(1) SỰ TUYỆT VỜI CỦA TIẾNG VIỆT

SỰ TUYỆT VỜI CỦA TIẾNG VIỆT

và TẠI SAO PHẢI LÀ “i-ê-nờ-iên” CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ “ia-nờ-iên”:


(Disclaimer: người viết không học chuyên sâu chữ nào về âm học, ngôn ngữ học, chỉ biết lõm bõm, nên có chỗ nào chưa đúng xin chỉ bảo thêm)
Lời cảm ơn: chân thành cảm ơn những góp ý quý báu của ông Văn Lang và ông Đỗ Ngọc Thành đã giúp cho người viết có thêm hiểu biết và hoàn thiện được bài viết này.

Thực ra, những gì viết ở bài viết trước (https://www.facebook.com/reservasion/posts/1906922296041879?__xts__[0]=68.ARB5SIc5EIBinUHemQKw2lNUUS0yD432RwYq-oOM6Bg6APUvEEA5pwkTzs_AyWdO3z__HU8gMelNfkAT0nj4g1eVr7bTMJ9ZnJu9390xpQnXRffQf9np2W3bSqJHrAi83oqShHbXW6jy_zRdRVSJAFoLmXW4OoD_86DfygV1Jj1QSVB7JiF37g&__tn__=-R)  là đủ đập “công nghệ giáo dục”, và đủ chứng minh “ia-nờ-iên” là sai bét, nhưng sẵn tiện người viết cũng viết thêm một chút, với 2 mục đích chính:
I) Để làm sáng tỏ sự tuyệt vời của chữ quốc ngữ mà rất nhiều giáo sĩ phương Tây đã bỏ biết bao công sức sáng tạo cho người Việt dùng đến bây giờ.
II) Để khẳng định lại một lần nữa rằng cách đánh vần “i-ê-nờ-iên” do các giáo sĩ phương Tây xác định hàng trăm năm trước là chính xác, còn “ia-nờ-iên” là hoàn toàn sai lầm.
III) Để cho những ai chưa hiểu chính chữ viết của dân tộc mình nên đi học lại, trước khi để cho trí tưởng tượng bay cao mà sáng tạo ra đủ thứ tầm phào không cần thiết.

I) Sự tuyệt vời của chữ quốc ngữ:

Muốn biết một cái gì là hay hay dở, cách tốt nhất là so sánh thứ đó với vài thứ khác. Trong phạm vi hiểu biết của mình, người viết sẽ lấy chữ Tàu và chữ Anh ra để làm thí dụ.

1) Chữ Tàu:
- Chữ Tàu là loại chữ viết xưa cổ do người Bách Việt cổ (là tổ tiên của các dân tộc Việt Nam, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc… hiện tại) sáng tạo ra, đến ngày nay thì người Tàu phương Bắc, người Quảng, người Tiều, người Đài Loan… còn sử dụng.
- Đối với chữ Tàu, người ta buộc phải nhớ mặt chữ và âm của hàng ngàn từ, để có thể đọc và viết. Như đã ví dụ ở trên, chữ nghĩa là Trời, và âm là /Tian/, đọc gần giống “Thiên”.
- Đây là loại chữ phức tạp, khó nhớ, do đó việc học chữ ở Tàu tốn rất nhiều năm chỉ để đọc viết thông thạo. Trong link này, một người cho biết trung bình, đến lớp 9 thì học sinh mới đọc được khoảng 3500 từ, viết được 3000 từ: https://chinese.stackexchange.com/questions/6000/how-many-characters-do-chinese-pupils-know-at-different-ages .
- Ngoài ra, trong chữ Tàu thì có rất nhiều chữ đọc giống nhau, nhưng viết khác nhau, hoặc đọc khác nhau nhưng viết giống nhau. Điều này là rõ ràng, nên có lẽ không cần phải dẫn chứng ở đây.

2) Chữ Anh (English):
- Chữ Anh dễ đọc viết hơn chữ Tàu, nhờ dùng bảng chữ cái Latin và cách ghép chữ cái để thành từ.
- Tuy nhiên, kể cả như vậy, người ta vẫn phải nhớ mặt chữ từng từ để có thể đọc viết. Ví dụ như âm /aepl/ (đọc như “aép-pồ”) thì phải viết là “Apple”. Rõ ràng phiên âm là /aepl/, nhưng viết thì phải viết “Apple” chứ không viết “Appl”, “Appal”, “Appol” hay “Aepl”… được. Ở khía cạnh này thì cũng gần giống tiếng Tàu.
- Tệ hơn nữa, là có rất nhiều chữ đọc giống nhau mà viết khác nhau, hoặc đọc khác nhau mà viết giống nhau! Ví dụ:
+ Khi nghe một người nói /sʌn/, người ta không có cách nào biết đó là chữ “Son” hay “Sun”, vì 2 từ đó đều đọc y như vậy. (Người ta chỉ có thể dựa vào ngữ cảnh đang nói mà suy ra, nhưng điều này không nằm trong phạm vi bài viết)
+ Tương tự, “Be” và “Bee” cũng đọc giống nhau…
+ Khi nhìn thấy chữ “Lead”, người ta sẽ không biết phải đọc là /Lid/ hay là /Led/ vì một chữ này có cả 2 cách đọc đó.
+ Tương tự, chữ “Read” có 2 âm là /Red/ và /Ri:d/

3) Chữ quốc ngữ (Việt Nam):
- Chữ quốc ngữ của Việt Nam bắt đầu hình thành khoảng 400 năm trước, nhờ công các giáo sĩ người Tây sang truyền đạo.
- Chính nhờ vào việc có thể sáng tạo ra một loại chữ mới, nên các giáo sĩ không bị gò bó bởi chữ viết hình thành loạn xà ngầu, bất quy tắc suốt mấy ngàn năm như chữ Tàu hay chữ Anh.
- Do đó, họ đã sử dụng các chữ cái Latin, và đặt ra những quy tắc viết và đánh vần, để làm sao khi đọc ra một âm là chỉ có một cách viết duy nhất, và khi nhìn thấy một chữ là chỉ có một cách đọc duy nhất (xin bỏ qua dùm vụ tiếng địa phương như “cá gô”, đây là chuyện khác). Loại hệ thống chữ viết này được gọi là “Phonemic orthography”: https://en.wikipedia.org/wiki/Phonemic_orthography
- Theo wiki, trên thế giới không có loại chữ 100% phonemic, tuy nhiên người ta có thể ước lượng mức độ phonemic cao hay thấp của các bộ chữ viết. Ví dụ như chữ Anh và chữ Tàu như phân tích ở trên, là gần như non-phonemic. Cũng theo link wiki trên, thì chữ Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha… có tính phonemic cao hơn so với chữ Anh.
- Ở đây, người viết muốn nhấn mạnh rằng bộ chữ Việt do các giáo sĩ phương Tây tạo ra có tính phonemic cực kỳ cao. Thí dụ âm /e/ luôn luôn viết chữ “e”, và chữ “e” luôn biểu thị âm /e/, quan hệ chuyển đổi luôn là 1:1, trực tiếp và hai chiều (chỉ có riêng chữ “c” và “k” là cùng âm /k/, nhưng có đi kèm quy tắc chính tả để không viết lẫn lộn).
- Chính vì vậy, khi mở miệng nói “cao” chỉ có cách viết là “cao”, nói “thấp” là viết “thấp”, “thẳng” là “thẳng”, “nghiêng” là “nghiêng”, “đúng” là “đúng”, “sai” là “sai”… (ai viết khác thì cho 0 điểm :) ). Và khi nhìn vào bất cứ chữ nào, thì cũng sẽ cho ra một cách phát âm chuẩn duy nhất. Điều này khiến cho việc đọc và viết tiếng Việt dễ dàng hơn rất nhiều.

4) Tính tuyệt vời của chữ Việt:
a) Tuy nhiên, sự tuyệt vời của bộ chữ quốc ngữ Việt Nam không chỉ dừng lại ở đó! Sự tuyệt vời thực sự nằm ở chỗ phương pháp đánh vần. Khi tạo ra bộ chữ quốc ngữ, các giáo sĩ đã rất quan tâm đến tính ký âm của chữ viết.
- Thí dụ âm /i/ viết chữ “i” (thay vì trong tiếng Anh có khi là chữ “e”, có khi là “ee”, “ey”…), /o/ viết chữ “o”, /a/ viết chữ “a”… Có nghĩa là gần như trong tiếng Việt, các chữ cái đều biểu đạt rất sát cái âm mà nó phát ra. Do đó, hệ thống chữ quốc ngữ  của Việt Nam RẤT GẦN VỚI HỆ THỐNG PHIÊN ÂM QUỐC TẾ IPA (International Phonetic Alphabet).
- Nhờ được tạo ra từ những quy tắc âm học rất sâu sắc, mà cách đánh vần, ghép chữ rất tự nhiên, thí dụ chữ “ai” thì đọc là /ai/, chữ “en” thì đọc là /en/, chữ “in” đọc là /in/, chữ “ma” thì đọc là /ma/…
- Như vậy, nếu như trong tiếng Anh, muốn biết một chữ đọc như thế nào, thì bắt buộc phải tra phiên âm IPA (thí dụ chữ “Bee” tra phiên âm là /bi/, đọc như chữ “Bi” trong tiếng Việt kéo dài một chút), thì trong tiếng Việt MỘT CHỮ ĐƯỢC VIẾT XUỐNG TỰ NÓ ĐÃ CHÍNH LÀ IPA (của tiếng Việt) rồi, có thể nói là ĐỌC SAO THÌ VIẾT VẬY (âm /bi/ thì viết là “Bi”)!
- Chính vì lý do này, có thể nói hệ thống chữ quốc ngữ Việt Nam là một hệ thống chữ cực kỳ tiến bộ so với mặt bằng thế giới (dù không phải là tiến bộ nhất, vì trên thế giới có nhiều hệ chữ khác được hình thành sau, và cũng áp dụng những nguyên tắc âm học như vậy)
b) Chính nhờ cách ký âm tuyệt vời như vậy, mà trong tiếng Việt, người ta có thể đọc bất cứ chữ nào viết đúng chính tả, hoặc viết bất cứ âm nào, mà không cần từ đó có nghĩa, cũng như hoàn toàn không cần phải học trước về từ đó!
- Ví dụ: những chữ “Chàu”, “Kiễm”, “Cũa” là những chữ đúng chính tả nhưng không có nghĩa, không ai học, nhưng chắc chắn ai cũng biết chữ đó đọc như thế nào. (Trong tiếng Tàu hoặc tiếng Anh, nếu viết ra một chữ chưa từng tồn tại, thì phải đặt quy ước là chữ đó đọc như thế nào, rồi mới đọc và xài được.)
- Điểm tuyệt vời này khiến cho chữ Việt có tính linh động rất cao, và khi cần, người ta dễ dàng tạo ra những chữ mới. Thí dụ chữ “lốp” (xe máy), là chữ mới sau này, hay những chữ mượn từ tiếng nước ngoài, dần dà trở thành quen thuộc trong tiếng Việt như “cà phê”, “ô tô”, gần như không còn xem là từ phiên âm nữa!
- Và như vậy, những chữ “Chàu”, “Kiễm”, “Cũa”  hiện nay không có nghĩa, nhưng có khi 100 năm sau sẽ có những nghĩa mới được gán cho chúng, và trở thành từ mới trong tiếng Việt.

II) Tại sao “i-ê-nờ-iên” chứ không phải “ia-nờ-iên”:

Sau những gì đã phân tích trong phần I, đặc biệt là mục 4), đến lúc này, người viết tin rằng đến con nít cũng có thể hiểu tại sao “i-ê-nờ-iên” là đúng và “ia-nờ-iên” là sai.
- Người viết xin nhắc lại đoạn mà ông Văn Lang đã phân tích: “Họ dễ dãi đồng hoá âm ia = iê dựa trên khẩu hình khi phát âm. Hai khẩu hình ấy nhìn sơ qua có vẻ là một vì cả hai đều mở rộng miệng, lưỡi không chạm vòm. Nhưng thực ra, Ở KHẨU HÌNH CỦA IÊ THÌ CÀM NHÔ VỀ TRƯỚC, CÒN IA THÌ KHÔNG.” Nguồn: https://www.facebook.com/vietquoc01/posts/2160370484231771?comment_id=2160560870879399&reply_comment_id=2160584474210372&notif_id=1535592872407031&notif_t=feed_comment_reply
(theo ý người viết sự khác biệt còn nằm ở chỗ khi đọc đúng âm /a/ người ta phải há miệng to hơn khi đọc /ê/, do đó, khi đọc đúng /ia/ cũng phải há miệng to hơn /iê/)
- Như vậy, rất đơn giản: âm “iê” và “ia” CÓ SỰ KHÁC BIỆT NHỎ, mà nếu người không hiểu sâu về ngôn ngữ sẽ bị lầm, và các giáo sĩ có lý do rất chính đáng khi xác định là ký âm “iê” chứ không phải “ia”, chứ không phải tự nhiên mà nó như vậy!
- Xin nhắc lại 1 ý ở phần trên: chữ Việt gần như là “đọc sao thì viết vậy” (có nghĩa chữ “Tiên” thì âm của nó cũng chính là /Tiên/). NẾU thực sự người Việt đọc âm “iê” là /ia/ (cả âm lẫn khẩu hình), và đọc âm “iên” là /ian/, “Tiên” là /Tian/, thì theo cách ký âm đã phân tích ở trên, CÁC GIÁO SĨ ĐÃ VIẾT LÀ “TIAN”, VÀ ĐÁNH VẦN /ia-nờ-ian/ RỒI. Nhưng vì âm /Tian/ và /Tiên/ có sự khác biệt (dù là nhỏ), cho nên các giáo sĩ mới ký âm là “Tiên” chứ không phải “Tian”. Đây là vấn đề về tính chính xác trong ký âm, chứ không phải là viết đại chữ “Tiên” để ghi âm /Tian/. Nên nhớ rằng các giáo sĩ tạo ra các quy tắc (rules) cho tiếng Việt từ đầu (make it from scratch), không bị lệ thuộc vào chữ viết có sẵn nào, do đó không có lý do gì phải viết là “Tiên” và đánh vần là /i-ê-nờ-iên/ nếu thực sự âm đọc là /Tian/ cả!
- Chữ “tiếc” cũng vậy, âm /iếc/ khác /iác/, /điếc/ khác /điác/, /kiệc/ khác /kiạc/…
- Tương tự, các âm “uô”, “ươ”, “ua”… đều là kiểu viết ký âm, ghép âm rất ngoạn mục. Mỗi một chữ, mỗi một âm đều chứa đựng biết bao nhiêu chất xám của bao nhiêu người qua bao nhiêu thế hệ, chứ không phải tự nhiên mà viết như vậy để mà hậu nhân tưởng bở rằng dễ mà chỉnh sửa!
- BỔ SUNG PHÂN TÍCH CỦA ÔNG ĐỖ NGỌC THÀNH (trong 1 comment bên dưới), chỉ 1 ý này là đủ thay cả ngàn chữ và đủ để gạt bỏ chuyện “ia-nờ-iên” rồi 👍:
“TRONG tiếng Việt có : biên, kiên, liên, miên, niên, riêng , siêng, tiên, xiên, phiên, thiên, khiên, chiên...phải đọc đúng là “ iên” https://static.xx.fbcdn.net/images/emoji.php/v9/ffe/1.5/16/1f937_200d_2642.png🤷
- Và “ ian” https://static.xx.fbcdn.net/images/emoji.php/v9/ffe/1.5/16/1f937_200d_2642.png
🤷 => Đơn “ giản” là “ ian” của tiếng Việt phải đọc đúng A chính là A ! Ví dụ i-a-nờ-an + g => cho nên ĐỌC “ GIẢN” CHỨ KHÔNG ĐỌC “ GIỂN” ! https://static.xx.fbcdn.net/images/emoji.php/v9/fb0/1.5/16/1f609.png 
(Nhờ phân tích này của ông Đỗ Ngọc Thành mà người viết hiểu rằng người Tàu đã bính âm sai chính tiếng nói mà họ đang xài. Chữ  (Thiên - Trời), người Tàu phát âm gần như “Tiên” trong tiếng Việt (https://forvo.com/word/%E5%A4%A9/), vậy mà họ cứ bính âm là /Tian/ :D. Họ không có may mắn như Việt Nam là được các giáo sĩ tầm cỡ làm chữ dùm! Còn chuyện tiếng Tàu, chữ Tàu ngày nay là do người Bách Việt cổ sáng tạo ra thì đã viết nhiều trong các bài trước, không nhắc lại ở đây)
- Đến đây, có lẽ đã có thể chốt hạ vấn đề: chữ Việt là chữ ký âm, viết “iê” âm là /iê/, viết “ia” âm là /ia/, âm /iê/ khác âm /ia/. Do đó, kiểu đánh vần “ia-nờ-iên” là sai hoàn toàn. Và cái sai này xuất phát từ chỗ không đủ hiểu biết về âm học cũng như không đủ khả năng hiểu đẳng cấp trí tuệ cao siêu của các giáo sĩ sáng tạo ra bộ chữ quốc ngữ, từ đó mới bày ra chuyện “sáng chế lại cái bánh xe”, trong khi “bánh xe” cổ nhân tạo ra thì tròn, còn các “giáo sư”, “thầy”… tạo ra thì méo xẹo! 

Tóm lược đơn giản cho ai không muốn hoặc không có thời gian đọc: “i-ê-nờ-iên” là đúng, còn “ia-nờ-iên” là sai, ai không chịu thì về học lại lớp 1, đừng mới biết vài chữ đã cho mình giỏi hơn các giáo sĩ đã sáng tạo ra cả hệ thống chữ quốc ngữ vĩ đại :)


III) Bằng chứng cho âm “iê” là /ie/ chứ không phải /ia/ hay /iə/:

- Trong bảng ký hiệu phiên âm quốc tế, thì tương ứng các âm của Việt Nam như sau:
+ “i” ~ /i/ (tức là âm “i” trong tiếng Việt thì phiên âm IPA viết là /i/)
+ “ê” ~ /e/ (lưu ý: âm “ê” trong tiếng Việt thì phiên âm IPA ghi là /e/, còn âm “e” tiếng Việt thì IPA là /ɛ/)
- Trong tiếng Tây Ban Nha, âm /ie/ được viết là “ie” (tức là chữ “e” trong tiếng TBN đọc là /ê/, nên /ie/ viết à “ie”, còn tiếng Việt thì sẽ viết là “iê”). Phiên âm và cách đọc một số từ tiếng TBN:
+ “bien”: /bien/ hoặc /bjen/ (lưu ý: khi âm đôi /ie/ được đọc nhanh ghép thành một âm, trong đó âm /e/ được nhấn mạnh hơn thì có thể ký hiệu là /i̯e/ hoặc /je/, cho nên 2 cách ký âm này tương đương trong trường hợp này).  https://en.wiktionary.org/wiki/bien#Spanish
+ “cien”: /sien/ hoặc /sjen/ (đọc giống “xiên”). https://en.wiktionary.org/wiki/cien#Spanish
+ “cielo”: /sielo/ hoặc /sjelo/ (đọc giống “xiê-lô”). https://en.wiktionary.org/wiki/cielo#Spanish
+ “siempre”: /siem.pre/ hoặc /sjem.pre/ (đọc giống “xiêm-prê”). https://en.wiktionary.org/wiki/siempre#Spanish
+ “tiene”: /tien.ne/ hoặc /tjen.ne/ (đọc giống “tiên-nê”). https://en.wiktionary.org/wiki/tiene
+ Vào link này để nghe âm đọc các chữ trên: https://studyspanish.com/pronunciation/listen-and-repeat/diphthongs_ie (bấm nút play để nghe từng chữ)
+ Lưu ý: khi ghi các âm này bằng phiên âm IPA, thì người ta đều ghi là /ie/. Như vậy, vì “e” của TBN và “ê” của tiếng Việt là giống nhau, cho nên các chữ “bien” tiếng TBN thì đọc giống “biên” tiếng Việt, “tien” tiếng TBN giống “tiên” tiếng Việt.
- Điều này có nghĩa là PHIÊN ÂM CỦA NGUYÊN ÂM ĐÔI “iê” TRONG TIẾNG VIỆT LÀ /ie/, chứ HOÀN TOÀN KHÔNG PHẢI /ia/ hay /iə/ như nhiều người lầm tưởng.
+ Trong tiếng Anh không có âm /ie/ hay /ia/ mà chỉ có /iə/, nhiều người học tiếng Anh nhưng không rành ngữ âm học sẽ dễ dàng lẫn lộn 3 âm này với nhau, mà cho rằng “iê” trong tiếng Việt là âm “ia”, thực ra là sai hoàn toàn!
+ Như vậy, trong tiếng Việt, nếu phiên âm đúng, thì chữ “tiên” phải ký âm IPA là /tien/ hay /tjen/, chữ “biên” phải ký âm IPA là /bien/ hay /tjen/, chữ “xiên” phải ký âm IPA là /sien/ hay /sjen/, chữ “kiên” phải ký âm IPA là /kien/ hay /kjen/…
+ Ngoài ra, trong tiếng TBN có âm /ie/ có thể đứng một mình không cần âm cuối như trong tiếng Việt (ví dụ chữ “cielo” ở trên). Âm này trong tiếng Việt không đứng một mình mà luôn đi với âm cuối như n, t… Nguyên nhân của vấn đề này là vì trong tiếng Việt không có âm tiết nào như vậy có nghĩa, chứ không phải các giáo sĩ thích vẽ chuyện lúc thì viết “iê” lúc thì viết “ia”.
- Tóm lại: lối viết “iê” trong tiếng Việt ký âm IPA là /ie/, và hoàn toàn khác âm “ia”! (đây cũng là một minh chứng nữa cho thấy tiếng Việt "viết sao đọc vậy")

IV) Ngữ âm học tiếng Việt:

- Dựa trên những điều tìm được ở phần III, người viết nhận thấy cách phiên âm IPA tiếng Việt hiện tại có nhiều vấn đề phải xem xét lại.
- Do không học chuyên ngành ngữ âm học, nên người viết không biết cách phiên âm chính thức tiếng Việt như thế nào. Các vấn đề mà người viết nói đến là cách phiên âm được nhìn thấy trong wikipedia và wiktionary.
- Theo người viết, thì chữ quốc ngữ là một dạng chữ “VIẾT SAO ĐỌC VẬY” (dĩ nhiên là với một số quy ước nhất định và có thể cũng có một vài ngoại lệ), nên tự bản chất chữ viết đã thể hiện rất sát phiên âm IPA. Do đó, nếu phiên âm theo IPA mà không khớp chữ viết, thì rất cần phải xem xét lại.
1) Đầu tiên là vấn đề “iê” và “ia” như người viết đã đề cập ở phần III.
Theo quy tắc “viết sao đọc vậy”, thì đã viết “iê” thì phải là âm /ie/ (chữ “ê” tiếng Việt thể hiện âm /e/ của IPA), chứ không thể đánh đồng với “ia” được. Các ví dụ về phát âm tiếng Tây Ban Nha được ghi lại bằng IPA ở phần III cũng đã cho thấy âm /ie/ này phát âm đúng như “iê” trong tiếng Việt. Như vậy, “iê” chính là “iê” và /ie/, chứ không phải “ia”.
2) Tiếp theo, là trong tiếng Việt, thì chữ “i” là âm /i/, chữ “a” là âm /a/, nhưng tổ hợp chữ “ia” lại được xem là âm /iə/
 Đối với người viết, đây là một điều hết sức lạ lùng!
- Tại sao “ia” không phải là âm /ia/ hay /ia̯/ mà lại là /iə/ hay /iə̯/?
- Đầu tiên người viết sẽ giải thích một chút về <a̯> và <ə̯>. Trong một nguyên âm đôi (diphthong), thí dụ /ai/, sẽ có khoảng 3 cách phát âm và phiên âm tương ứng (chưa tính sự khác biệt trong tốc độ phát âm và khoảng cách 2 âm khi phát ra). Đó là:
(i) nguyên âm đầu tiên được đọc mạnh hơn nguyên âm sau, trường hợp này gọi là “falling diphthong”. Trường hợp này sẽ ký âm là /ai̯ / (âm /i/ có thêm một dấu ‘inverted breve’ ở dưới, cho biết đó là âm nhẹ hơn) (thường người ta cũng viết là /aj/, tương đương)
(ii) nguyên âm thứ hai được đọc mạnh hơn nguyên âm trước, trường hợp này gọi là “rising diphthong”. Trường hợp này ký âm là /a̯i/.
(iii) xem hai âm ngang hàng nhau, lúc này giống như đọc ra 2 âm riêng biệt nhưng nhanh và nối nhau. Lúc này ký âm chính xác là /a͡ɪ/, hoặc thường chỉ viết /ai/.
(*) còn một trường hợp nữa là 2 nguyên âm liền nhau nhưng tách biệt, thì viết là /a.i/. Tiếng Việt hầu như không có 2 nguyên âm đọc liền nhau nhưng phát âm rời trong một chữ.
- Như vậy, cách phiên âm viết trên wikipedia /iə̯/ có tính chính xác hơn, nhưng đúng hay sai còn phải xem xét lại.
+ Ví dụ: trong tiếng Anh, chữ “ear” (lỗ tai) có 2 cách phiên âm là /iə/ hay /iə̯/. Theo cách phát âm âm /iə̯/ thì đọc ra nghe rất giống “ia” trong tiếng Việt, nhưng /iə/ thì nghe giống “i-ờ” đọc nhanh. (chính vì vậy, những chữ như “union”, phiên âm là /uniən/, đọc nghe như “du-ni-ờn” (chứ không phải “du-niền” như nhiều người theo cách đánh vần “ia-nờ-iên”).
+ Như vậy, theo người viết thì /iə̯/ nghe giống “ia” là bởi vì âm /i/ được nhấn mạnh, còn âm “ơ” /ə/ thì đã bị bỏ bớt phần sau, nên /iə̯/ mới nghe giống “ia”, chứ nếu phát âm “ơ” /ə/ rõ ràng hơn như trong /iə/, thì chắc chắn nghe sẽ khác.
- Trong tiếng Scotland, người ta có phân biệt 2 âm /iə̯/ và /ia̯/:
+ Âm /iə̯/: các chữ iarr, ciall, liath, biadh, fiadh, iarraidh…
+ Âm /ia̯/: các chữ beul, ceud, feur, geur…
+ Trong link này có đọc từng chữ (nhấn nút play để nghe, và cần flash để chạy): http://akerbeltz.org/index.php?title=Diphthongs
- Về mặt phát âm, thì /ia̯/ và /iə̯/ có thể nghe rất giống nhau, nhưng /ia̯/ thì mới bám đúng nguyên tắc “viết sao đọc vậy” (trong đó /i/ thì nghe rõ nhưng /a/ thì đã bị ghép vào /i/ nên không phát ra, tạo thành âm “ia” của tiếng Việt?), còn /iə̯/ thì phải viết là “iơ”.
+ Như vậy, liệu có thể nào “ia” trong tiếng Việt chính là âm /ia̯/ chứ không phải là /iə̯/?

3) Tiếp theo là chữ “Tay” và “Tai”.
Theo wiktionary, thì chữ “Tai” phiên âm là /ta:j/ (nguồn: https://en.wiktionary.org/wiki/tai#Vietnamese), còn “Tay” phiên âm là /taj/.
- Theo người viết, có đến 2 sự bất thường trong cách phiên âm này.
+ Một là cùng là chữ “a” mà lúc phiên âm /a/, lúc thì là /a:/. Điều này rõ ràng vi phạm quy tắc “viết sao đọc vậy”.
+ Hai là chữ “i” và “y” cùng ký âm là /j/, tức là cùng xem là âm đệm, có nghĩa là rơi vào trường hợp falling diphthong (âm /a/ mạnh, /i/ nhẹ). “i” và “y” viết khác nhau, không ký âm khác nhau mà lại làm thay đổi “a” thành /a/ và /a:/, đây là một điều bất thường.
- Theo wikipedia thì chữ “a” là âm /a/, “ă” là âm /ă/; thì wiktionary lại dùng /a:/ cho “a”, và /a/ cho “ă” (ví dụ chữ “tắc” thì phiên âm là /tak/: https://en.wiktionary.org/wiki/tắc#Vietnamese). Nếu như vậy, theo cách phiên âm /tai/, thì nên viết là “Tăi” thay vì “Tay”!
- Thực ra cách phiên âm /taj/ của wiktionary là /tăj/ theo IPA cũng gần đúng, nhưng người viết muốn đề xuất một cách phiên âm khác, tuân theo nguyên tắc viết sao đọc vậy, có lẽ sẽ đúng hơn. Đó là “Tay” thì phiên âm là /tai̯/ (tương đương với /taj/), còn “Tay” thì phiên âm là /tai/ hoặc /ta̯i/.
- Căn cứ đề xuất của người viết chính là quyển TỪ ĐIỂN VIỆT-BỒ-LA (Alexandre de Rhodes, 1651), trong đó có ghi chú như sau: “cần ghi nhận rằng, chúng tôi sẽ dùng “y” ở cuối từ khi nào nó làm thành nhị trùng âm mà vẫn tách biệt, thí dụ, “éy” (phát âm gần giống “ấy”, nhưng miệng dẹt hơn); còn khi chúng tôi viết với nguyên âm “i”, thì đó là dấu hiệu vần không tách biệt, thí dụ “ai”.
- Như vậy, “dấu hiệu vần không tách biệt” trường hợp này chính là nguyên âm đôi falling diphthong, do đó “Tai” phiên âm /tai̯/ hoặc /taj/; còn “làm thành nhị trùng âm mà vẫn tách biệt” thì sẽ rơi vào trường hợp rising diphthong hoặc tie (nhiều nhà ngữ âm học cho rằng rising diphthong không thực sự là diphthong), do đó “Tay” phiên âm là /ta̯i/ (hoặc có thể là /tai/).
- Với đề xuất này, người viết cho rằng không vi phạm quy tắc “viết sao đọc vậy” (“a” vẫn là /a/, “i” hay “y” cũng đều là /i/) mà vẫn thể hiện đúng âm đọc phát ra.
4) “Cao” và “Cau”:
- Theo wiktionary, “Cao” được phiên âm là /kaːw/ (https://en.wiktionary.org/wiki/cao#Vietnamese), còn “Cau” thì phiên âm là /kaw/ (https://en.wiktionary.org/wiki/cau#Vietnamese).
- Trường hợp này rất giống trường hợp “i” và “y” vừa xem xét:
+ Thứ nhất là vi phạm quy tắc “viết sao đọc vậy”. Thứ hai là cách phiên âm /kaw/ của wiktionary đúng ra sẽ viết thành “Cău” hoặc “Căo” chứ không phải “Cao”.
+ Từ điển Việt-Bồ-La ghi chú như sau: “khi ở cuối tiếng, “u” đặt sau “a”, thì phải hiểu GẦN NHƯ là có vần kép; còn khi sau “a” đặt “o”, thì lúc đó hiểu như là nhị trùng âm, thí dụ “cao” để khỏi gia tăng những dấu hiệu có thể gây nhầm lẫn”.
+ Như vậy, trường hợp “nhị trùng âm” được nhắc tới ở đây chính là falling diphthong /aw/. Trường hợp này nếu “o” và “u” đều là âm nhẹ, âm đệm, thì “Cao” và “Cau” sẽ đọc giống nhau. Do đó, để phân biệt thì Việt-Bồ-La dùng chữ “Cao” cho âm là /kaw/ (~ /kao̯/, giống âm /ao̯/ trong chữ “cloud” tiếng Anh), còn chữ “Cau” là âm /ka̯u/ (hoặc có thể /kau/). (lúc này âm “u” là nguyên âm chứ không phải âm đệm /w/).
5) “ua” trong “qua” và “cua”:
- Trong bài này người viết chỉ bàn về âm “ua”, còn “qu” là /kw/ hay /w/ thì sẽ bàn trong một bài khác.
- Trong “Qua”, thì chắc chắn “ua” phải được xem như rising diphthong, do đó tương đương với bán nguyên âm /w/ và /a/, do đó “ua” ở đây ký âm là /wa/ hoặc /u̯a/.
- Còn đối với “Cua”, thì /u/ mới là âm được nhấn mạnh hơn, do đó ký âm là /kua̯/ (hoặc có thể).
6) Tóm tắt và đề xuất:
- Như vậy, trong sự hiểu biết ít ỏi về ngữ âm học của mình, người viết tin rằng tiếng Việt có tính “viết sao đọc vậy” rất cao, tức là cách viết chữ có quan hệ rất sát sao với âm đọc và cách phiên âm (dĩ nhiên là với sự chuyển đổi chữ viết và âm vị, thí dụ chữ “ch” thì là âm /c/ của IPA). Do đó, cách phiên âm tiếng Việt rất nên đối chiếu lại với cách đánh vần ghép chữ của chữ quốc ngữ, có thể sẽ vừa phiên âm chính xác hơn, vừa tìm hiểu lại được cách mà các giáo sĩ đã tạo nền móng cho chữ quốc ngữ Việt Nam 400 năm trước.
- Tuy nhiên, với thời gian tìm hiểu ngữ âm học rất ít thì kiến thức không nhiều, cũng không thể khẳng định là đúng, nên chỉ đề xuất và có một số gợi ý như vậy, để những nhà nghiên cứu chuyên sâu về ngữ âm học xem xét thêm.




No comments:

Post a Comment