(6) GIẢI MÃ TÊN NƯỚC LỖ魯, KHỔNG TỬ VÀ NHÃ NGỮ

-       Cập nhật ngày 5/12/2019: Thêm phần 7.a về Khổng Tử và Nhã ngữ.


LỜI NÓI ĐẦU:

-       Để tránh hiểu lầm trong thời buổi nhạy cảm hiện nay, người viết xin được giải thích rõ:
o   Người viết không cổ xúy học ‘chữ Tàu’, nói ‘tiếng Tàu’, theo ‘văn hóa Tàu’.
o   Tuy nhiên, có nhiều thứ mà người Tàu, người Việt cũng như nhiều người trên thế giới đã lầm tưởng, cho rằng là ‘của Tàu’, thì thật ra lại có nguồn gốc Bách Việt (trong đó có Việt Nam), do người Bách Việt sáng tạo và phát triển chứ hoàn toàn không phải của người Tàu. Một trong những thứ đó, chính là ‘chữ Tàu’ hay ‘Hán tự’, mà tôi sẽ gọi là chữ Nho, hay ‘chữ Bách Việt’. Chữ Latin dễ học dễ dùng, phù hợp với việc tiếp cận tri thức của thế giới trong thời hiện đại. Nhưng bên cạnh đó, việc hiểu rõ chữ Nôm, chữ Hán cổ xưa sẽ góp phần làm rõ thêm lịch sử, cội nguồn của dân tộc Việt hiện còn nhiều hiểu lầm.
-       Trong phạm vi bài viết này, người viết sẽ trình bày phát hiện về ý nghĩa của tên nước Lỗ, nơi sinh ra Đức Khổng Tử (mà sau này, khi mà ‘những lớp bụi mờ của lịch sử’ - theo cách nói của tác giả Nhạn Nam Phi - được làm sáng tỏ, thì người viết tin rằng người ta sẽ công nhận rằng: Ông là người Việt!).
-       Các nội dung chính của bài viết:
o   Người Trung Quốc ngày nay không hiểu nghĩa của chữ Lỗ
o   Một số ‘chữ Hán cổ’ và biến âm của ‘Trâu’
o   Tên nước Lỗ là Tlâu/ Trâu
o   Một số chữ ‘Hán’ khác có liên quan đến ‘Trâu’
o   Ý nghĩa của con trâu (và bò) trong nền văn hóa nông nghiệp
o   Phục nguyên âm Trâu, Bò trong tiếng Việt cổ
o   Văn hóa nông nghiệp và văn hóa du mục
o   Phụ lục mở rộng
-       Với kiến thức hạn hẹp của mình, mà lại nói về những thứ quá to tát, người viết không dám tự khẳng định là đúng (đặc biệt là đối với những phần mở rộng thêm, trong đó có nhiều điểm chỉ là gợi mở để xem xét). Tuy nhiên, vì thời gian không còn nhiều (nguy cơ xảy ra chiến tranh gần như là chắc chắn, vấn đề chỉ còn là thời gian), nếu bây giờ không viết, thì không biết sau này còn dịp để viết không; nên người viết cũng mạnh dạn nói vài điều trong khả năng hiểu biết của mình, để đóng góp một vài ý kiến về chữ viết, tiếng nói cổ xưa của dân tộc.  

1. Người Trung Quốc ngày nay không hiểu nghĩa của chữ Lỗ 

-       Sơ lược về nước Lỗ theo wikipedia [1]: 
o   Lỗ quốc (Phồn thể: 魯國, giản thể: ) là tên gọi một quốc gia chư hầu thời nhà Chu trong thời kỳ Xuân Thu và Chiến Quốc. Lãnh thổ của nó chủ yếu nằm ở phía nam núi Thái Sơn, ở khu vực trung tâm và miền tây nam của tỉnh Sơn Đông ngày nay cùng một phần các tỉnh An Huy, Hà Nam và Giang Tô.
o   Quốc gia này là dòng dõi Cơ Bá Cầm, con trai của Chu Công Cơ Đán, em trai của Chu Vũ vương và là vị hiền nhân nhiếp chính thời Chu Thành vương. Quốc gia này nổi tiếng vì là nơi sinh ra của Khổng Tử.
o   Được thành lập vào khoảng năm 1043 TCN.
o   Kinh đô của quốc gia này nằm tại Lỗ Sơn (魯山), Yểm Thành (奄城) rồi Khúc Phụ (曲阜). 
o   Vào thời Xuân Thu, ở biên giới phía bắc của quốc gia này là nước Tề và ở phía nam là nước Sở hùng mạnh.
-       Ý nghĩa của chữ Lỗ :
o   Tự điển Thiều Chửu giải nghĩa chữ Lỗ như sau:
o   1. Đần độn. Tư chất không được sáng suốt lanh lợi gọi là lỗ.
o   2. Nước Lỗ ,
o   Từ điển Hán Nôm trên mạng [2] giải nghĩa chữ Lỗ như sau:
o   1. chậm chạp
o   2. thô lỗ
o   3. đần độn
o   4. nước Lỗ
-       Như vậy, chữ Lỗ  chỉ có nghĩa chính là đần độn, và những nghĩa phụ là chậm chạp, thô lỗ!
-       Liệu trên đời có ai lấy một cái chữ có nghĩa là ‘đần độn’ mà đặt tên cho quốc gia của mình không? Nước Đần Độn? – Khó mà có chuyện đó được.
-       Rõ ràng là: người Trung Quốc ngày nay không giải đúng nghĩa được chữ Lỗ  mà người Bách Việt cổ ngày xưa sử dụng! Xin nhắc lại điều mà tác giả Nhạn Nam Phi đã khám phá ra, và người viết đã nói đến trong nhiều bài trước: văn tự mà người Trung Quốc sử dụng ngày nay vốn là chữ của người Bách Việt, là chữ Nôm cổ!
-       Nhiều năm trước, tác giả Nhạn Nam Phi đã làm được chuyện phi thường là giải mã bài Duy Giáp Lệnh và bài Việt Nhân Ca của mấy ngàn năm trước BẰNG TIẾNG NÔM, chứng minh được nguồn gốc tiếng Nôm của ‘chữ Hán’. Trong khi đó, người Trung Quốc không thể giải đúng nghĩa 2 bản cổ văn đó, vì đã đánh mất cái gốc tiếng Nôm.
-       Trong bài này, người viết sẽ trình bày ý kiến của mình về ý nghĩa của chữ Lỗ , cũng THEO NGHĨA NÔM.

2. Một số ‘chữ Hán cổ’ và biến âm của ‘Trâu’

a) Chữ Trâu , nghĩa là con trâu
-       Trong ‘Hán tự’ (thực chất là ‘chữ Bách Việt’), có chữ 
-       Chữ  này âm Hán Việt đọc là ‘Trâu’, giọng Quan Thoại đọc là Châu(zōu), giọng Quảng Đông đọc là Giầu (zau1), giọng Mân Nam là Tô, đồng thời có các cổ âm là t͡ʃɨu và *ʔsru [3]
(Lưu ý: các phiên âm trong bài cần phát âm theo giọng miền Bắc để đạt được âm gần chính xác nhất. Ví dụ âm Ch của ‘Châu’ giọng miền Bắc có đẩy hơi qua kẽ răng, nên các âm ‘Châu’, ‘Trâu’, ‘Giầu’ rất gần nhau. Cũng giống như các chữ ‘Trời’, ‘Chời’, ‘Giời’ giọng miền Bắc đọc gần giống nhau. Còn âm ‘Tô’ của giọng Mân Nam thì T phát âm như trong tiếng Anh, có bật hơi, nên âm T này và Ch miền Bắc rất giống nhau. Trong khi nếu đọc giọng miền Nam sẽ khác rất xa)
-       Ngày nay, tự điển chỉ ghi Trâu là nước Trâu, mà không có nghĩa gì khác. Có lẽ người Trung Quốc cũng không hiểu chữ Trâu có nghĩa là gì, chỉ biết ngày xưa đã từng có một nước nhỏ dùng chữ Trâu  làm quốc hiệu! Trang wikipedia về nước Trâu [4] có viết như sau:  
o   Chu (tiếng Trung: ) còn có tên là Chu Lâu (tiếng Trung: 邾娄) hay Trâu (tiếng Trung: ), là một phiên thuộc của nhà Chu thời Xuân Thu Chiến Quốc.
o   Vị trí địa lý hiện tại của nước Chu, nay thuộc thành phố Trâu Thành tỉnh Sơn Đông, khu vực Lỗ Nam thành phố Đằng Châu, chủ yếu là thành phố Trâu Thành, thủ đô của quốc gia này nay thuộc làng Nam Tưu phía nam Khúc Phụ tỉnh Sơn Đông.
o   Trong một khoảng thời gian dài nước này thường bị nước Lỗ ép phải cống nạp và thần phục, sau cùng phải thỉnh cầu sự bảo vệ của nước Tấn, tới thời Lỗ Mục công trị vì, nước Chu đổi tên thành nước Trâu, rớt xuống thành nước phụ dung.
o   (Ghi chú: nước này nhỏ, nằm kề nước Lỗ, và đã trở thành nước phụ thuộc của Lỗ)
-       Theo tác giả Nhạn Nam Phi, chữ này hết sức dễ hiểu, Trâu  nghĩa là… con trâu, đúng chữ Nôm của tiếng Nôm. Tượng hình chữ này có thể là 2 cái lỗ tai như 2 cái quạt của con trâu, kèm thêm bộ Ấp bên phải chỉ quốc gia, có nghĩa là… nước Trâu.
-       Lưu ý rằng theo trích dẫn ở trên, cổ âm của chữ Trâu cũng được viết là ‘Chu’ và ‘Sru’, tức là gần với âm Chu/ Châu và Sửu, sẽ được thấy rõ hơn trong phần 1.d) phía dưới.
b) Chữ Sô, cũng là Trâu
-       Chữ Trâu gồm có chữ Sô + bộ Ấp(chữ Ấp đứng riêng viết là , nhưng khi là bộ thủ thì viết là ).
-       Tự điển Thiều Chửu ghi nghĩa chữ Sô như sau:
o   Cắt cỏ, người cắt cỏ.
o   Loài vật ăn cỏ gọi là sô.
o   Rơm, cỏ khô.
-       Lưu ý nghĩa thứ 2: ‘loài vật ăn cỏ gọi là sô’!
-       Chữ Trâu là dạng chữ hình thanh, lấy chữ Sô làm âm đọc, còn bộ Ấp để chỉ nghĩa. Cho nên Trâu nghĩa là đất Sô/ đất Trâu.
-       Như vậy, rõ ràng là:
o   Về âm thanh, Sô và Trâu vốn đồng âm (hoặc ít nhất là cùng 1 gốc âm mà ra), cho nên mới mượn chữ này để đọc chữ kia. Như vậy, đơn giản là: Trâu => Châu/ Chu/ Chô => Sô/ Sửu. 
o   Về nghĩa, ‘loài vật ăn cỏ’ ở đây rõ ràng là ‘trâu’ chứ không phải là gì khác. Điều này một lần nữa cho thấy cái gốc tiếng Nôm của chữ Hán!
-       Trong Đạo Đức Kinh, ở chương 5 [5] có câu:
o   Thiên địa bất nhân, dĩ vạn vật vi sô cẩu (天地不仁,以萬物為芻狗)
o   Thông thường, người ta giải nghĩa câu này là ‘Trời đất bất nhân, xem vạn vật như chó rơm’ (vì chữ Sô có một nghĩa là rơm)
o   Người viết xin đặt giả thuyết rằng ý ban đầu của Lão Tử là: ‘Trời đất bất nhân, xem vạn vật như trâu chó’ (vì chữ Sô vốn dĩ nghĩa Nôm là Trâu như đã phân tích). Dĩ nhiên không dám khẳng định là đúng, nhưng cũng xin đặt ra giả thuyết như vậy để xem xét thêm.
c) Chữ Chu , nghĩa là con trâu
-       Chữ Chu  âm giọng Quan Thoại cũng gần giống Chu/ Tru tiếng Việt (âm ‘u’ hơi kéo dài một chút, và âm Ch/Tr theo giọng Bắc).
-       Theo tự điển thì Chu  nghĩa là màu đỏ.
-       Tuy nhiên, theo tác giả Nhạn Nam Phi, thì:
o   Chữ Chu  thực chất lại là chữ Thủy và chữ Ngưu chồng lên nhau, mà Thủy Ngưu 水牛 tiếng Hán chính là con trâu. (Ngưu tiếng Hán là con bò, nhưng người Việt lại hay dùng Ngưu mang nghĩa con trâu, ví dụ như Ngưu Lang là chàng chăn trâu)   
o   朱砂-Châu sa : 1 loại đất cát mịn làm thuốc quý. (vì nó màu đỏ nên người ta lầm tưởng - châu là màu đỏ)”
-       Theo Tự điển Thiều Chửu, giải nghĩa chữ Trâu như sau: Nước Trâu, đời Xuân Thu  gọi là , đời Chiến Quốc đổi là  !
-       2 quốc hiệu Chu và Trâu ngày nay không còn được sử dụng, và người Trung Quốc không biết nó có ý nghĩa gì, và liên quan như thế nào mà lại cùng là quốc hiệu của 1 nước duy nhất. Vậy mà khi sử dụng tiếng Nôm, thì ý nghĩa trở nên quá rõ ràng: Chu và Trâu chỉ là 2 cách viết khác nhau cùng mang nghĩa là con trâu, và có lẽ thời xưa là đồng âm!
d) Chữ Sửu , nghĩa là con trâu
-       Chữ Sửu âm Quan Thoại là Chộ/Trộ (khá gần với âm Trâu), âm Quảng Đông thì là Ch-xảu (gần với âm Sửu hơn). (Lưu ý lần nữa: ‘ch’, ‘tr’ này phát âm theo giọng Bắc)
-       Người Trung Quốc ngày nay cũng biết Sửu nghĩa là con trâu (tức là con… thủy ngưu), nhưng không hiểu, không giải thích được tại sau Sửu lại là Thủy Ngưu.
-       Do tiếng Việt còn giữ được rất gần với âm Hán cổ/ Bách Việt cổ, nên rất đơn giản: Thủy Ngưu, mà chữ Thủy đọc theo giọng Hán cổ, Quảng Đông… sẽ ra âm ‘sủi’ hay ‘xảy’. Theo phiên thiết, Sủi + Ngưu = Sưu => Sửu !
o   Cho nên: Sửu = Thủy Ngưu = Trâu!  (những âm này chỉ khác nhau chút đỉnh)
o   Đồng thời, các âm Sửu/ Sưu hay Chộ/ Trộ cũng rất gần với âm Chu/ Tru , càng cho thấy chữ Chu đúng là Sửu, là Trâu như đã trình bày.
-       Hoặc đơn giản hơn thì như cách tác giả Nhạn Nam Phi phân tích: “âm Trâu/ Trưu khó đọc quá, biến âm thành Tru, Thu, Chu, Sưu, Sửu…” Chỉ là những âm khác nhau chút đỉnh qua thời gian hoặc ở những vùng miền khác nhau.
-       Trong loạt bài “Nguồn gốc Việt Nam của tên 12 con giáp”, bài ‘Trường hợp Sửu/ Tlu/ Trâu’, tác giả Nguyễn Cung Thông cũng cho biết “Sửu có dạng âm cổ phục nguyên là *trhuw theo Edwin Pulleyblank so với dạng *drju theo cách phục hồi của William Baxter”. [6]
o   Những nghiên cứu độc lập khác nhau, từ Đông sang Tây, đều chỉ ra mối liên hệ giữa âm Sửu và Trâu!
o   Điều này rõ ràng là rất dễ hiểu đối với người Việt, chỉ cần hiểu ‘Hán tự’ bằng tiếng Nôm, tiếng Việt, như đã phân tích.
-       Trong khi đó, giọng Quan Thoại ngày nay Ngưu đọc là Niệu. Sủi + Nịu =… Siệu, không sao ra được âm Trộ! Thì lấy gì người Trung Quốc hiểu được tại sao Sửu là con trâu?
-       Tiếng Việt, tiếng Nôm giải thích được ‘chữ Hán’, trong khi tiếng Trung Quốc thì không. Vậy ‘chữ Hán’ là của người Trung Quốc, hay là chữ Nôm cổ của người Việt cổ?
-       Không chỉ về chữ viết, mà vì Sửu (và 11 con giáp khác) liên quan đến môn Chiêm tinh/ Thiên văn cổ. Do đó, người viết có thể khẳng định rằng môn khoa học hết sức cổ xưa này là tinh hoa của người Việt cổ, chứ không phải của người Trung Quốc. Người Trung Quốc ngày nay chỉ hưởng ‘sái’, hưởng phần thừa còn sót lại của nền văn minh Bách Việt cổ mà thôi. Nhưng chủ đề này quá rộng lớn, tạm thời không đi sâu hơn trong bài này.
e) Chữ Trâu, ngày xưa còn có cổ âm là ‘Tlâu’
-       Trong tiếng Việt cổ ngày xưa, chữ Trâu còn có cổ âm là ‘Tlâu’. Điều này được ghi nhận trong Tự điển Việt-Bồ-La (1651). [7]
Từ điển Việt-Bồ-La, trang 807.
-       Cổ âm này tương tự như ‘Trời’ ngày xưa còn có âm là ‘Blời’, ‘Tlời’, và âm ‘Giời’ cũng là biến âm nhẹ. (nhắc lại: Trời/ Giời giọng miền Bắc rất giống nhau, chứ không khác nhiều như giọng miền Nam)
-       Trong sách tiếng Việt lớp 6 của nhóm Cánh Buồm [8], cũng có cho ví dụ về vấn đề này như sau: “tlâu => trâu; tlời => trời; blời => trời; mlời => lời”. (Ghi chú: Người viết cho rằng dạy cho học sinh lớp 6 những vấn đề này thì quá sớm và khó hiểu, nhưng đó không phải chuyện cần bàn trong bài này)
-       Sự tương đương của âm ‘r’ và ‘l’ ngày xưa của Trâu/ Tlâu, Trời/ Tlời… như đã phân tích ở mục 2.d phía trên có liên quan đến việc đây là 2 âm lỏng. Về mặt âm vị học thì hơi khó phân tích, ta cứ chấp nhận rằng đó là một thực tế… có thực, và đã được ghi chép lại trong sách vở, là được.
o   Một ví dụ đời thường là âm ‘r’ trong chữ ‘rượu’ nhiều người miền Bắc sẽ đọc thành âm ‘l’, tức là… ‘liệu’;
o   Trong phần phụ lục bên dưới sẽ có thêm một số ví dụ về 2 âm này.
-       Tóm lại, chữ Trâu thời xa xưa còn có các âm Tru/ Tlâu/ Tlu, bên cạnh các âm Châu/ Chu/ Sửu/ Su… như đã phân tích.

3. Tên nước Lỗ là Tlâu/ Trâu

a) Lỗ là Lu, Lâu, là Tlâu, và cũng là… Trâu
-       Khi âm Trâu/ Tlâu/ Tlu/ Tlô/ Chlâu mà lược mất âm ‘l’, thì sẽ còn Tâu/ Tu và Châu/ Chu. Còn mất âm ‘t’, thì sẽ thành Lâu/ Lu rồi thành Lô/ Lỗ!
-       Theo giả thuyết này, ta có thể lý giải được tại sao chữ Lỗ lại mang nghĩa là ‘đần độn’:
o   Người ta nói: Ngu như trâu, mà Trâu biến âm thành Lỗ è Ngu như Lỗ è Lỗ là ngu, là ‘đần độn’!
o   Lỗ chính là Trâu, Trâu lại là Ngưu, mà thành ra đồng âm với Ngu!
o   Thành ra, nghĩa gốc của Lỗ là Trâu, là Ngưu, mà sau này lại bị nhầm lẫn thành… ‘Ngu’, thành ‘đần độn’!
o   Vì vậy mà sau này mới có những chữ ghép lỗ mãng 魯莽, thô lỗ 粗魯, chứ vốn dĩ ban đầu chữ Lỗ không có nghĩa xấu như vậy (ai lại lấy một nghĩa như vậy đặt làm quốc hiệu?).
-       Tra sách Thuyết văn giải tự (quyển tự điển cổ nhất được biết đến, có từ thời Hán), thì viết về chữ Lỗ như sau:
o     鈍詞也。从白,省聲 (Lỗ: Độn từ dã, tùng bạch,  tỉnh thanh) [9]
o   Ở đây chỉ cần quan tâm chữ:  vì theo cách viết của Thuyết văn, chữ (+ tỉnh thanh) là chú giải cách phát âm cho chữ Lỗ. Trong đó, âm đọc của chữ  sẽ cho biết âm đọc của chữ Lỗ.
o   Tác giả Nhạn Nam Phi đã giải thích cách chú âm (tỉnh thanh) này như sau: “Khi xưa Hứa Thận dùng cách “ phản “ và “ thiết “ để âm ra giọng đọc ! Những chữ nói lái ra âm dễ dàng thì dùng cách phản thiết ! * những có những chữ khó nói lái / phản thiết mà âm ra chữ ! Thì ông ta dùng cách “ tỉnh “ và “ chiêu “ ! Tỉnh là bớt lại ! Chiêu là chiều theo ! Chiêu gần hơn tỉnh ! Ví dụ : “ sảnh” hay “ sánh “ tỉnh thanh = sanh ! Chỉ là lựa ra chữ có phát âm hơi gần và “ bớt “ nó lại ! Cho nên cách “ tỉnh “ khó đoán ra âm đọc ! Trừ khi là biết trước thì mới chính xác ! Và dùng thêm xem là chỉ để tham khảo !”
o   Chữ là chữ cổ, hình như không còn được sử dụng. Tuy nhiên, tiếp tục tra thuyết văn chữ , thì sẽ thấy có ghi chú phiên âm cho chữ này là Trắc  Hạ (thiết) [10]. Như vậy, chữ cổ  này có âm là Trạ/Tra.
o   Như vậy, theo Thuyết văn, chữ Lỗ có âm gần với chữ Trạ , thì tức là chữ Lỗ ngày xưa từng đọc là Tra/ Tla. Mà ta biết các âm ‘a’, ‘ư’, ‘ô’ dễ dàng bị đổi chỗ cho nhau (Ví dụ: Lã ~ Lữ. Người miền Trung đọc ‘Lã’ là ‘Lỗ’, cho nên có tiếng ghép ‘lỗ lã’. Chữ  Ngô và Ngã  đều có nghĩa là Ta/ Tôi…). Điều này phù hợp với việc chữ Lỗ còn có âm khác là Lữ.
-       Như vậy, tra cứu sâu Thuyết văn giải tự, cũng cho ta thấy chữ Lỗ từng có các âm cổ gần với các âm Tlã/ Tlữ/ Tlỗ, tức là hoàn toàn có thể là âm Trâu/ Tlâu/ Tlu/ Tlô, và do theo thời gian, mất đi âm t/tr chỉ còn âm l và trở thành Lỗ như ngày nay.
-       Bằng chứng cho hiện tượng âm tl bị lược bớt thành l có thể được tìm thấy trong quyển từ điển Việt-Bồ-La. Một ví dụ đơn giản là từ ‘líu lo’ ngày nay từng được ghi lại là ‘tlíu tlo’ [11]. 
Từ điển Việt-Bồ-La, trang 810.
-       Như vậy: âm Lỗ chính là từ Trâu mà ra!
b) Bên trong chữ Lỗ  lại có chữ Ngưu  – Trâu.
-       Theo tác giả Nhạn Nam Phi, ở Trung Quốc có nhiều cho rằng chữ Ngưu và Ngư đã bị sử dụng lẫn lộn. Tham khảo bài viết: https://kknews.cc/news/82obzke.html
o   Câu đầu tiên trong bài viết như sau: 小時候聽老人們魚字和牛字是顛倒的,是因為倉頡造字的時候意思粗心大意,將魚字錯寫成牛,牛字錯寫成魚
o   Tạm dịch: Khi tôi còn nhỏ, tôi nghe người già nói rằng chữ Ngưu và Ngư bị đảo lộn, bởi vì khi Thương Hiệt tạo ra chữ viết, ông đã bất cẩn viết Ngư thành Ngưu và Ngưu thành Ngư.
-       Có nghĩa là nhiều người cho rằng thời nay Ngưu nghĩa là trâu/ bò, Ngư là cá; nhưng thời rất xa xưa, là chữ  lại nghĩa là cá, còn  lại là trâu/bò!
-       Điều này được lý giải như sau:
o   Về mặt tượng hình, chữ Ngưu  giống với hình xương cá và chỉ có 1 đuôi.
o   Còn chữ Ngư thì lại thấy 4 vạch tượng trưng cho 4 chân (giống chữ Mã cũng có vẽ 4 chân), còn phía trên lại có cái sừng, giống với chữ Giốc/ Giác  (nghĩa là sừng)! Con vật 4 chân lại có sừng, thì là trâu/ bò quá phù hợp. Như vậy, thì thuở xưa  là Ngưu, là Trâu xem ra có vẻ lại đúng hơn là Ngư, là cá, vì chữ tượng hình vốn dĩ từ hình thực mà ra!
o   Âm Ngưu và âm Ngư quá giống nhau, dẫn đến lẫn lộn từ xa xưa (trước đời Hán) thì cũng dễ hiểu. Lưu ý: phải đọc chữ  và  bằng âm Nôm, âm Việt, thì mới thấy được sự giống nhau dẫn đến nhầm lẫn, chứ còn đọc bằng giọng Quan Thoại ngày nay thì… trật lất (chữ  đọc là ‘Niệu’, còn  đọc là ‘ia’).
o   (lưu ý: việc lẫn lộn xảy ra từ quá xa xưa, nên nếu đối chiếu với cách dùng chữ Ngưu và Ngư trong văn bản từ thời Hán trở đi sẽ không thấy sự nhầm lẫn)
-       Chữ Lỗ  ngày nay chiết tự có chữ Ngư - cá. Nhưng rõ ràng, theo các phân tích từ trên, Lỗ chính là Trâu, và kết hợp với giả thuyết về sự lẫn lộn Ngưu và Ngư, có thể thấy rằng: trong chữ Lỗ có khả năng chính là chữ Ngưu , nghĩa là Trâu/ bò, chứ hoàn toàn không phải cá!  
-       (Như vậy: sự nhầm lẫn của chữ Ngưu và Ngư là hoàn toàn có thể đã xảy ra. Hoặc cũng có khả năng cả 2 chữ  và  đều là những chữ khác nhau cùng mang nghĩa là ‘Trâu’, giống như những chữ Trâu, Sửu, Chu ,… đã phân tích)

4. Một số chữ ‘Hán’ khác có liên quan đến Trâu:

a) Nói thêm về nước Trâu
-       Một vài điều cũng trên trang wikipedia nước Trâu: [4]
o   Chu (tiếng Trung: ) còn có tên là Chu Lâu (tiếng Trung: 邾娄) hay Trâu (tiếng Trung: ), là một phiên thuộc của nhà Chu thời Xuân Thu Chiến Quốc.
o   Vào thời Xuân Thu, nước Chu dần dần lớn mạnh, xưng là ‘‘Chu Lâu’’.
-       Danh xưng Chu Lâu rất đáng chú ý.
o   Chữ Lâu trên wikipedia dùng là dạng giản thể, còn chữ gốc là Lâu
o   Chữ Lâu này nghĩa cũng mơ hồ như chữ Trâu. Tự điển Thiều Chửu ghi nghĩa chữ này như sau:
§  Sao Lâu, một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
§  Họ Lâu.
§  Một âm là . Thường.
§  Buộc trâu.
§  Lại một âm nữa là lu. Kéo vén.
-       Chữ Lâu này có nghĩa “buộc trâu”, điều này củng cố thêm cho giả thuyết các chữ Chu và Trâu đều có nghĩa con trâu trong tiếng Nôm. 
-       Ngoài ra, còn có những cách giải thích khác:
o   Chu-Lâu chỉ là cách viết để ghép âm theo phản thiết: Chu + Lâu = Châu = Trâu.
o   Chu-Lâu = Ch-Lâu = Tlâu = Tlâu = Trâu (đây là trường hợp âm ch ~ t, 2 âm này đọc theo kiểu bật hơi thì rất giống nhau)
-       Như vậy, theo nhiều cách lý luận, đều quay trở lại với nghĩa Nôm là ‘trâu’.
-       Theo wikipedia về Khổng Tử [12]:
o   Khổng Khâu sinh trưởng tại ấp Trâu, thôn Xương Bình, nước Lỗ (nay là huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông, Trung Hoa) cuối thời Xuân Thu.”
o   Chữ ấp thời xưa có nghĩa là một nước nhỏ. Nước Trâu vốn là một nước nhỏ, và đã trở thành nước phụ thuộc của nước Lỗ như wikipedia đã viết.
o   Như vậy, Khổng Tử sinh ra tại đất Trâu, nước Lỗ, cả 2 chữ đều có nghĩa ‘trâu’ trong đó, thể hiện ảnh hưởng của nền văn minh nông nghiệp!
b) Sửu, trong tiếng Khmer là Chlâ ឆ្លូវ, lại cũng là Trâu
-       Trong 12 con giáp, Sửu là Trâu như đã ta đã biết (và cũng đã được chứng minh lại).
-       Theo tác giả Nguyễn Văn Huy, trong tiếng Khmer, Sửu đọc là chhlov (ch-lơi). Người Việt nói ‘năm Sửu’, thì người Khmer nói là ‘chnăm chlơi’. [13]
o   Nghe âm đọc theo link này: https://www.youtube.com/watch?v=fwZya1a3HuY (phút 2:05)
o   (Ai chịu khó nghe sẽ thấy trước đó, năm Tý họ đọc là ‘chnăm chuôt’, giống người Việt nói ‘năm chuột’ đến 90%. Và còn vài chữ khác nữa.)
-       Kiểm tra lại bằng Wiktionary, thì chữ Sửu trong tiếng Khmer viết là ឆ្លូវ, và thông tin như sau: [14]
o   From Angkorian Old Khmer chlūchlu, from Pre-Angkorian Old Khmer clau, clauhv, clov, from Old Khmer chlū, chlu, or chlūva, "ox (zodiac)". Compare Old Mon jlow. Thai ฉลู (chà-lǔu) was borrowed from Khmer (Ferlus, 2013).
o   Pronunciation
§  Orthographic and Phonemic         ឆ្លូវ    c̥ʰlūv
§  WT romanisation                            chləw
§  (standard) IPA(key)              /cʰləw/
-       Như vậy, ta thấy rằng:
o   Sửu trong tiếng Khmer ngày nay đọc là Chlâ (âm này nửa giống Chlơi nửa giống Chlư, nên xin được tạm phiên âm là Chlâ), tương đương âm Tlâu/ Trâu; trong đó âm ‘ch’ của họ giống âm ‘ch’ của người miền Nam.  
o   Sửu trong tiếng Khmer ngày xưa còn có các âm Chlu, Chlau…
o   Tiếng Thái, ฉลู thấy ghi phiên âm là chà-lǔu, có lẽ cách đọc gần giống như Cha-Lưu.
o   Có nghĩa là: người Việt nói năm Sửu, còn người Khmer và Thái thì nói năm Trâu!
-       Đến đây, ta càng thấy rõ hơn rằng danh xưng Chu Lâu của nước Trâu không gì khác hơn là con trâu trong tiếng Nôm, bởi vì tất cả đều liên quan đến Trâu/ Tlâu/ Chlâu/ Châu.
-       Một chữ ở miền bắc Trung Nguyên thời xa xưa, một ở tận Campuchia, một ở Thái Lan, cách nhau hàng ngàn km và hàng ngàn năm, vậy mà rốt cuộc lại quy về một gốc duy nhất là ‘Trâu’. Điều này cho thấy tiếng Nôm, tiếng nói của Bách Việt từ ngàn xưa đã có ảnh hưởng sâu rộng như thế nào!
c) Nước Sở , cũng có thể là trâu
-       Sở là 1 nước lớn trong thời Xuân thu, Chiến quốc. Wikipedia về nước Sở [15] viết như sau:
o   Sở quốc (chữ Hán: 楚國), đôi khi được gọi Kinh Sở (chữ Phạn: श्रीक्रुंग / Srikrung, chữ Hán: ), là một chư hầu của nhà Chu tồn tại thời Xuân Thu Chiến Quốc kéo đến thời Hán-Sở. Cương vực của quốc gia này án ngữ khoảng giữa Hoài Hà và Dương Tử.
-       Tác giả Nhạn Nam Phi đã có phát hiện độc lập, thú vị về tên nước Sở :
o   Sở : Chữ xưa là tượng hình, chữ Sở gồm 2 cây ( Chữ Lâm  phía trên gồm 2 chữ mộc ) và phía dưới là dây leo quấn hai chân cây  = Sơ (chữ Sơ  bộ tẩu) phát âm theo Tiếng Madarin là chsùa, tiếng Mân Việt là chsó, tiếng Việt – Quảng – Châu, Phiên Ngung là chsỏ. Đúng ra thì phải đọc phát âm là “Sở” theo chiết tự của Sơ – Lâm, nhưng lại có 1 cách đọc phát âm là: “Trầu” , và dấu tích của âm đọc là Trầu còn lưu lại quá nhiều…
o   Có thể 2 chữ  như “ ngôi” sao ! Như đôi “mắt” to - sáng! …vậy chính là “cái đầu con Trâu le lưỡi” và đọc “trùa/ trầu” bởi vì nó là Trâu!
o   Lão Tử người nước ‘Sở’! Cũng là cưỡi ‘Trâu’!
-       Âm Sô, Sửu đã là Trâu, thì Sở là Trâu cũng là dễ hiểu.  
d) Xi Vưu, cũng có thể là Trâu
-       Theo cổ sử, có một thủ lĩnh Cửu Lê gọi là Xi Vưu. Wikipedia về Xi Vưu viết như sau: [16]
o   Xi Vưu (cũng đọc là Xuy Vưu) (蚩尤) là thủ lĩnh bộ lạc Cửu Lê (九黎) và được biết đến nhiều do đã chiến đấu với Hoàng Đế trong trận chiến Trác Lộc trong truyền thuyết Trung Quốc.
-       Cũng cùng với phát hiện rằng Sở là Trâu, tác giả Nhạn Nam Phi cũng phát hiện rằng Xi Vưu hay Si-vưu chính là Sửu.
-       Cái tên Xi Vưu khá tối nghĩa, cho nên có thể đó là cách viết ký âm phản thiết Si + Vưu = Sửu mà thôi; Sửu có nghĩa, đơn giản và dễ hiểu như ngôn ngữ của thời xa xưa. Ông Si-vưu đó tên là Sửu, là người Bách Việt cổ, có một cái tên ‘Nôm’.
-       Điều này phù hợp với hình minh họa (thời Hán) Si Vưu có nét giống trâu, và một số thông tin về Si-vưu có liên quan đến Trâu trên wikipedia như sau:
Hình Si Vưu. Nguồn: wikipedia.
o   Một số họ của người Hán có khả năng có liên hệ với Xi Vưu, như Trâu… (Nhận xét của người viết: Si-vưu là Sửu/ Trâu, con cháu có họ Trâu là quá hợp lý)
o   Như Nhâm Phưởng (任昉) thời Nam triều có ghi trong "Thuật dị chí" (述异志) rằng Ký châu (nay là Hà Bắc) có nhạc danh (Xi Vưu hí), người dân đầu ĐỘI SỪNG TRÂU và giữ thăng bằng
-       Trong bài ‘Bách Việt sử - Những lớp bụi mờ của lịch sử’, tác giả Nhạn Nam Phi đã giải mã Cửu-Lê của Si-Vưu là đất Kinh, đất Kỳ, cũng là Sở (mà Sở cũng là Văn Lang, là Việt cổ!). Xin trích lại một số đoạn:
o   Sử Việt thì gọi đất Việt là Đất Kinh và Đất Kỳ!
o   Phiên âm chữ “Cửu–lê” sẽ ra chữ “kỳ” , Phiên âm chữ “Giao–Chỉ” hay “Cao–chỳ” sẽ ra chữ “kỳ”
o   Sử Việt thì gọi đất Việt là Đất Kinh và Đất Kỳ!
-       Cửu-Lê là Kỳ, là Kinh Sở, Sở là Trâu. Si-Vưu cũng là Sửu, là Trâu. Tất cả đều trùng khớp với nhau!
-       Lưu ý rằng vì đây là huyền sử, nên chưa chắc Si-vưu đã là nhân vật lịch sử có thật, điều muốn nói ở đây là ý nghĩa của cái tên Si-vưu ~ Sửu ~ Sở, và thấy được sức ảnh hưởng của con Trâu trong văn hóa Bách Việt cổ.
d) Kết luận cho phần này
-       Phân tích những chữ ‘Hán’ cổ trên, ta thấy thực chất đó là chữ Nôm cổ, của tiếng Nôm, mang nghĩa Nôm.

5. Ý nghĩa của con trâu (và bò) trong nền văn hóa nông nghiệp

-       Ở đầu bài, người viết cho rằng ý nghĩa “ngu đần” của chữ Lỗ không phù hợp để dùng làm quốc hiệu.
-       Sau đó, người viết đã chứng minh rằng chữ Lỗ có nghĩa là Trâu.
-       Xin độc giả đừng vội cười. Bởi lẽ có thể ngày nay sẽ không ai lấy cái tên Trâu ra đặt quốc hiệu, vì nó không đẹp, mà lại… quê mùa. Nhưng nước Lỗ hình thành cách đây 3.000 năm, như vậy ta cần phải xem xét tâm lý con người trong thời đại đó nghĩ về con trâu như thế nào, thì mới biết là lấy Trâu đặt tên nước là hay hay dở, và có thể xảy ra không?
a) Con trâu trong nền văn hóa nông nghiệp
-       Thời nay khoa học kỹ thuật tiến bộ, nông nghiệp được cơ giới hóa, thay thế phần lớn sức người và sức trâu bò, nên tầm quan trọng của trâu bò đã giảm đi đáng kể. Nhưng nếu đi ngược lại vài trăm, vài ngàn năm trước, con trâu, con bò là vô cùng quý giá. Có thể nói: nếu không có con trâu, con bò, e rằng đã không thể có nền văn minh nông nghiệp mà chúng ta biết đến trong mấy ngàn năm qua!
-       Xin trích một vài đoạn trong trang ‘Hình tượng con trâu trong văn hóa’ trên wikipedia để minh họa cho tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởng của con trâu (và cả bò) đối với nền văn hóa nông nghiệp nói chung, và Việt Nam nói riêng: [17]
o   Trong văn hóa đại chúng, hình tượng con trâu phổ biến trong văn hóa phương Đông và gắn bó với cuộc sống người dân ở vùng Đông Nam Á và Nam Á, đặc biệt là trong văn hóa Việt Nam.
o   trâu có vai trò cực kỳ quan trọng trong nông nghiệp lúa nước.
o   Trâu là con vật dùng vào việc lễ tế thần thánh.
o   Hình ảnh con trâu siêng năng, cần cù gắn liền với lũy tre làng thể hiện một nét văn hóa Việt và là một biểu tượng không chính thức của Việt Nam, con Trâu Vàng là một linh vật tại SEAGAME được tổ chức tại Việt Nam.
o   Trâu được nuôi lấy sức cày ruộng, lấy thịt và sữa… ngoài ra da trâu còn được sử dụng để làm trống và sừng trâu dùng làm tù và.
o   Theo quan niệm của người phương Đông thì sao Ngưu, sao Đẩu là những ngôi sao sáng và thường được gắn cho những người có trí tuệ trác việt.
o   Ở văn hóa phương Đông, một trong những tôn giáo lớn là đạo Phật có nhiều câu chuyện về trâu, mượn hình ảnh loài vật này để nói về triết lý, văn hóa, đạo lý sống, đó là tự chăn tâm mình, tự chăn tâm ngã như là thuần phục một con trâu.
o   Với người Trung Quốc, con trâu cũng đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của họ trên nhiều phương diện văn học, hội họa, ca dao, tục ngữ, phong tục... Người ta quan niệm trâu là thánh vật nên thường dùng làm vật tế lễ, là biểu tượng cho cầu nối giữa trời và đất, người và tiên để cho thần tiên ban phước lành cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhân gian an bình. Trâu còn được coi là tượng trưng cho sự tốt lành, ai mơ trâu vàng đến nhà là điềm phú quýcưỡi trâu vào thành là có hỉ sự, trâu sinh nghé là tâm thành ý nguyện.
o   Theo truyền thuyết thì trâu biểu hiệu sự sống lâu. Lão Tử soạn Đạo Đức Kinh sinh vào thế kỷ thứ VI trước CN (thời Chiến Quốc), Lão Tử khi về già nhận thấy chính sự của vương quốc đang tan rã đã cưỡi trâu xanh đi về hướng Tây qua đồi núi đến nước Tần và từ đó mất dạng. Quân sư Tôn Tẩn thường ngồi xe, còn có giai thoại ông cưỡi trâu ra trận. Thời chiến quốc cũng có ghi lại chuyện Điền Đan dùng hỏa ngưu kế đánh bại quân địch. Trong thời kỳ Tam Quốc, ở lần Lục xuất Kỳ Sơn, Gia Cát Lượng đã chế tạo và sử dụng sử dụng Trâu gỗ, ngựa máy để vận chuyển lương thảo cho quân Thục.
o   Trong tri thức về loài vật của người Việt thì tri thức về con trâu là có sớm nhất và đầy đủ nhất. Hình ảnh con trâu được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống tinh thần từ hàng ngàn năm qua.
o   Thời kỳ Vua Hùng dựng nước, con Trâu góp phần xây dựng căn bản cho nền văn minh nông nghiệp trồng cấy lúa mạ, đó cũng là hình ảnh ăn sâu vào đời sống trong dân gian Việt Nam miền thôn quê đồng ruộng. Tượng Trâu bằng đất nung được giới khảo cổ học tìm thấy trong di chỉ Đồng Đậu cách đây hơn ba ngàn năm. Trên mặt trống đồng Bắc Lý (Hiệp Hòa) còn chạm khắc hình ảnh hội đâm trâu của người Việt cổ, ở buổi đầu dựng nước có nhiều tượng trâu ở di chỉ Đình Chàng.
o   Thời nhà Lý - nhà Trần, với chính sách trọng nông, khuyến nông, Nhà nước phong kiến rất quan tâm tới việc bảo vệ nguồn sức kéo. Năm 1123, vua Lý Nhân Tông xuống chiếu nhắc nhở: Trâu là con vật quan trọng cho việc cày cấy, lợi cho người. Từ nay cấm không được giết trâu ăn thịt. Ai làm trái thì trị tội theo pháp luật. Luật Hình như (thời Lý), Hình luật (thời Trần) đều có những điều khoản cụ thể quy định hình phạt về tội ăn trộm và giết hại trâu bò.
o   Vào đầu xuân, theo lệ, vua thân chinh làm lễ tế Thần nông và cày ruộng Tịch điền, trâu cày ruộng tịch điền phải là trâu đực. Nhiều đình chùa đã chạm khắc và tạc tượng trâu, đó là tượng trâu bằng đá ở chùa Kim Ngưu (Bắc Ninh).
o   
-       Trang wikipedia trên có nội dung rất phong phú, đa dạng, thể hiện được mức độ ảnh hưởng của con trâu trong văn hóa ở nhiều nơi trên thế giới, không chỉ ở Đông Á, Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, mà còn cả nhiều nền văn hóa khác trên thế giới… Vì bài quá dài nên không thể trích dẫn hết. Độc giả nào quan tâm nên tham khảo thêm tại đây: https://vi.wikipedia.org/wiki/Hình_tượng_con_trâu_trong_văn_hóa
-       Chỉ xin tóm tắt một số ý chính, đó là:
o   Thời xưa con trâu, con bò là công cụ đắc lực cho con người.
o   Nhờ có con trâu, con bò mà nền văn hóa nông nghiệp mới phát triển được như mấy ngàn năm qua, góp phần đem lại đời sống ấm no, sung túc cho con người.
o   Vì vậy, thời cổ xưa, con TRÂU, con BÒ được xem là rất QUÝ, thậm chí là ‘thánh vật’, ghi dấu sâu sắc trong nền văn minh nông nghiệp khắp nơi trên thế giới.
b) Con Trâu là Giàu, là Châu báu, là quý
-       Ở phần trên đã nói, tiếng Quảng Đông đọc chữ Trâu là Giầu!
o   Ở miền Bắc ‘trời’ cũng nói là ‘giời’, thì ‘trâu’ cũng sẽ dễ dàng trở thành ‘giâu’, thành ‘giầu’.
o   Ta dễ dàng hình dung ra được trong nền văn hóa trồng lúa sơ khai, ai có con trâu thì dễ dàng trở nên giàu có. Thời đó, câu tục ngữ ‘Con trâu là đầu cơ nghiệp’ không thể nào đúng hơn. Hay như bài ca dao về thằng Bờm, thì ‘ba bò chín trâu’ cũng là cái tài sản có giá trị nhất của phú ông, quý hơn tất cả những tài sản khác.
o   Trong trang wikipedia ‘Hình tượng con trâu trong văn hóa’ [17] có những đoạn góp phần làm sáng tỏ vấn đề này như sau:
§  Với người M’nông thì trâu là con vật quý, đứng thứ hai sau voi, nên gia đình nào có trâu trong nhà được xem là giàu có.
§  Người Lạch nói riêng và các tộc người thiểu số Tây Nguyên nói chung xem trâu là con vật tổ hoặc vật chuẩn để quy đổi các sản vật, đánh giá mức giàu sang của mỗi gia đình, dòng họ.
§  Đối với Người Cơ Ho hay còn gọi là người Lạch thì con trâu là tài sản quý giá nhất rồi mới đến chiêng, ché…
§  Trong ngôn ngữ nghệ thuật tạo hình của người Cơ Tu, trâu cũng là một hình tượng chủ đạo trong mô típ trang trí truyền thống. Hình tượng trâu không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn biểu tượng của niềm hy vọng đạt đến cuộc sống sung túc, giàu có
§  Tộc người Mahafales ở phía Nam đảo Madagascar rất coi trọng trâu, đó là biểu tượng của sự giàu có…
§  Muốn giàu thì nuôi trâu nái/Muốn lụn bại thì nuôi bồ câu
o   Như vậy: Trâu nhiều thì Giàu nhiều, cả âm lẫn nghĩa!
-       Xin trích dẫn một số đoạn của tác giả Nhạn Nam Phi về biến âm để làm rõ thêm ý nghĩa quý báu của trâu bò:
o   Phát âm “trâu” - trầu -trấu / rất quý ! Cho nên mới có -châu / 珠寶-châu báo! Trâu trấu / trau tráu/ biến thành Châu Bảo!
o   Phát âm “Trâu” nghĩa rất quý ( âm -châu) thì Bò cũng vậy ! Bò / bỏ / bu/ bủ / bửu / bảo (âm -Bửu/ bảo rất quý);珠寶-Châu bảo / châu báo/ châu bửu!
c) Kết luận về ý nghĩa nước Lỗ
-       Con trâu được xem là vật quý giá trong nhiều ngàn năm trước.
-       Nước Lỗ nghĩa là Trâu, là một cái tên quý, chứ không phải nghĩa là ‘đần độn’, là ‘ngu’, như người Trung Quốc tưởng.

6. Phục nguyên âm Trâu, Bò trong tiếng Việt cổ

a) Các âm tl, bl và tr
-       Trong Từ điển Việt-Bồ-La (1651), có ghi chữ ‘trời’ là ‘blời’. [18] 
Từ điển Việt-Bồ-La, trang 45.
-       Trong Từ điển Việt-Bồ-La (1651), có ghi chữ ‘trầu’ là ‘blàu’. [19]
Từ điển Việt-Bồ-La, trang 41.
-       Và còn rất nhiều chữ khác có thể được tìm thấy trong từ điển Việt-Bồ-La. Việc này cũng đã có nhiều người khảo cứu. Qua đó, ta có thể nhận thấy hiện tượng các âm cổ tl, bl (cũng như ml và chl) ngày xưa có thể đã được dùng tương đương hoặc lẫn lộn với nhau hoặc biến đổi qua lại, và trở thành phụ âm kép ‘tr’ ngày nay.
-       Xin được trích một đoạn trong bài ‘Chữ Quốc ngữ trong Từ điển Việt-Bồ-La trong tương quan với cấu tạo chữ Nôm đương thời’ của tác giả Nguyễn Ngọc Quận: [20]
-       Và một vài đoạn của tác giả Nguyễn Cung Thông, để minh họa thêm (chú ý đến những chữ in đậm):
o   Sửu có dạng âm cổ phục nguyên là *trhuw theo Edwin Pulleyblank6 so với dạng *drju theo cách phục hồi của William Baxter7, và *tn’njôg của Bernhard Karlgren8 và *plau của Li Fang-kuei9 [6]
o   Trầu (giầu, giàu) plu (Pọong), tlu (Mường Rục), mlu (Brâu), blu (Kha), mlu (M'nông, Stiêng, Biat), plū (Môn), pu (ພູ, Lào), bơlâu (Rơngao), tlờu (Mường), ulàw (Arem), plu2 (Palaung), pu2 (Wa), bluk (Sakai), blu (Theng), sam-mlhu (Miến), พลู ; ใบพลู ploo ; bai ploo (Thái) mơlu (Chăm), hla mơlu (GiaRai) ... Ngay đến cả tiếng Tokodede (Đông Timor) cũng gọi trầu là malu, tiếng Sinhala (Sri Lanhka) gọi là bulath ...v.v… [21]
-       Như vậy, đến lúc này người viết tin rằng đã có thể phục nguyên được âm ‘trâu’ trong tiếng Việt cổ.
b) Phục nguyên âm Trâu và Bò trong tiếng Việt cổ
-       Trong ngôn ngữ Á Đông, chữ Ngưu có lúc là Trâu, có lúc là Bò như đã nói.
-       Trong ngôn ngữ phương Tây:
o   Bò là bull, phục nguyên Proto-Germanic là *bulô (“bull”), và Proto-Indo-European là *bʰl̥no- [22]
o   Trâu là buffalo, từ tiếng Latin là babulus. [23]
o   Ngoài ra, trâu bò còn có 1 chữ khác, đó là Taurine, tiếng Latin là Taurus (Chòm sao Kim Ngưu – con bò đực trong chiêm tinh chính là chữ Taurus. Con quái vật mình người đầu bò Minotaur cũng là ghép từ chữ ‘Taur’ này). [24]
o   Như vậy, trâu bò trong tiếng Tây có tiền tố là ‘Bu’ và ‘Tau’.
o   Chữ Tau-r có âm r rớt lại đằng sau có thể là từ T-râu/ T-rô/ T-ro mà ra. Có lẽ đây là hiện tượng âm giữa bị rớt ra đằng sau. Người viết không nghiên cứu sâu về âm vị học, nên chỉ nêu ra đó, việc chứng minh xin để cho các nhà chuyên môn. (Một số trường hợp tương tự: Trong tiếng Anh chữ ‘how’ ngày nay ngày xưa là ‘hwo’. Hay chữ ‘white’ trong tiếng Anh cổ là ‘hwit’; 2 âm ‘w’ và ‘h’ bị đổi chỗ. Ngày nay chữ ‘white’ viết còn chữ ‘h’, nhưng thực tế khi đọc đã bỏ mất âm ‘h’, chỉ còn đọc là ‘wite’. Còn chữ ngày xưa là ‘hwa’, sau đổi thành ‘who’ và chỉ còn đọc là ‘hu’ (mất hẳn âm ‘w’)... [25] Lưu ý là tiếng Anh sử dụng cách ký âm bằng chữ cái Latin, do đó ngày xưa cũng theo nguyên tắc ‘đọc sao viết vậy’, nhưng do thời gian âm giọng biến đổi nên mới không còn bám sát được nguyên tắc đó.)
-       Như vậy, Trâu với Bò đều từ 1 gốc âm mà ra, cả phương Đông lẫn phương Tây! Điều này là dễ hiểu vì đây là 2 con vật rất gần giống nhau.
-       Như vậy, ta có 2 nguyên tắc dùng để phục nguyên âm Trâu và Bò:
o   2 từ đó phải từ cùng 1 âm cổ mà ra, sau mới tách làm 2 hướng phát âm.
o   2 âm Tl và Bl xem như tương đương hoặc là biến âm của nhau.
-       Như vậy, xin được phục nguyên âm cổ của Trâu và Bò, đó là Blô. Sự biến đổi của Blô thành Trâu và Bò và Bull, Buffalo, Taurus như sau:

7. Văn hóa nông nghiệp và văn hóa du mục

a) Nước Lỗ, Khổng Tử và ‘Nhã ngữ’
-       Khổng Tử là vị thầy lớn của nền văn minh Á Đông xưa. Ông được thế giới so sánh với Plato, nhà tư tưởng vĩ đại đã đặt nền móng cho triết học phương Tây.
-       Tư tưởng của Khổng Tử có ảnh hưởng to lớn đến nền văn minh Á Đông suốt hơn 2000 năm qua. Ông từng nói rằng điều gì mình không muốn, thì đừng làm cho người khác. Rất tiếc là qua thời gian, tên tuổi của ông bị bóp méo và lợi dụng cho các mục đích chính trị của những kẻ cầm quyền, khiến cho ngày nay rất nhiều người cứ tưởng những thứ sai trái của thời xưa là từ Khổng Tử mà ra. Thời nay thông tin phát triển, nhiều người đã bắt đầu nhìn lại, làm rõ tính nhân văn trong các giáo lý của Khổng Tử. Vấn đề này đã có nhiều người trình bày, độc giả quan tâm có thể tìm hiểu thêm. Bài viết không bàn sâu về vấn đề này, mà chỉ tập trung vào chuyện ngôn ngữ.
-       Trong bài ‘Bách Việt sử - những lớp bụi mờ của lịch sử’, tác giả Nhạn Nam Phi đã có những đoạn rất đáng chú ý như sau:
o   Vì Văn Hoá và ngôn ngữ Việt đã đồng Hoá Thương, Chu, và Yến, Nguỵ (Người Siberi Thời xuân thu – chiến quốc) v v… cho nên tiếng Việt có thêm “1 nhánh mới phía bắc” mà ngày nay người ta gọi là tiếng Bắc – Kinh hay Mandarin, khi có thêm tiếng phía bắc thì 2 tiếng việt Nam Bắc khác giọng và biến âm khó thông với nhau nên người ta chọn tiếng Việt phía nam là tiếng xưa – “có sẵn từ trước “ và là tiếng “ tiêu Chuẩn” để làm tiếng “ phổ thông” dùng cho thời đó! – và tiếng Việt để “phổ thông” thời đó đã được gọi là “Nhã ngữ 雅語: thời Xuân – Thu Chiến Quốc đã gọi Việt Ngữ là Nhã Ngữ, Nho Giáo thời đó đã phát Triển mạnh, lịch sử đã được ghi lại khá hoàn chỉnh, cho nên người ta có thể kiểm chứng rõ ràng 100% chuyện nầy.
o   “nhã ngữ雅語 “ Mặc nhiên trở thành tiếng để dùng Chung “phổ thông” phổ cập vào thời xuân thu – chiến quốc, và được gọi là “Nhã ngữ” vì nghĩa là: – Nhã: là Đẹp, văn nhã…; Khổng Tử Dạy học cũng là dùng “nhã Ngữ” (雅語) .
o   Nhã ngữ là Việt Ngữ   (  hay  hoàn toàn giống nhau, xưa dùng Chung cả 2 chữ nầy là “Việt” ) tồn tại cho đến ngày nay ở Tỉnh Quảng Đông và nước Việt Nam.
o   Nhưng tiếng Việt Nam lại mang giọng nam nhiều hơn vùng Phiên – Ngung / Quảng Châu và sau nầy laị biến giọng khi tiếp xúc nhiều với tiếng Mường, rồi lại biến âm nhiều khi dùng A, B, C để Phiên âm.
o   Tiếng Quảng Đông chỉ biến giọng rất ít dù và vì bởi tiếng Bắc – kinh ngày càng phát Triển mạnh nhưng vì không dùng Latin a, b,c để Phiên âm, không có “ sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng “ cố định cho nên giữ được nhiều âm thanh cổ…, điều nầy có thể kiễm chứng được khi so sánh với phương cách Thuyết văn giải tự của thời Hán đã được Hứa Thận biên sọan trong sách “Thuyết – Văn”
o   Sách “Thuyết văn” ( 説文) của Hứa Thận –   biên soạn và viết ra thời Hán: phần đánh vần của Thuyết văn phải đọc bằng tiếng Việt… (nếu như ai đọc sách đó mà đọc theo giọng “ Quan Thoại – Bắc kinh – Mandarin” thì sẽ không đánh vần được rất nhiều chữ) ; Đó là tiếng Việt cổ đại thời Hán và thời Tần và trở về trước nữa…; Bởi hoàn cảnh và điều kiện lịch sử: Tiếng Việt Cổ là tiếng còn lưu lại được ở Quảng Đông và Việt Nam ngày nay, thời Nam Việt Vương Triệu Đà thì Quảng Đông – Việt Nam ngày nay là Chung 1 nước và ngôn ngữ rất là tương đồng giữa các vùng bắc và nam, đông và tây dù có khác giọng Âu, Lạc, Mân…; Còn tiếng Việt gần biển đông Thái Bình Dương ở phía bắc là Sơn Đông, Tô Châu, Thượng hải sau nầy bị ảnh hưởng mạnh của giọng Bắc – kinh nên trở thành 1 nhánh riêng được gọi là Ngô – Việt Ngữ; Phía nam Ngô – Việt ngữ là vùng Phước kiến, Triều Châu lại bị ảnh hưởng của gịọng nói Ngô Việt mà trở thành một nhánh riêng gọi là Mân Việt Ngữ; Laị có riêng 1 nhánh của người Bộc Việt ở Trung Nguyên thời xa xưa qua bao lần loạn lạc vì chiến tranh mà di cư khắp nơi, nhưng vẫn giữ được phần cơ bản ngôn ngữ của bộ tộc họ, mà lại trộn lẫn ảnh hưởng các phương ngữ khắp nơi trên đường di cư nên hình thành tiếng Hẹ / khách – Gia – Hakka ngày nay. và Mân Việt Ngữ trên Đảo Hải – Nam thì có quá nhiều dân của bộ tộc Lê /” Cửu – Lê” _Lê – Việt ngày xưa nên hình thành tiếng Hải Nam, và Việt – Nam thì độc lập và tách riêng trở thành tiếng Việt Việt – Nam;
o   Những Vùng Ngô, Sở và phía bắc thì ngày nay đã bị phát âm Bắc – Kinh / Quan thoại /Mandarin ảnh hưởng gần như là toàn diện bởi lịch sử xâm chiếm của “Hung Nô” và vì đa số Triều đình của các Triều đại đều đặt tại những vùng đất “Trung Nguyên “ nầy trong mấy ngàn năm lịch sử, nên việc sử dụng quan thoại trở thành Chuyện đương nhiên.
-       Như vậy, có thể tóm tắt các ý rất quan trọng như sau:
o   Khổng Tử đã dạy học bằng nhã ngữ, và nhã ngữ chính là tiếng Việt cổ!
o   Tiếng Việt cổ đã được dùng làm tiếng phổ thông cho toàn bộ các dân tộc Bách Việt thời cổ (bao gồm toàn bộ vùng Trung Nguyên và xa hơn nữa, chứ không chỉ là ở phía Nam sông Trường Giang như ngày nay hiểu lầm). Theo thời gian và biến động, tiếng Việt cổ dần chia làm nhiều nhánh: tiếng Việt Nam, tiếng Quảng, Ngô – Việt ngữ, tiếng Mân Nam…
o   Tiếng ‘Quan thoại/ Phổ thông/ Mandarin’ ngày nay là tiếng lai giữa tiếng Việt cổ và tiếng Hung Nô/ Mông Cổ.
o   Tiếng Việt Nam, tiếng Quảng, tiếng Mân Nam gần với tiếng nói thời Khổng Tử hơn là tiếng Quan Thoại. (Ghi chú: điều này có thể thấy qua việc tiếng Việt có thể đọc và làm thơ ‘Đường’ đúng âm đúng luật vì đủ thanh, còn tiếng Quan Thoại ngày nay không làm được vì thiếu thanh).
-       Ngày nay, chính những nghiên cứu của người Trung Quốc cũng chỉ ra rằng Nhã ngữ - tiếng phổ thông ngày xưa gần với tiếng Quảng Đông, mà họ gọi là ‘Việt ngữ’, hơn là tiếng Quan Thoại. Xin tạm dịch một số đoạn từ bài nghiên cứu 語形成於古廣信——兼談語的文化價和保護問 (Việt ngữ hình thành từ Quảng Tín - Thảo luận về giá trị văn hóa và bảo vệ tiếng Quảng Đông) của tác giả 羅康寧 (La Khang Ninh) để dẫn chứng: (nguồn: http://www.cantoneseculture.com/page_CantoneseFormTo/index.aspx)
o   雅言的基礎是以黃帝爲首的華夏部落聯盟使用的原始華夏語 Nhã ngữ xuất phát từ tiếng Hoa Hạ cổ.
o   到了周朝,便發展成爲中原一帶的民族共同語,可以是我國最早的普通話” Vào thời nhà Chu, nó được phát triển thành một thứ tiếng chung cho vùng Trung Nguyên, có thể gọi là tiếng “phổ thông” sớm nhất.
o   春秋戰國時期,官方交往,文人講學,祭祀活動,都使用雅言 Suốt thời Xuân Thu và Chiến Quốc, giao tiếp trong giới quan chức, dạy học, tế lễ đều dùng Nhã ngữ.
o   孔子就過:子所雅言,詩書執禮皆雅言也。秦朝征服百越之地,徵發原六國的逃亡者以及贅婿、賈人到嶺南作墾卒” Khổng Tử từng nói: Ta dùng Nhã ngôn, Thi, Thư, chấp lễ, dùng Nhã ngữ.
o   這些墾卒來自五湖四海,互相交際必須使用雅言 Những người lính từ khắp các nơi phải nói chuyện với nhau bằng Nhã ngữ.
o   直至趙佗建立南越國時,也采用百越土著的服飾和生活習俗,講百越土著的語言。Cho đến khi lập Nam Việt quốc, Triệu Đà vẫn theo quần áo, phong tục và nói tiếng Bách Việt bản địa. (Ghi chú: bài viết cho rằng tiếng Quảng Đông không phải tiếng Bách Việt. Nhưng Triệu Đà vốn là người “Hán”, quê ở Hà Bắc, thì tại sao lại có thể biết “tiếng Bách Việt bản địa” để mà nói? Như vậy, chỗ này cần được xem xét lại một cách kỹ lưỡng.)
o   雅言在嶺南傳播,始於西漢平南越國之後 Nhã ngữ tại Lĩnh Nam, bắt đầu sau khi Tây Hán bình định nước Nam Việt.
o   東漢撤交趾刺史部設置交州,交趾刺史部和交州都是漢人政權,官方交際必須講雅言。Đông Hán lập Giao Châu, Giao Chỉ thứ sử bộ và Giao Châu đều thuộc quyền người Hán, giao tiếp đều phải dùng Nhã ngữ.
o    交趾刺史部和交州的治所大部分時間設在廣信(今封開和梧州),雅言就首先在廣信使用 Cơ quan của Giao Chỉ thứ sử bộ và Giao Châu được đặt ở Quảng Tín (ngày nay là Phong Khai và Ngô Châu). Nhã ngữ lần đầu tiên được dùng tại Quảng Tín. (Ghi chú: Phong Khai thuộc Quảng Đông ngày nay) 
o   雅言便成爲各土著部落的共同語 Nhã ngữ dần trở thành ngôn ngữ chung của nhiều bộ lạc bản địa.
o   形成雙語制在自己部落使用自己的母語,對外交往則使用雅言。 Hình thành nên dạng song ngữ, họ nói với nhau bằng tiếng mẹ đẻ, và dùng Nhã ngữ để giao tiếp đối ngoại.
o   同時,古百越語言中一些因素,也就爲漢族移民的語言所吸收,從而逐漸形成爲漢語的一支方言—— Một số yếu tố trong tiếng Bách Việt cổ cũng bị nhập vào tiếng của người Hán di cư, dần hình thành nên Việt ngữ. (ghi chú: ý nói tiếng Quảng Đông)
-       Và xin trích thêm 1 số ý kiến của chính người Trung Quốc, để làm sáng tỏ vấn đề “tiếng Quan Thoại”: (Nguồn: https://www.douban.com/group/topic/4724573/ )
o   到晋朝以后,先有五胡乱,接下来便是200余年的南北分治。Sau thời Tấn, trước là thời “Ngũ Hồ loạn Hoa”, rồi lại phân chia Nam Bắc hơn 200 năm.
o   北方游牧民族入主中原,了大量族人,并且把所加入了当地言当中,那里的文化和来巨大的冲,从周朝以来一直作民族共同的雅言逐渐发生重大化,同期,岭南地区保持较为稳定的局面,由雅言演而成的粤没有生中原汉语化,一直保持着原来的音系 Người du mục phương Bắc chiếm Trung Nguyên, giết một lượng lớn người Hán và đưa “Hồ ngữ” vào, gây ảnh hưởng to lớn đến văn hóa và ngôn ngữ của đất nước.
o   因此,雅言在今天的北方和中原已经发展成胡化成代的普通和官,粤却更好的承雅言的原汁原味。Vì vậy, ở phía Bắc và Trung Nguyên ngày nay, Nhã ngôn đã trở thành tiếng phổ thông và tiếng Quan Thoại. Nhưng Việt ngữ (ghi chú: ý nói tiếng Quảng Đông) kế thừa Nhã ngôn tốt hơn.
-       (Ghi chú: ai không biết đọc chữ Hán có thể dùng Google Translate để dịch, đọc vẫn hiểu được đại ý)
-       Người viết xin lưu ý rằng những bài viết trên có giá trị trong việc minh chứng cho sự tồn tại của Nhã ngữ như một thứ tiếng phổ thông thời Khổng Tử, và có giá trị tham khảo nhất định. Tuy nhiên, không phải các bài viết trên là hoàn toàn đúng, nên việc tham khảo cần có sự chọn lọc.
-       Đa phần người Trung Quốc thì không biết tiếng Việt Nam, nên không biết được như tác giả Nhạn Nam Phi rằng tiếng Việt Nam ngày nay cũng gần với Nhã ngữ không kém tiếng Quảng Đông (và chắc chắn là gần hơn là tiếng Quan Thoại). Điều này có thể được thấy rõ hơn qua việc nước Lỗ sinh ra Khổng Tử lại có âm Trâu và nghĩa Trâu trong tiếng Việt!
o   Tại sao Nhã ngữ ở tận nước Lỗ, nằm ở tận sông Hoàng Hà, lại có thể được lưu giữ ở Việt Nam xa xôi? – Người viết cho rằng cần phải tìm hiểu kỹ hơn. Nhưng có thể là: nhờ vị trí xa xôi, chống lại được sự xâm lược của Trung Quốc, mà tiếng Việt đỡ bị biến đổi.
o   Tiếng Quảng còn giữ được nhiều âm cổ, nhưng vì là 1 phần của Trung Quốc, không tránh khỏi bị ảnh hưởng bởi các triều đại mà người Hồ cầm quyền (ví dụ như thời Ngũ Hồ thập lục quốc, thời Mông/ Nguyên, thời Mãn Thanh).
-       Điều này lại sẽ góp phần chứng minh rằng người Việt vốn là một phần của Bách Việt, và là chủ nhân đích thực của nền “văn hóa Trung Hoa cổ đại”, chứ không phải người Trung Quốc ngày nay!
-       Người viết tin rằng đây là một trong những chìa khóa quan trọng để làm sáng tỏ lịch sử của dân tộc Việt Nam.
b) Văn hóa nông nghiệp và văn hóa du mục
-       Ngày nay, người ta dần xác định được văn hóa Bách Việt cổ khác với văn hóa ‘Hoa Hạ’ (tạm gọi như vậy) ở chỗ cơ bản rằng: nền văn hóa Bách Việt là văn hóa nông nghiệp, còn nền văn hóa ‘Hoa Hạ’ là nền văn hóa du mục.
-       Tuy nhiên, những gì trong bài đã viết đã cho thấy hình ảnh con Trâu đã in dấu sâu vào nền văn hóa Trung Hoa thời nhà Chu (Xuân thu – Chiến quốc).
-       Lý do rất đơn giản: cái gọi là ‘nền văn minh Trung Hoa cổ đại’ thực chất là nền văn minh nông nghiệp của Bách Việt; còn cái gọi là ‘văn hóa du mục’, thì là là của người Hung Nô!
-       Những chứng cứ, dấu vết về nền văn hóa nông nghiệp cổ xưa ở vùng Trung Nguyên còn quá nhiều:
o   Truyền thuyết Phục Hy nhìn trời đất vạch bát quái là gì? [26] 12 con giáp Tý, Sửu, Dần… là gì? [27] – Đó là môn chiêm tinh/ thiên văn. Chiêm tinh/ thiên văn ra đời do nhu cầu của nông nghiệp! Mục đích của chiêm tinh/ thiên văn là xác định mùa màng, thời vụ, thời tiết… để trồng trọt cho đúng lúc. Dân du mục không cần quan tâm chuyện mùa màng.
o   Thần Nông là gì? Là ông thần của nông nghiệp. Theo truyền thuyết, ông nếm thảo mộc làm ra thuốc, và dạy dân làm nông, trồng ngũ cốc! [28] Văn hóa du mục làm sao có thể có Thần Nông?
o   Truyền thuyết Cổn – Vũ trị thủy là gì? [29] – Đó là ngăn ngừa ngập lụt (có ý nghĩa tương tự truyện Sơn tinh – Thủy tinh [30]), và điều tiết nước cho việc tưới tiêu để trồng trọt. Dân du mục không cần quan tâm đến trị thủy.
o   Văn hóa nông nghiệp định canh, định cư, cần phải có cuộc sống ổn định. Do đó, mới sinh ra làng mạc, và dần hình thành tổ chức nhà nước ở mức độ cao. Mối liên kết trong các bộ lạc du mục rất lỏng lẻo, không ổn định, có thể thấy qua các nền văn hóa du mục của người Mông Cổ, Hung Nô (người Huns). [31]
o   Và còn rất nhiều những chứng cứ khác…
-       Người viết xin tóm tắt vấn đề trong sự hiểu biết của mình như sau:
o   ‘Văn hóa Trung Hoa cổ đại’ trên vùng đất gọi là Trung Nguyên (ngày nay thuộc khu vực 2 sông Hoàng Hà và Trường Giang ở Trung Quốc) thực chất 90% là của người Bách Việt (cách nói mang tính định tính để hình dung thôi, không phải định lượng cụ thể). Bách Việt (da vàng) bao gồm rất nhiều tộc Việt, sống trên vùng lãnh thổ có lẽ là toàn bộ châu Á ngày nay (chứ không phải chỉ là phía Nam sông Trường Giang như ngày nay hiểu lầm)! 
o   Vào thời xưa thật là xưa đó, từ thời nhà Thương trở về trước, ngôn ngữ có cấu trúc là chính trước – phụ sau, giống như tiếng Việt ngày nay, và đó là tiếng Nôm cổ. Ví dụ như Thần Nông, Đế Nghiêu, Đế Thuấn, Đế Tân (Trụ vương)… Điều này chứng minh rằng người Bách Việt đã từng ngự trị vùng Trung Nguyên vào thời đó. Và chữ viết – văn tự – ‘Hán tự’ là đã trải qua quá trình hình thành hàng ngàn năm từ cái gốc Nôm của Bách Việt.
o   Lúc này, các bộ lạc du mục Hung Nô (tức là người Hồ) sống ở tận phương Bắc và Tây Bắc vùng đất Trung Nguyên, tức là vùng Siberia ngày nay, trên các thảo nguyên Siberia trải dài từ Mông Cổ qua Nga, đến tận châu Âu! (người châu Âu gọi người Hung-Nô là Huns). 
o   Chỉ qua một thời gian rất dài, ít nhất là 3000 năm, tới ngày nay, qua rất nhiều triều đại và vô số cuộc chinh chiến, thì người Hung Nô (Khiết Đan, Mông Cổ, Mãn Châu…) vùng Siberia mới dần xâm nhập vùng Trung Nguyên, hòa huyết với một phần người Bách Việt ở lại Trung Nguyên mới trở thành người Trung Quốc ngày nay. Cho nên: người Trung Quốc mang một phần dòng máu Hung Nô (Siberia), một phần dòng máu Bách Việt!
o   Còn một bộ phận người Bách Việt Trung Nguyên thì di tản đi các nơi khác, hòa huyết với những nhánh dân Việt ở những vùng này, tạo thành các nước Việt Nam, Lào, Thái, Nhật, Hàn… ngày nay! Như vậy: người Việt Nam ngày nay là hòa huyết giữa Việt Trung Nguyên di cư và Việt vùng Bắc Việt (Lạc Việt).
o   Như vậy, có hiểu được cái gốc tiếng Nôm thì mới hiểu được cổ sử và văn hóa cổ ở vùng Trung Nguyên, và có hiểu vùng này thì mới hiểu rõ được lịch sử của Việt tộc!
-       Đây là một chủ đề lớn, người viết xin hẹn trình bày những hiểu biết của mình về lịch sử Bách Việt cổ, với bản đồ minh họa… trong một bài khác, có thể là bài tiếp theo.

8. Phụ lục mở rộng

a) Nước Chu, nước Tề, nước Ngô có thể nào cũng là trâu?
-       Theo sử sách ghi lại, thì vua chúa lập quốc của các nước Lỗ, Ngô có liên quan họ hàng với vua Chu – họ Cơ:
o    Nhà Chu khởi nguồn ở sông Vị (Wei), phía tây nền văn minh Thương. Tổ tiên bộ tộc Chu khởi nghiệp từ đất Thai (nay thuộc tây Vũ Công, Thiểm Tây), tương truyền có tên là Khí, còn gọi là Hậu Tắc, sống vào đời vua Thuấn, được ban cho họ Cơ[32]
o   Cơ Phát đã tranh thủ sự ủng hộ của các chư hầu oán ghét nhà Thương, tập hợp lực lượng chống lại. Cơ Phát cầm đầu 800 chư hầu nổi dậy - mỗi chư hầu thời đó có lẽ chỉ là một bộ lạc, và vào năm 1123 TCN (Một thuyết khác cho rằng thời điểm bắt đầu nhà Chu là 1046 TCN) họ chiến thắng vua nhà Thương là Trụ trong trận Mục Dã (Mu-ye). Vua Trụ thua trận, nhảy vào lửa tự thiêu. Từ đó, vương triều Chu bắt đầu cai trị ở vùng đất trước đó thuộc nền văn minh Thương. Cơ Phát lên làm Thiên tử, tức là Chu Vũ Vương. [32]
o   Nước Lỗ: Được thành lập vào khoảng năm 1043 TCN, những người trị vì của quốc gia này mang họ Cơ () và được phong tước Công. Họ là anh em họ với các vị Thiên tử nhà Chu. Người cai trị mang tước công đầu tiên là Cơ Bá Cầm, con trai của Chu Công Đán, là em trai Chu Vũ vương[1]
o   Ngô là nước được thành lập khá sớm, ngay từ đời nhà Thương. Nguyên một chư hầu lớn của nhà Thương là Tây Bá (sau được truy tôn là Chu Thái vương) có ba người con trai: Thái Bá, Trọng Ung và Quý Lịch. Người con út là Quý Lịch sinh được người cháu là Cơ Xương…  Từ đó ông trở thành tổ tiên của nước Ngô - tức là Ngô Thái Bá. Người em út là Quý Lịch lên thay cha làm Tây Bá rồi sau truyền ngôi cho Cơ Xương (tức Chu Văn Vương sau này), sau này Cơ Xương có con là Cơ Phát diệt Thương dựng lên nhà Chu. Như vậy Ngô Thái Bá và Trọng Ung là bác của Chu Văn vương[33]
o   Vào khoảng thế kỷ 11 TCN, Tề được thành lập một thời gian ngắn sau khi nhà Chu ra đời, là phần thưởng của vua Chu Vũ Vương ban cho Khương Thái Công Lã Vọng. [34]
o   (Riêng Khương Thượng – Lã Vọng, sử sách không có ghi là họ hàng với họ Cơ của nhà Chu. Tuy nhiên, theo tác giả Nhạn Nam Phi, Cơ Phát gọi ông là Thượng Phụ hay Tử Nha/ chú già, thì cũng có khả năng có họ hàng chứ không phải chỉ là cách gọi suông)
-       Xin chép lại các nhận định của tác giả Nhạn Nam Phi nhận định về khả năng liên quan đến Trâu của các nước Chu, Tề, Ngô:
o    - Chu - châu là vẽ hình đầu -Trâu / 2 sừng bẻ quặc xuống / xem hình đầu con Trâu
o   Phát âm “-Tề”/ Đường Âm (Hàng Việt )! Bắc kinh đọc “ –chĩa” Quảng Đông đọc “ -chầy” Triều Châu đọc “ – chói”. Duy nhất 1 âm -Trai là hơi gần âm Trâu! (Ghi chú của người viết: Thiều Chửu viết chữ Tề có các âm Hán Việt là Tề, Tư, Trai)
o   Nhà Chu chặt đầu Trâu / tlu / ngưu và Cầm cái Đầu ! Làm người cầm đầu khởi nghĩa lật đổ Trụ vương / nhà Thương ! 3 chữ nầy đều như cái đầu Trâu đã bị chặt! Và nếu thêm chữ Lỗ nữa là 4:
§  Chu  cái Đầu sừng cong Quặp xuống !
§  Tề  cái đầu để trên bàn TẾ (ÂM đọc Tề là phổ biến )
§  Ngô  cái đầu bị chặt lìa ra và đưa lên cao 
§  Lỗ  nguyên con Trâu để trên bàn lễ / lỗ
§  (Ghi chú của người viết: Ở trên có đoạn trích từ wikipedia: “Trâu là con vật dùng vào việc lễ tế thần thánh.”)
o   Thì ra họ cùng 1 gốc “hoàng gia” và tên nước khác nhau mà lại như nhau!
-       Tuy là nhận định như vậy, nhưng tác giả Nhạn Nam Phi cũng cho rằng cần phải thận trọng và có khảo cứu thêm về vấn đề này.
b) Nói thêm về chữ Tề
-       1 số chữ liên quan đến chữ Tề:
o   Chữ Trai này tự điển Thiều Chửu xếp vào bộ Tề. Nhưng Thuyết văn ghi thuộc bộ Thị/ Kỳ (nghĩa là thần thánh), và ghi âm là Tề tỉnh thanh. [35]
§  Cách ghi âm ‘tỉnh thanh’ thì đã giải thích ở trên. Như vậy, Trai và Tề  gần âm nhau là đúng.  
§  Chữ Trai này có nghĩa là ‘trai giới’ trước khi cúng tế ngày xưa. Nghĩa Nôm của nó là ‘chay’, ăn chay chính là chữ này.
§  Có thể thấy là Thuyết văn xếp chữ Trai vào bộ Thị/ Kỳ là phù hợp.
o   Chữ Tể/ Tế : chữ này theo âm của Tề, nhưng thuộc bộ Thủy, tức là nghĩa liên quan đến nước. Nó có 1 nghĩa là bến đò. Lại có nghĩa là tiếp tế , tế độ, tế thế (giúp đời)…
o   Chữ Tế/ Sái : chữ này thuộc bộ Thị/ Kỳ, có nghĩa là cúng tế, tế tự.
-       Nếu chữ Tề được dùng làm nghĩa tế (cúng tế, tế lễ) như tác giả Nhạn Nam Phi đặt giả thuyết, thì cũng có thể xảy ra, vì các chữ này âm quá gần nhau, có thể ngày xưa đồng âm, mà lại liên quan với nhau qua bộ Tề và Thị, Kỳ.
-       Một sự trùng hợp thú vị:
o   Cúng tế, hiến tế, trong tiếng Anh là sacrifice, tiếng Latin là sacrificō. [36]
§  Tức là có tiền tố là ‘Sac’. Âm được phục nguyên từ gốc là *seh(trong Proto-Indo-European), có lẽ đọc giống sếc/ séc, cũng có thể xem là gần với âm Tế/ Sái. [37]
§  Chữ sacrificō lại có gốc là sacer [37], tức là linh thiêng, thần thánh (sacred trong tiếng Anh). Mà ‘thần thánh’ cũng là nghĩa của bộ Thị/ Kỳ trong chữ Tế
o   Cứu tế, trong tiếng Anh là save hay salve (chữ salve là sự cứu tế của thần thánh), tiếng Latin là salvō. Như vậy, tiền tố ‘Sal’ cũng gần với ‘Sac’ và Tế.
o   Người viết không lý giải được những sự trùng hợp này, chỉ nêu ra đây để cùng xem xét thêm.
c) Vua Nghiêu và vua Thuấn cũng có thể liên quan đến trâu
-       Trang wikipedia về Ngu Thuấn viết như sau: [38]
o   Đế Thuấn (chữ Hán: 帝舜), cũng gọi Ngu Thuấn (虞舜), là một vị vua huyền thoại thời Trung Quốc cổ đại, nằm trong Ngũ Đế. Ông được Đế Nghiêu nhượng vị trở thành vua Trung Hoa, được khắc họa qua sự tích Thiện nhượng (禪讓) đầu tiên trong lịch sử. Cùng với các Đế Nghiêu và Đại Vũ, Đế Thuấn được Nho giáo coi là một trong những vị Quân vương kiểu mẫu, và là những tấm gương đạo đức trong văn hóa Trung Hoa. https://vi.wikipedia.org/wiki/Thuấn
o   Nguyên tên Đế Thuấn là Trọng Hoa (重華), người bộ lạc Hữu Ngu (有虞). Do ông được sinh ra ở Diêu Khư (姚墟), nên về sau lấy Diêu () làm họ.
-       Như vậy, chữ Ngu vốn không phải tên của vua Thuấn, mà vì ông xuất thân từ bộ lạc/ đất Hữu Ngu, nên gọi là Ngu Thuấn.
-       Trang wikipedia về Hữu Ngu viết như sau: [39]
o   Theo Sử Ký - Ngũ Đế bản kỷ thì các thế hệ quân chủ Hữu Ngu trước thời Ngu Thuấn lần lượt như sau: Cùng Thiền, Kính Khang, Cú Vọng, Kiều Ngưu và Cổ Tẩu.
-       Như vậy, Kiều Ngưu là ông nội của vua Thuấn. [40] Chữ Ngưu trong tên của Kiều Ngưu chính xác là chữ Ngưu – trâu.
-       ‘Thuyết văn giải tự’ ghi nghĩa chữ Ngu trong Ngu Thuấn như sau:
o       騶虞也。白虎黑文,尾長於身。仁獸,食自死之肉
o   (Tạm dịch) Ngu: là Ngu Trâu 虞騶, loài vật có vằn như hổ, đuôi dài hơn thân, ăn xác chết (?)
o   Cách giải thích của Thuyết văn rất khó hiểu (lưu ý đây là sách phục chế, nên chưa chắc nội dung phục dựng đã đúng 100%, chưa kể là nghĩa của chữ vào thời Hán chưa chắc giống nghĩa ngày nay). Nhưng ta thấy có sự xuất hiện của chữ Sô = Mã+ Sô. Mà như ở trên đã trình bày: Sô có âm Nôm là Trâu, tượng hình con Trâu.
-       Như vậy, cùng với các dấu vết trong tên của Ngu Thuấn và ông nội là Kiều Ngưu, ta có thể đặt giả thuyết rằng chính chữ Ngu này cũng mang nghĩa là trâu/ bò (hoặc ít nhất là có liên quan tới trâu/ bò).
o   Sau này ở Việt Nam có Hồ Quý Ly lên ngôi vua, lấy tên nước là Đại Ngu, là chữ Ngu mà ta đang xét. [41]
-       Về vua Nghiêu, thì Wikipedia viết như sau: [42]
o   Đế Nghiêu (chữ Hán: 帝堯), còn gọi là Đào Đường Thị (陶唐氏) hoặc Đường Nghiêu (唐堯), là một vị vua huyền thoại của Trung Quốc thời cổ đại, một trong Ngũ Đế.
o   Theo Sử ký, Đế Nghiêu họ Kì (祁氏), có tên là Phóng Huân (放勳), là con trai của Đế Khốc, mẹ họ Trần Phong. Ông có người em khác mẹ là Đế Chí. Vì Nghiêu trước khi lên ngôi từng làm tù trưởng bộ lạc Đào, sau lại cải phong ở đất Đường nên có khi gọi kép là Đào Đường Thị (陶唐氏) hoặc gọi là Đường Nghiêu.
o   Trong văn học Việt Nam, thời Nghiêu, Thuấn được dùng làm điển cố miêu tả thời thái bình, (ngoài) đường không lượm của rơi, (trong) nhà khỏi lo đóng cửa.
-       Theo tác giả Nhạn Nam Phi, thì chữ Nghiêu này có nghĩa là “nhiều”/ giàu!/ vẽ hình có nhiều đất/ nhiều vàng (thay đổi theo thời)
-       Người viết nhận thấy ‘giàu’ cũng có nghĩa là “nhiều”, ví dụ ta nói “nước giàu khoáng chất” thì cũng có nghĩa là “nước nhiều khoáng chất”. Do đó, có một sự trùng hợp thú vị trong mối quan hệ giữa các chữ Nghiêu – nhiều – giàu – trâu như sau:
-       Tuy là có sự liên hệ thú vị như vậy, nhưng có lẽ cũng chưa phải là chứng cứ thuyết phục để chứng minh rằng Nghiêu có nghĩa là Trâu (có lẽ nghĩa chính là ‘Giàu’). Vì vậy, người viết chỉ nêu ra đây, để độc giả cùng xem xét. 
d) Ngưu, Ngu và Niệu
-       Âm ‘ưu’, ‘ươu’ là âm khó đọc.
-       Người miền Nam thường đọc các âm ‘ưu’, ‘ươu’ cụt ngủn giống như ‘u’. Ví dụ như ‘rượu’ thì đọc là ‘rụ’, và người miền Tây thì cho biến luôn âm đầu và trở thành ‘gụ’. Như vậy, người miền Nam sẽ đọc Ngưu thành Ngu.
-       Còn người miền Bắc thì âm ‘ưu’, ‘ươu’ lại biến thành ‘iêu’, giống như ‘rượu’ sẽ biến thành ‘liệu’. Như vậy, âm Quan Thoại có sự biến âm khá giống giọng Bắc, từ Ngưu biến ra Nghiêu, rồi âm ‘ngh’ khó đọc quá biến thành âm ‘Niệu’ trong tiếng Quan Thoại ngày nay.
-       Điều đáng chú ý là âm giọng ở miền Bắc nước Việt và miền Bắc Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng (thí dụ các âm Tr, Ch… giống nhau; hay ‘r’ ‘l’ đổi chỗ; kể cả sự biến đổi phụ âm ưu => iêu… cũng giống), còn miền Nam nước Việt và Nam Trung Quốc lại giống nhau (ví dụ đều có âm ‘w’ trong các chữ Qua, Quốc…). Trong bài này thì ta lại thấy giọng Khmer và giọng miền Nam lại giống nhau âm Ch.
-       Tác giả Nguyễn Văn Huy cho rằng phong thủy, địa lý của một vùng đất có ảnh hưởng đến tính cách, đặc điểm chung của người dân vùng đó. Có lẽ cả giọng nói, âm ngữ cũng vậy. Điều này rất đáng chú ý và cần được nghiên cứu thêm một cách khoa học!
e) Lang và Chàng:
-       Chữ Lang có 2 nghĩa. Một là chức quan, trong tiếng Nôm xưa gọi là ‘quan lang’ (sau này Hán cũng dùng, ví dụ chức Thị Lang); hai là ‘chàng’, để gọi người đàn ông một cách tôn trọng. Chữ Lang này Wiktionary ghi là còn có cổ âm là Crang như sau: [43]
o   (Baxter–Sagart): /*C.rˤaŋ/, /*rˤaŋ/
-       Như vậy, với âm Crang, ta có cơ sở để nhận định rằng chữ Lang này xưa còn có âm là Chrang/ Chlang, dẫn đến sau này tạo thành 2 âm là Chàng và Lang, tưởng là rất khác, nhưng lại cùng 1 cái gốc duy nhất!

-       Điều này củng cố thêm việc âm Tlâu/Chlâ xưa đã tách thành các âm Trâu/Châu và Lỗ như đã phân tích!
f) Nói thêm về 2 âm r, l:
-       Có rất nhiều tiếng Nôm có âm ‘r’ đổi qua tiếng Hoa Bắc đã bị biến thành ‘l’.
o   Chẳng hạn như tiếng Việt nói ‘rừng’, thì qua tiếng Hán thành ‘lâm’  . Việt nói ‘rồng’, Hán nói ‘long’ . Việt nói ‘rực’ thì Hán nói ‘liệt’. Việt nói rá (cái rá vo gạo), thì Hán nói ‘la’  … Hoặc như tác giả Nhạn Nam Phi phát hiện ra rằng tên nước Lào chính là ‘Rao’, là ‘Giao’ Chỉ…
o   Tiếng Hán là 1 phương ngữ trong rất nhiều phương ngữ thuộc tiếng Bách Việt cổ (trong đó có tiếng Nôm, tiếng Mân, tiếng Tiều, tiếng Quảng… và có lẽ là cả tiếng Mường, tiếng Khmer, tiếng Thái…), được dùng làm tiếng ‘phổ thông’ của các dân tộc Bách Việt (tính luôn các nước mà xưa nay thường được cho là ‘Hán’, là ‘Hoa Hạ’ như Triệu, Tề, Sở, Ngô, Việt…) có lẽ là bởi thống trị của nhà Hán do Lưu Bang sáng lập. Đây là lý do về chính trị. Nhưng về mặt ngôn ngữ thì tiếng Nôm là gốc, và có nhiều âm tiết phong phú, đa dạng hơn tiếng Hán nhiều lần.
-       1 số chữ Latin có âm ‘r’ khi phiên âm qua tiếng Hán cũng trở thành ‘l’.
o   Ví dụ dễ thấy nhất chính là chữ ‘Paris’ phiên âm là Ba Lê.
o   Hoặc như chữ Brahman, Brahmin, được phiên âm là Bà La Môn. [44]
-       Trong các ngôn ngữ hệ Latin ở phương Tây cũng thấy có hiện tượng này. Ví dụ như trong hình chụp mục chữ ‘tlâu’ trong từ điển Việt-Bồ-La ở trên ta thấy viết như sau: [11]
o   tlâu, con tlâu: bufarobubalus
o   Tức là chữ con trâu trong tiếng Latin bubalus còn có âm là bufaro (tiếng Bồ Đào Nha thời Việt-Bồ-La, tức là khoảng thế kỷ 17)!
-       Trong kinh Phật cũng có nhiều chỗ thể hiện sự nhầm lẫn hoặc biến đổi của 2 âm này, khi so sánh giữa từ gốc tiếng Phạn và từ phiên âm tiếng Hán (tiếng Bách Việt thời Hán)
o   Ví dụ như ‘Rahula’, tên con trai Đức Phật, thì phiên âm là La Hầu La, tức là âm ‘ra’ đã biến thành ‘la’. [45]
o   Hoặc như chữ ‘Maitreya’, ngày nay đọc là Mai-tre(-dờ), Mai-tri(-dờ) có lẽ xưa đọc ngắn gọn là Mai-trặc hoặc Mi-trặc, rồi bị biến thành Di Lặc (bồ tát) như ngày nay. [46]
§  Về âm ‘Mi’ và ‘Di’: Các âm ‘d’ và ‘m’ (và ‘v’) dễ biến đổi hoặc dùng tương đương. Ví dụ như Phật giáo Trung Quốc bị nhầm lẫn giữa Adi-Buddha [47] và Amitabha [48] (đây là 2 khái niệm khác nhau trong Phật giáo nguyên thủy). Ngày nay khi người Việt hay người Trung Quốc nói về Phật A-Di-Đà hay Vô Lượng Quang Phật, thì họ nghĩ về Amitabha, chứ không nghĩ về Adi-Buddha! (Ghi chú: Tuy kinh điển Phật giáo có đề cập đến Adi-Buddha và Amitabha, nhưng nội dung rất khác quan điểm hình thành ở Trung Quốc mà Phật giáo Việt Nam bị ảnh hưởng theo. Các sách về ‘pháp môn’ niệm A-Di-Đà để được về ‘Tây phương cực lạc’ không có trong kinh điển chính thống. Và xét nội dung mâu thuẫn với các giáo lý cơ bản của Phật giáo được công nhận rộng rãi, phương Tây thường xem đây là ‘ngụy kinh’, tức là kinh giả. [49][50] Vấn đề này có thể sẽ được trình bày trong một bài viết khác.)
§  Còn âm ‘trặc’ thì tương đương ‘tlặc’ và bị rút gọn còn ‘lặc’ như dạng thức ngày nay. (tương tự chữ Lỗ đã phân tích)
g) Bồ tát Di Lặc và Khổng Tử:
-       Theo Phật giáo, về sau khi Đức Phật Thích Ca nhập niết-bàn, nhân loại sẽ bước vào thời kỳ mạt pháp, giáo lý suy bại. Khi đó, Bồ tát Di Lặc sẽ xuất hiện và khôi phục Phật giáo. [46]
-       Cao Đài giáo cho rằng trong thế kỷ 21 này, Bồ tát Di Lặc sẽ xuất hiện, và mở một đại hội phán xét thiện ác, gọi là Long Hoa đại hội. [51]
-       Theo Ki-tô giáo, đấng Jesus-Christ đã có lời hẹn sẽ trở lại, tức là cũng sẽ sớm xuất hiện, và mang ‘kingdom of God’ đến trần gian. [52]
-       Thông Thiên Học (Theosophy) thì cho rằng Bồ tát Di Lặc của Phật giáo, Krishna của Ấn Độ giáo, Jesus-Christ của Ki-tô giáo, Imam Mahdi của Hồi giáo chỉ là 1 đấng duy nhất, và tất cả các tôn giáo lớn trên thế giới đều từ cùng 1 gốc mà ra. [53][54] Vào thế kỷ 20, Chân Sư Djwhal Khul đã báo trước cho sự trở lại của Bồ tát Di Lặc; đồng thời cho biêt rằng Khổng Tử cũng đã là một Chân Sư và sẽ xuất hiện trở lại và có vai trò trong việc dẫn dắt người Đông Á. [55]

Tham chiếu

[6] Nguyễn Cung Thông, ‘Nguồn gốc Việt Nam của tên 12 con giáp’ – ‘Trường hợp Sửu/ Tlu/ Trâu’
[7] Từ điển Việt-Bồ-La, trang 807
[11] Từ điển Việt-Bồ-La, trang 810.
[18] Từ điển Việt-Bồ-La, trang 45,
[19] Từ điển Việt-Bồ-La, trang 41.
[20] Nguyễn Ngọc Quận, ‘Chữ Quốc ngữ trong Từ điển Việt-Bồ-La trong tương quan với cấu tạo chữ Nôm đương thời’, trang 3.
[21] Nguyễn Cung Thông, ‘Ta nói tiếng Việt mà ta không biết’


No comments:

Post a Comment