội Thông Thiên học (Theosophical
Society) có lẽ là vì lý do này.
Biểu trưng của Hội Thông Thiên học. Nguồn: Wikipedia
Ngoài ra, có một điều đáng chú ý, đó là nhận xét của tác giả
Nhạn Nam Phi về thân rắn của bức tranh Phục Hy – Nữ Oa tượng trưng cho ‘đường
chuyển động của các ngôi sao theo hình xoắn ốc khi ‘đi’ trong hệ ngân hà trong
vũ trụ’ lại phù hợp với giải thích của bà Blavatsky một cách đáng ngạc nhiên!
4) Kết luận:
Sau khi tìm hiểu ý nghĩa của biểu tượng ‘Rồng’, ‘Rắn’, ta có
thể hiểu được ít nhiều ý nghĩa của hình ảnh ẩn dụ về thân rồng/ rắn của Phục Hy
– Nữ Oa:
- Đó chính là biểu tượng của Thượng Đế: Phục Hy và Nữ Oa
chính là 2 khía cạnh Dương và Âm của Thượng Đế (Bàn Cổ), và cũng đồng nhất với
chính Thượng Đế.
- Biểu tượng cho ‘vũ điệu’ của Dương và Âm sáng tạo thế giới.
VI. Phụ lục:
1) Truyền thuyết về ‘Đại hồng thủy’:
Trong số các truyền thuyết về Phục Hy – Nữ Oa, lại có 1 truyền
thuyết liên quan đến một trận lụt lớn tràn ngập trái đất, Phục Hy và Nữ Oa là 2
anh em, núp trong một quả bầu nên sống sót, và sau đó 2 người phải lấy nhau để
loài người tiếp tục duy trì.
Điều đặc biệt là huyền thoại về trận lụt, trái bầu, 2 anh em
lấy nhau lại là một truyền thuyết rất phổ biến ở Việt Nam và Trung Quốc. Theo một
thống kê thì “Trong 96 truyện thu nhập được tại Đông Nam Á, thì có 63 truyện
nói đến việc cả hai người chui vào quả bầu để lánh nạn”: https://giadinhkhoachi.wordpress.com/2008/08/29/truyen-qu-b-u-m/?fbclid=IwAR37tS1kwhBSlRBosF11cE3xb87tNzmonbusaeNgHw7ahwoG6JAn7f4IWIs
Theo wikipedia tiếng Anh về Bàn Cổ, có cả truyền thuyết (hình
như là của người Choang) nói rằng 2 anh em đó tên là ‘Bàn’ và ‘Cổ’: https://en.wikipedia.org/wiki/Pangu
Người viết cho rằng: Việc tên Bàn Cổ, Phục Hy, Nữ Oa
xuất hiện trong các sự tích này có lẽ chỉ là gán ghép hoặc nhầm lẫn… của
người xưa. Bởi lẽ các câu chuyện này ở một cấp độ rất khác so với huyền thoại
Bàn Cổ, Phục Hy – Nữ Oa đã phân tích ở trên: Bàn Cổ, Phục Hy – Nữ Oa liên quan
đến sự sáng tạo thế giới, còn chuyện ‘Đại hồng thủy’ là thế giới đã có loài người
và có những nền văn mình cổ và con người hoặc một số dân tộc khởi đầu lại sau một
trận lụt lớn.
Tuy nhiên, trong những nhầm lẫn đó, nếu phân tích ta cũng có
thể tìm ra được một số thông tin thú vị:
Theo tác giả Nhạn Nam Phi cũng như nhiều nhà nghiên cứu khác,
Nữ-Oa có thể cũng đồng âm với Noah (cũng là Nuah), là người đã theo lời Thượng
Đế đóng một con tàu lớn duy trì con người và các loài vật qua cơn Đại hồng thủy
(Sáng Thế Ký). Nữ-Oa hay No-ah đọc ghép lại sẽ thành ‘Nã’, một cổ âm của ‘nước’
(nác, lã, lạc…).
Người viết nhận thấy rằng chữ ‘boat’ (nghĩa là
con tàu) đọc là bâu(t), tiếng Ấn là पोत, phiên âm là /po:t/, từ tiếng
Sanskrit पोत (pōta), cũng đồng âm với ‘bầu’. Có lẽ chính vì vậy mà đã xảy
ra nhầm lẫn, khiến cho từ Đông sang Tây đều có câu chuyện về Đại hồng thủy,
nhưng nơi thì kể về ‘con tàu’ (boat), nơi thì kể về ‘trái bầu’!
Trong chữ Nho có chữ Phù浮 nghĩa là nổi, có lẽ cũng là biến âm từ bầu, boat (nổi
trên nước, gọi là phù, bầu, boat). Tiếng Anh nổi là ‘float’, có lẽ cũng là biến
âm từ đó mà ra. Theo tác giả Nhạn Nam Phi, trong tiếng Triều Châu chữ Phù 浮với “trái Bầu” cũng đọc rất gần giống
nhau là “ púa”! Như vậy, người viết tin rằng giả thuyết này rất hợp lý.
Và thậm chí, ‘Phục’ hay ‘Bào’ (trong Phục Hy) cũng có thể là
Bàu, Bầu, Boat; còn ‘Hy’ có thể là ‘He’, hay ‘Y’, tức là ‘ông ấy’. (Tuy nhiên,
giả thuyết này không có bằng chứng xác nhận, nên chỉ để tham khảo thêm.)
Trong ‘The Secret Doctrine’, bà Blavatsky cũng cho biết trong
Mahabharata Ấn Độ cũng có câu chuyện về Đại hồng thủy: Vị Manu tên Vaivasvata cứu
một con cá nhỏ, con cá lớn dần lên thành hóa thân Matsya của thần Vishnu.
Vishnu cho biết sẽ có một trận đại hồng thủy, và ra lệnh đóng một chiếc tàu lớn,
và Manu và bảy Rishis sẽ được cứu sống.
2) Vach và Nữ Oa:
Về ngôn ngữ: âm ‘Vach’ cũng biến âm với ‘quách’, ‘qua’, tương
ứng với âm ‘Oa’.
Theo wikipedia: “Vach (devanāgarī: वाच् vāc) is the Sanskrit word for "speech",
"voice", "talk", or "language" (https://theosophy.wiki/en/Vach)
Có lẽ chữ ‘speech’ cũng là biến âm từ ‘vach’: vach => vich
=> bích/ pích/ speech.
Ngôi 3 Thượng Đế cũng được gọi là “Ngôi Lời’, chính là Vach/
speech.
3) Manu và Thông Thiên học:
Như đã nói ở phần trước, các nhà Thông Thiên Học Việt Nam thường
dịch chữ Manu là Bàn Cổ.
Trong ‘The Secret Doctrine’ có viết như sau: “Here Manu stands
for the spiritual, heavenly man, the real and non-dying EGO in us,
which is the direct emanation of the "One Life" or the Absolute
Deity”.
Như vậy, Manu cũng là Heavenly Man, tương ứng với Phục
Hy như đã phân tích.
Tuy nhiên, chữ Manu cũng có những tầng nghĩa khác, và cũng để
chỉ những thực thể ở cấp độ thấp hơn Heavenly Man. Do đó, có lẽ chữ Manu cứ giữ
nguyên là tốt nhất.
4) Viên Quy và Củ Xích:
Trong bài viết có đề cập tới bức hình mà người ta cho rằng Phục
Hy cầm Củ Xích矩尺 (cây thước vuông thợ mộc), Nữ
Oa cầm Viên Quy 圓規 (cây
com-pa vẽ vòng tròn).
Theo tác giả Nhạn Nam Phi, thì âm Nôm có trước âm Hán Việt
(tiếng Việt dùng vào thời Hán). Như vậy ta có thể đặt giả thuyết như sau:
- Âm ‘vuông’ tiếng Nôm đọc ngắn lại biến thành vu/ quu. Khi đọc
âm [w] không được thì sẽ biến thành [kw] hay [k] (giống trường hợp tiếng Việt:
‘quốc’ biến thành ‘cuốc’; ai nghe con chim ‘cuốc’ kêu, thì sẽ biết nó kêu chính
xác là ‘quốc’ âm [w] giọng miền Nam). Như vậy ‘vuông’ tiếng Nôm đã biến thành
‘củ’ Hán Việt.
- Âm ‘thước’ tiếng Nôm đã biến thành ‘xước’ và thành ‘xích’.
Tiếng Việt ngày nay, chữ ‘thước’ vừa có nghĩa là ‘một thước’, vừa có nghĩa là
‘cây thước’. Chữ ‘xích’尺 cũng
vậy.
- Âm ‘quan’ (là ‘vòng’ tròn) cũng đã biến thành âm ‘viên’ như
tác giả Nguyễn Văn Huy có chỉ ra. (nguồn: https://www.facebook.com/tranvietx/posts/406338189887165)
- Âm ‘quy’ thì có thể là ‘quay’.
Như vậy, có thể là: ‘thước vuông’ đã biến âm thành xích củ, rồi
đảo ngữ thành củ xích 矩尺, và ‘quay vòng’ đã biến âm thành ‘quy viên’, rồi đảo ngữ
thành viên quy 圓規.
5) Chòm sao rồng Draco:
Nhóm sao Bắc Đẩu và sao Bắc Cực có 1 vai trò rất quan
trọng trong đời sống cổ xưa. Trước khi có la bàn, để định phương hướng người
ta phải dựa vào mặt trời (ban ngày) và nhóm sao Bắc Đẩu và sao Bắc Cực (ban
đêm). (sao Bắc Cực cũng chính xác hơn mặt trời vì luôn cố định, còn mặt trời
thì còn dao động theo mùa)
Sao Bắc Cực ngày nay là Polaris (Alpha Ursae Minoris). Trong
thiên văn Trung Hoa hình như gọi sao này là Thiên Hoàng Đại Đế 天皇大帝.
Tuy nhiên, do hiện tượng ‘tuế sai’, nên cứ khoảng 2000 năm
thì lại có một ngôi sao khác được xem là sao Bắc Cực. Ví dụ như cách đây khoảng
4000 năm thì đó là sao Thuban thuộc chòm sao Draco (Thiên Long), còn 2000 năm tới
thì là Gamma Cephei thuộc chòm sao Cepheus.
Bản đồ sao biểu diễn hiện tượng ‘tuế sai’ ở bầu trời Bắc. Nguồn:
Wikipedia.
Một điều đặc biệt đó là chòm sao rồng Draco nằm
ngay chính giữa ‘vòng tròn tuế sai’, có nghĩa là trục trái đất di
chuyển vòng tròn quanh chòm sao này (khoảng 25.000 năm thì hết 1 vòng).
Rồng là Trời, ở hướng Bắc, ở Trung Hoa vua tự
xem mình là ‘con Trời’, biểu tượng là rồng, ngồi ở hướng Bắc, có lẽ cũng có lý
do của nó.
(lưu ý rằng cái tên Draco lại là của người Hy Lạp, có lẽ
chính người Trung Hoa/ Bách Việt cũng đã để thất lạc chìa khóa minh triết cổ của
mình)
6) Chiêm tinh Trung Hoa cổ đại:
Trong ‘The Secret Doctrine’ có 1 đoạn liên quan đến 4 con vật
thần thoại và 28 tinh tú trong khoa thiên văn Trung Hoa (Bách Việt) cổ đại:
“Massey calls the four genii of the four cardinal points; and
the Chinese, the Black Warrior, White Tiger, Ver-milion Bird, and Azure
Dragon, is called in the Secret Books, -- the "Four Hidden Dragons of
Wisdom" and the "Celestial Nagas." Now, as shown, the
seven-headed or septenary DRAGON-LOGOS had been in course of time split up, so
to speak, into four heptanomic parts or twenty-eightportions. Each
lunar week has a distinct occult character in the lunar month; each day of the
twenty-eight has its special characteristics; as each of the twelve
constellations, whether separately or in combination with other signs, has
an occult influence either for good or for evil. This represents
the sum of knowledge that men can acquire on this earth; yet few are those who
acquire it, and still fewer are the wise men who get to the root of knowledge
symbolized by the great Root Dragon, the spiritual LOGOS of these visible
signs. But those who do, receive the name of "Dragons," and they are
the "Arhats of the Four Truths of the 28 Faculties," or
attributes, and have always been so called.”
Tuy vậy, người viết cũng không rõ những biểu tượng này thực
sự có ý nghĩa gì, ứng dụng ra sao, nên chỉ trình bày để độc giả tham
khảo thêm.
7) “Trong âm có dương, trong dương có âm”:
Trong câu trích dẫn “Light, then, in Genesis stood for the
Androgyne Ray or "Heavenly Man.” cho thấy ‘Heavenly Man’ hay Phục
Hy thực ra không phải hoàn toàn là chỉ có Dương không có Âm, mà thực ra là ‘lưỡng
tính’.
Sáng Thế Ký có các câu sau:
[1:4] And God saw that the light was good; and God separated
the light from the darkness. (Và Thượng Đế thấy ánh sáng là tốt; và Thượng Đế
tách ánh sáng khỏi bóng tối)
[2:22] And the rib that the LORD God had taken from the man
he made into a woman and brought her to the man. (Và với cái xương sườn Đức Thượng
Đế lấy từ người đàn ông, ngài tạo thành một người đàn bà và đưa đến nơi người
đàn ông)
Có lẽ chữ ‘androgyne’ ở đây ám chỉ ý ‘lưỡng tính’, ‘trong âm
có dương, trong dương có âm’ của triết học phương Đông, chứ không phải là ‘đồng
tính luyến ái’. Khoa học thế kỷ 20 cho biết trong nam lẫn nữ đều có hormone giới
tính của cả 2 phái, chỉ khác về tỉ lệ, điều này giúp việc hiểu các triết lý cổ
trở nên dễ dàng hơn xưa.
8) Tây du ký:
Trong tiểu thuyết ‘Tây du ký’ của tác giả Ngô Thừa Ân có các
vị thần biển gọi là ‘Long vương’ 龍王, là rồng, ở dưới nước, có khả năng làm mưa. Có lẽ các ‘long
vương’ này lấy hình ảnh từ rắn ‘naga’ của Ấn Độ giáo.
No comments:
Post a Comment