(2) BÀN VỀ CHỮ MÃ 馬

Ngày nay, chữ Mã (nghĩa là con ngựa) được xem là từ Hán-Việt, và chữ viết được xem là “chữ Tàu” (Chinese). Nhưng thật ra, âm “Mã” là âm phổ thông của các dân tộc Bách Việt sống khắp vùng đất Trung Nguyên, và chữ (cũng như những “chữ Tàu” khác) chính là chữ viết do người Bách Việt sáng tạo ra và sử dụng nhiều ngàn năm trước. (tham khảo bài viết “Nguồn gốc chữ Nôm” của tác giả Đỗ Ngọc Thành: http://chuvietcolacviet.vn/nghiencuu/detail/nguon-goc-chu-nom-94.html)
Bài viết này bàn về một số nội dung liên quan đến chữ Mã như sau:
1. Tại sao Mã lại là ngựa?
2. Tại sao chồng của Công Chúa lại gọi là PHÒ Mã !?
3. Họ Mã ở Lưỡng Quảng và VN có gì đặc biệt so với Việt Tộc?
4. Ngày tết Đoan Ngọ
5. Ngọ có phải là ngựa?
6. “Cửu ngũ chí tôn”?

1. Tại sao Mã lại là ngựa?

a) Về chữ viết
Sách Thuyết văn giải tự (nguồn: https://ctext.org/dictionary.pl?if=en&id=32636) có chữ tượng hình và cắt nghĩa như sau:
   
象馬頭髦尾四足之形
Tượng MÃ đầu mao vĩ tứ túc chi hình. 
Nghĩa là: Mã: tượng hình đầu, đuôi, bốn chân ngựa.
Như vậy, về mặt tượng hình thấy phù hợp: vẽ đầu ngựa có bờm (ba vạch ngang ở trên), 4 chân (bốn chấm bên dưới) và đuôi (nét cong bên phải phía dưới).
b) Về âm đọc “Mã”
Chữ Mã :
-       Âm Hán Việt: Mã (Hán Việt: tiếng Việt do nhà Hán sử dụng)
-       Âm tiếng Quan Thoại (Mandarin): Mã (phát âm hơi kéo dài so với người Việt)
-       Âm tiếng Quảng Đông (Cantonese): Mạ (dấu nặng nghe có vẻ nhẹ hơn người Việt đọc)
-       Âm tiếng Triều Châu (Chaozhou): có 2 âm là Be và Mà (bấm vào để nghe phát âm: https://www.mogher.com/)
Chữ Nhã: có nghĩa là đẹp, tốt
-       Âm Hán Việt: Nhã
-       Âm tiếng Quan Thoại (Mandarin): Dạ
-       Âm tiếng Quảng Đông (Cantonese): Ớ
-       Âm tiếng Triều Châu (Chaozhou): Nhja/ Nha (bấm vào để nghe phát âm: https://www.mogher.com/) 
-       Tuy nhiên, có 1 điều đặc biệt là sách Thuyết văn còn ghi nhận thêm 1 âm nữa, đó là Ngã, Ngạ (Ngũ Hạ thiết). Âm Ngã, Ngạ này nói theo giọng miền Trung (hoặc Triều Châu, Phúc Kiến) có thể trở thành Nghẽ, Nghẹ, Nghé hay Ngõ, Ngọ…
Theo ông Đỗ Ngọc Thành:
-       “NHÃ là ĐẸP ! TRANG NHÃ ! TAO NHÃ ! NHO NHÃ ! PHONG NHÃ ! - Nhã ! / đẹp !
-       Ngựa là : ngưe , nghé / nghê = Tiếng Triều Châu : nghè nghé – 雅雅 = đẹp
-       Con Trâu nhỏ , Trâu con thì gọi là “ nghé” cũng là vậy ! Nó bé ! Nó đẹp !
-       - Mả , Mẻ! Và Bé ( Triều Châu) .
-       Chữ 🐎Bé của Triều Châu mang nghĩa better / English = Tốt đẹp hơn!
Horse 🐎/ English = Mả / ngựa ! Nhưng , phát âm đó bên tiếng Triều Châu có nghĩa là “Hảo –
” tốt ! * tất cả phát âm 🐎Mà , Mả , Mẻ, Bé, nghé nghẹ / ngựa và horse đều là TỐT & Đẹp !”
(Kiểm chứng: phát âm chữ Hảo tiếng Triều Châu là Ho hay Hò, bấm vào để nghe phát âm: https://www.mogher.com/)
Ghi chú:
-       Thời nay một chữ mà vẫn có nhiều cách đọc ở các vùng miền khác nhau (thí dụ “cá” thì Phú Yên, Bình Định phát âm là “ké”), và có nhiều chữ cùng chỉ một vật, (ví dụ như thìa/ muỗng), nếu không có sách vở học hành thì người ta nói chuyện có khi còn không hiểu nhau. Khi truy ngược lại nguồn gốc, ý nghĩa tiếng nói, chữ viết thì ông Đỗ Ngọc Thành đã đi ngược lại ít nhất là vài ngàn năm, nhiều là hàng mấy chục ngàn năm.
-       Thời đó tiếng nói chưa chuẩn nên thường biến đổi qua lại. Đây là điểm cần lưu ý khi truy tìm nguồn gốc, ý nghĩa của từ ngữ.
-       Còn tại sao tiếng Anh (English) mà lại có liên hệ nguồn gốc từ tiếng Việt, thì phải hiểu rằng sự đa dạng dân tộc ngày nay có chung một hoặc chỉ một vài nguồn gốc chính từ xa xưa (ngành nhân loại học hiện nay sử dụng giả thuyết rằng tất cả con người ngày nay đều xuất phát từ châu Phi, rồi mới di chuyển khắp nơi và phân chia thành các dân tộc). Tương tự “cây di truyền” của nhân loại, thì người ta cũng có mô hình giả thuyết về “cây ngôn ngữ”, gọi là proto-language (https://en.wikipedia.org/wiki/Proto-language). Cây ngôn ngữ được nghiên cứu nhiều nhất hiện nay là Proto-Indo-European, nghiên cứu về nguồn gốc và sự giao thoa ngôn ngữ châu Á và châu Âu.
Như vậy, từ những kiến giải của ông Đỗ Ngọc Thành, và âm đọc chữ Mã, ta có thể suy luận như sau:
-       Âm “Ngựa” là biến âm từ chữ Nhã mà ra (“nh” biến thành “ng”).
-       Âm “Mã” có lẽ cũng biến âm từ chữ Nhã mà ra (“nh”, “n” biến thành “m”).
-       Âm “Horse” có thể là biến âm từ chữ Hảo mà ra, có nghĩa là “tốt”.
-       “Ngựa”, “Mã”, “Horse” đều có nghĩa là “đẹp” hay “tốt” (Khi người ta nói “tốt đẹp”, thì “đẹp” cũng đồng nghĩa với “tốt. Giống như trong tiếng Anh có chữ “Good”, hay “Nice”, vừa mang nghĩa là tốt, vừa mang nghĩa là đẹp).
-       Như vậy, con ngựa có các tên gọi “Ngựa”, “Mã”, “Horse” có các tên gọi như vậy đều bởi vì nó là con vật Đẹp.
-       Ngày nay, người ta vẫn có thói quen nói người hay con vật đẹp là “tốt mã”, đối với những ai chưng diện quá mức thì gọi là “đồ ngựa”. Như vậy, không phải là vì so sánh với con ngựa mà ra những cách dùng từ đó, mà thực ra là ngược lại: từ âm Nhã, nghĩa là Đẹp, đã sinh ra tiếng gọi Mã, Ngựa để chỉ con ngựa.
c) Một số kiến giải khác của ông Đỗ Ngọc Thành:
-       Xanh mới và tốt đẹp (tuổi thơ) bị biết thành ra 青梅竹馬-Thanh mai trúc mã Tốt Mã và Trúc Mã là 1 ! * Thanh Trúc là măng non mới lớn lên để thành Trúc xanh / Trúc xinh và Trúc xanh thì mới và đẹp được dùng bằng MỚI MẺ / MỚI MẢ.
-       Nước Kiệu của Ngựa cũng như “ nước cờ” khi đánh cờ ! Nó chỉ là “ nét’ của “ bước “ / các bước kế tiếp nhau của trình tự Bước – bước – bước …chữ “ Nước “ đó tương đương với “Nét” và các Nét tạo ra Nét – Nét – Nét ….như NEXT/ English ví dụ : Next step!
-       Nét Kiệu của Ngựa phi là “nét kiêu ( kiêu hùng) / đẹp” ý khen dáng ngựa chạy đẹp – kiêu hùng ! Và kiêu bị đọc là Kiệu !
驕傲 – kiêu ngạo ! Từ nầy ý là “hãnh diện về sự kiêu hùng”! Và chữ -Kiêu nầy dùng đúng bộ Mã để nói”!
Nhận xét:
-       Như vậy, có thể suy luận rằng chữ “nước” trong “ngựa phi nước kiệu/ đại” này không phải “nước uống”, mà mang nghĩa là chữ “nước” nằm trong cụm từ “đường đi nước bước”.
-       Ngoài ra, chữ “bước” cũng là Bộ trong tiếng Hán Việt (nghĩa là bước đi). Trong võ thuật cũng có các khái niệm về “mã bộ”, “mã bộ tấn”.

2. Tại sao chồng của Công Chúa lại gọi là PHÒ Mã !?

a) Ý nghĩa chữ “Phò” trong “Phò mã”:
-       Trong cụm từ Phò Mã, chữ Phò viết là , có một âm là Phò, một âm là Phụ.
-       Tự điển Thiều Chửu giải nghĩa chữ Phụ/ Phò như sau:
1.    Con ngựa đóng kèm bên xe.
2.    “Phụ mã đô úy 駙馬都尉  một quan chức đời nhà Hán . Từ đời nhà Tấn   trở về sau, ai lấy công chúa tất được phong vào chức ấy, vì thế nên chàng rể của vua gọi là Phụ Mã 駙馬”.
-       Ngoài ra, Wikipedia viết như sau: “Xưa trong lịch sử phong kiến Trung Hoa từ đời Hán, đời Ngụy, đời Tấn, khi Hoàng đế tuần du, các cỗ xe lập thành từng đội trong đó xe Hoàng đế gọi là “chính xa”, xe của các quan thị tòng là “phó xa”. Tuy nhiên, các xe đều giống nhau với mục đích tránh không cho thích khách biết hoàng đế ngồi xe nào. Những người chỉ huy các xe gọi là Phò Mã Đô Úy (駙馬都尉)”. (nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Phò_mã)
Như vậy, theo tự điển Thiều Chửu, thì gọi là “Phò Mã” (hay “Phụ Mã”) đều là cách người ta gọi tắt chức quan “Phụ mã đô úy” (người chỉ huy xe ngựa) được phong cho những người lấy công chúa (theo lệ từ đời nhà Tấn).
b) Kiến giải của ông Đỗ Ngọc Thành:
-       Quan lo về Mả / Ngựa ngày xưa rất quan trọng ! …cũng như tài xế của ông lớn hiện giờ ! Biết hết bí mật và nắm giử cộng việc + sinh mạng của sếp!
-       Vì sợ bị mua chuột và sát hại ! Cho nên Vua ngày xưa luôn ép gả Công Chúa cho cho Quan 駙馬-Phò – Mả / đánh xe ngựa chở Vua …dùng Mỹ Nhân Kế và biến thành người nhà cho an tâm ! Chứ “Phò Mả” chẳng có nghĩa gì là “ chồng của công chúa” !
-       Riết rồi …trở thành “ luật bất thành văn” , cho nên gọi chồng của Công Chúa là “ Phò Mả” !
Nhận xét:
-       Link Wikipedia đã dẫn cũng có viết như sau: “Nhưng cũng đã từng có một vụ hành thích Hoàng đế bởi chính một quan Phụ Mã Đô Úy nên tương truyền từ đời Tấn, Tư Mã Viêm là người đầu tiên quy định chỉ con rể của mình mới được đảm nhiệm chức Phụ Mã Đô Úy, để tránh sự kiện như từng xảy ra trong lịch sử. Về sau, các Hoàng đế cũng áp dụng thông lệ này, chỉ các Hoàng tế mới được phong Phò Mã Đô Úy.”
-       Vậy, cách kiến giải của ông Đỗ Ngọc Thành rất hợp lý.

3. Họ Mã ở Lưỡng Quảng và VN có gì đặc biệt so với Việt Tộc?

a) Sơ lược về Lưỡng Quảng:
-       Lưỡng Quảng, là gọi chung vùng đất Quảng Đông và Quảng Tây thuộc nước Trung Quốc ngày nay.
-       Ngày xưa Lưỡng Quảng cũng gọi là Lưỡng Việt, là vùng đất của người Việt Đông và Âu Việt (hay Tây Âu, Việt Tây), đều thuộc Bách Việt. Trong “Truyện Kiều” có câu “Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông”, chính là vì vậy. Ngày nay, tiếng Quảng vẫn được người Quảng gọi là “Duyệt” ngữ, cũng chính là Việt ngữ thuộc Bách Việt mà thôi (khác xa tiếng Bắc Kinh, vốn là “tiếng lai” ảnh hưởng bởi người Mãn Châu không thuộc về Bách Việt).
-       Thời vua Việt là Triệu Đà, thì Việt Đông và Việt Tây cũng thuộc lãnh thổ nước Nam Việt. Cho nên sau này mới có chuyện vua Quang Trung đòi Càn Long (nhà Thanh) 2 tỉnh này (nguồn: http://timhieulichsuvn.blogspot.com/2017/01/quang-trung-con-song-lieu-ong-co-lay.html). Nhưng Quang Trung chết sớm, mấy năm sau, Nguyễn Ánh muốn đặt tên nước là Nam Việt, nhưng Gia Khánh sợ như vậy về sau nhà Nguyễn lại đòi Lưỡng Quảng nữa, nên kêu đổi tên thành Việt Nam, rốt cuộc Nguyễn Ánh làm theo. Cũng là vua, nhưng chí của Nguyễn Ánh thua Quang Trung xa lắm.
-       Nói như vậy cũng để cho biết, rằng Triệu Đà vốn là người Bách Việt, và được công nhận là một ông vua đúng nghĩa của nước Nam Việt, do đó trong ‘Bình Ngô đại cáo’, Nguyễn Trãi đã viết “Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập” là có lý do; còn người sau muốn bỏ tên vua Triệu Đà (Triệu Vũ Vương), là chưa hiểu vấn đề.
b) Kiến giải của ông Đỗ Ngọc Thành về họ Mã:
-       Họ -Mã ở Lưỡng Quảng và VN là con cháu người Ả Rập ! Bắt nguồn oma, osama, Mohamed v v…khi định cư thì đỗi qua họ “ Ma / Mả” !
-       Họ đến làm ăn đông nhất thời nhà Đường đến nhà Tống …
-       Con Cháu Mã Siêu có nhiều người hiện giờ lại đang ở vùng Trung Đông
c) Phân tích:
Về phiên âm tên:
-       Tên của Osama Bin Laden tiếng Hoa ngày nay phiên âm như sau: ÁoTát·Bổn·LạpĐăng (https://zh.wikipedia.org/w/index.php?title=Special:搜索&search=Osama+bin+Laden)
-       Tên của Muhammad (Mô-ha-mét) phiên âm như sau: MụcHãnMặcĐức
-       Tên của Omar Sharif phiên âm như sau: Áo·SaPhu
-       Tên của Ô Nhi, tiếng Anh là: Omar.
-       Tên của Siêu, tiếng Anh là: MA Chao.
Về Mã Siêu:
-       Theo Wikipedia, Mã Siêu “là con lai giữa người Hán và rợ Khương” (https://vi.wikipedia.org/wiki/Mã_Siêu)
-       Theo một thông tin, thì có 1 nhánh con cháu Mã Siêu đã sang Ba Tư, rồi đến Armenia: https://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/con-chau-quan-cong--ma-sieu-20100203103348754.htm
Về họ Mã ngày nay:
-       Theo Wikipedia, họ Mã đặc biệt phổ biến trong cộng đồng người Hồi. (https://vi.wikipedia.org/wiki/Mã_(họ))
-       Ngoài ra, trang Wiki này cũng ghi rằng “Họ này có gốc từ nước Triệu thời chiến quốc”, tuy nhiên không thấy dẫn nguồn. 
Về nguồn gốc họ Mã:
-       Khi người ta qua nước khác, thông thường sẽ tìm những cái tên của nước mới có âm gần với tên cũ của mình để dễ đọc/ phiên âm. Thí dụ như Khánh sẽ lấy tên Kenny, Tùng lấy tên Tommy… Như vậy, việc các tên Osama, Omar… trong tiếng Ả Rập của người Hồi giáo đổi thành tên/ họ Mã khi sang Bách Việt sinh sống là hợp lý.
-       Còn về nghĩa, thì chữ “Mã” là con ngựa, thì dựa vào suy lý cũng thấy được khả năng gắn kết với văn hóa du mục của người Hồ (chỉ các dân tộc phương Bắc và phương Tây của Bách Việt, bao gồm người Địch, Hung-nô, Khương (có thể Khiết-Đan ~ Khan = Khương), Hồi, Tây Hạ, Mông Cổ, Mãn Châu…), hơn là văn hóa trồng trọt của Bách Việt.

4. Ngày tết Đoan Ngọ:

Ở VN và TQ có tết “Đoan Ngọ”, hay còn gọi là “Đoan Dương”, “Đoan Ngũ”, vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch.
-       Tháng Ngọ chính là tháng 5 âm lịch (new moon nằm ở Gemini, tương ứng cung Ngọ), nên còn gọi là “Đoan Ngũ”. “Ngũ” là 5, mà “Ngũ” với “Ngọ” âm cũng rất giống nhau, không rõ cái nào có trước cái nào.
-       Còn gọi là “Đoan Dương”, có lẽ vì ngày hạ chí 21/6 nằm trong tháng 5 âm lịch. Theo 1 góc nhìn nhất định thì đây là ngày “chí dương”, vì là ngày có mặt trời (cũng là dương) gần trái đất nhất, và có thời gian ban ngày dài nhất trong năm.
o  Ngoài tháng ngọ là tháng 5 âm lịch, có hạ chí; thì giờ Ngọ chính là giờ giữa trưa, khi mặt trời ở trên đỉnh đầu, và đây có thể xem là thời điểm “chí dương” trong 1 ngày.
o  Vị trí mặt trời vào giờ Ngọ có thể xem là trùng với Mid-heaven (MC), tức là thiên đỉnh, trong Astrology chart, đây là vị trí trên đỉnh đầu của vòng tròn. Vào lúc giữa trưa, thì Sun sign luôn nằm ở vị trí này (bất kể đang thuộc cung hoàng đạo nào).
-       Thường khi nói giữa trưa, người ta sẽ nói là “chính Ngọ”. Chữ Đoan tự điển cũng giải nghĩa là “Ngay ngắn, ngay thẳng, chính trực”. Như vậy, có lẽ “Đoan Ngọ” đơn giản là “Chính Ngọ”.

5. Ngọ có phải là con ngựa, hay chỉ là gần âm?

Theo quan niệm hiện tại, thì 12 chữ Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi được xem là 12 con giáp, tương ứng với 12 con vật, lúc thì chỉ giờ (giờ Tý, giờ Ngọ…), lúc thì chỉ năm (năm Tý, năm Sửu…). Tuy nhiên, tại sao lại là 12 và là những con vật đó, thì chưa thấy ai lý giải được rõ ràng, hợp lý.
Vì bài này bàn về chữ Mã, là con ngựa, nên cũng nêu vấn đề chữ Ngọ ra để xem xét.
a) Kiến giải của ông Đỗ Ngọc Thành:
-       Theo như chữ “ tượng hình” thì chữ “ - Ngọ “ của giờ Ngọ hoàn toàn không có “hình bóng” của con Ngựa ! So với chữ 🐎Mả thì rõ ràng hoàn chỉnh hình vẽ con Ngựa có 4 chân ! Vậy , có thể thấy chữ Mả chính là Ngựa và chữ Ngọ có lẽ không phải Ngựa hoặc chắc chắn không phải Ngựa !
-       Nhưng! Tại sai người ta lại hiểu theo -Ngọ là Ngựa ! thì chúng ta phải so sánh qua 1 chữ Khác ! Đó là chữ 🐂Ngưu chữ Ngưu cũng quá kỳ lạ gì đã là chữ Tượng hình mà chữ Ngưu cũng không thấy được là vẽ hình của Ngưu ! Bởi vậy cho nên …từ xa xưa đến nay có Thuyết 🐂Ngưu và 🐟Ngư đã bị lẫn lộn !
-       Lại so sánh chữ -Ngọ và chữ - Ngưu ! 2 chữ nầy rất giống nhau ! Chỉ khác là “ đầu “ nhô lên thì là “ -🐂Ngưu” và “ mất đầu” thì là - Ngọ ! * nếu như đã là chữ “ tượng hình” thì trình bày “ Ngựa “ là mất đầu thì càng thấy là vô lý !
-       Cho nên có lẽ chính là Ngưu và Ngư đã bị lẫn lộn là sự thật ! Vì theo chữ vẽ hình / tượng hình thì thấy rõ “ con nào có 4 chân” và “ con nào chỉ có cái đuôi” !
-       Còn Chữ 🐎Mả chính là Ngựa cũng có 4 chân !
* trong khi chữ Ngọ là chỉ thời khắc của giờ
-Ngọ và nó rõ ràng thể hiện chữ -Can là cây , cây thước đo bóng Mặt trời để biết thời khắc của ngày ! Và -Can kèm theo 1 nét thể hiện Đứng bóng giữa trưa thì đúng là giờ Ngữa , Ngựa / ngó / -ngọ thẳng lên là hướng Mặt trời !
-       Có thể hiểu phát âm Ngữa , Ngó / Ngọ còn có nghĩa là “ Thẳng đứng “ ! Cho nên Con Mả luôn luôn đứng ( không bao giờ ngồi hay nằm ! / luôn cả khi ngủ) thì người ta mới gọi là con Ngựa ! – Thẳng đứng lại mang ý nghĩa đẹp ! Như chữ “ - văn” là vuông ! Cho nên đứng cạnh nào cũng đứng ! Và nó đã mang nghĩa là đẹp ! / văn minh, văn hoá , văn chương V v…, Thẳng , Đứng , là đẹp ! Cho nên “ Ngựa” cũng là Đẹp ! Thì lại phù hợp với âm “ Mả” luôn có nghĩa là Tốt ! Là đẹp !
-       Về phát âm “ Ngựa” thì Đúng là “ Mả” ! Nhưng, chữ “ Ngọ “ thì không phải ! Mà chỉ là sự trùng âm nói về bóng nắng thẳng đứng ! Cho nên chữ -Ngọ đã vẽ hình “Cây thước đo cắm xuống đất đo bóng nắng và Mặt trời đang đứng bóng !
b) Phân tích:
-       Có thể xác định chắc chắn 1 điểm: chữ Ngọ xưa nay vẫn dùng để chỉ “giờ Ngọ”, là khoảng thời gian giữa trưa, khi mà mặt trời lên đến đỉnh đầu.
-       Phân tích chữ tượng hình của ông Đỗ Ngọc Thành rằng chữ Ngọ là “Cây thước đo cắm xuống đất đo bóng nắng và Mặt trời đang đứng bóng” là hợp lý, bởi vì:
o   Khi so sánh chữ Dậu với chữ Tây西 ta sẽ thấy 2 chữ này hết sức giống nhau, chỉ khác là chữ Dậu có thêm một nét ngang.
o   Mà chữ Tây西 chính là chữ tượng hình, vẽ hình mặt trời lặn xuống dưới núi, và phương mặt trời lặn chính là phương Tây西. Như vậy, chữ Dậu, tức giờ Dậu, cũng là tượng hình thời điểm mặt trời lặn ở đường chân trời.
-       Tuy nhiên, việc Ngọ - Ngựa chỉ là tình cờ trùng/ gần âm, hay là có nguyên nhân thì cũng cần xem xét thêm.
-       Ta có thể đặt 1 giả thuyết để xem xét như sau: Tên của mỗi một canh giờ (sau này trở thành 1 cung Tử vi) đều được cố ý đặt tên theo 1 con vật để dễ nhớ (ngày xưa chưa có giấy bút ghi chép, nên việc đặt thêm từ ngữ mới là rất khó khăn).
o   Với giả thuyết này, thì chữ không phải nghĩa là “con Ngựa” (như chữ Mã), mà nghĩa là “Giờ Ngọ/ Ngựa”. (ta cũng thấy rằng người ta gọi là ngày Đoan Dương, Đoan Ngọ, Đoan Ngũ, chứ không nghe ai gọi “Đoan Mã” hay “Đoan Ngựa” cả)
o   Tại sao lại đặt tên như vậy, thì có thể cũng là dựa theo những đặc điểm nào đó của con vật, giống như 1 ý ông Đỗ Ngọc Thành đã chỉ ra rằng “phát âm Ngữa, Ngó / Ngọ còn có nghĩa là “Thẳng đứng” ! Cho nên Con Mả luôn luôn đứng”. (có thể liên hệ rằng 12 biểu tượng cho các cung hoàng đạo của chiêm tinh phương Tây cũng là mang ý nghĩa tượng trưng)
o   Đối với chữ Thân và con khỉ, thì có 1 bài viết của ông Nguyễn Văn Huy chỉ ra rằng chữ Thân và Khôn thời xưa vốn là đồng âm với nhau (chữ Khôn là chữ hình thanh, mượn âm của Thân và bộ thổ để chỉ nghĩa), và con Khỉ cũng còn được gọi là Khôn hay Khọn. Do đó, giờ Thân ứng với con Khỉ. Nguồn: https://www.facebook.com/tranvietx/posts/406338189887165 (còn tại sao chọn con Khỉ để chỉ giờ Thân, thì có lẽ cần phải tìm hiểu thêm)  
Thực sự mà nói, việc xác định phát xuất và ý nghĩa của tên gọi 12 con giáp không đơn giản, vì vừa phải lý giải hợp lý được nguồn gốc các tên gọi, mà lại phải có tính hệ thống. Nghĩa là phải tìm được 1 một mô hình thống nhất (hoặc tương đối thống nhất) giải thích được cho cả 12 canh giờ/ con giáp, chứ không phải con giáp này thì giải thích theo cách này, con giáp kia thì giải thích theo cách kia. Và có lẽ là phải giải thích được là:
1) Tại sao lại là 12 mà không phải là 8, 16, 24, 36…?
2) Tại sao Tý, Sửu,… Hợi lúc là “canh giờ” (chỉ giờ), lúc là “con giáp” (chỉ năm)?
3) Tại sao lại gọi là Tý, Sửu…, Hợi?
4) Những chữ Tý, Sửu…, Hợi có thật là liên quan đến các con vật không và tại sao lại như vậy?
Bài viết này chưa giải quyết được vấn đề đó, chỉ đặt ra ở đây để người đọc cùng xem xét thêm.

No comments:

Post a Comment