LỜI NÓI ĐẦU:
- Tôi không cổ xúy việc nói tiếng Tàu, dùng chữ Tàu, theo văn hóa Tàu.
- Tuy nhiên, Hán tự ngày nay là do người Bách Việt xưa sáng tạo ra, do đó việc phân tích, hiểu rõ vấn đề có thể trả lại sự thật cho lịch sử và xóa bỏ những ngộ nhận.
- Chi tiết xem thêm tại bài viết ‘Tiếng Việt và tiếng Tàu’: https://www.facebook.com/notes/lan-phan/tiếng-việt-và-tiếng-tàu/1996720680395373/
- Bài viết này có 2 phần:
+ Phần A: Một số vấn đề về biến âm.
+ Phần B: Bàn về một số chữ mang nghĩa Cha và Mẹ.
A) Một số vấn đề về biến âm
Ngôn ngữ nào cũng có sự biến đổi âm thanh qua các thời kỳ. Thậm chí trong cùng một thời kỳ mà các giọng địa phương dù gần nhau cũng có sự khác biệt. Thời xưa tiếng nói có trước chữ viết, thì lại càng dễ bị biến đổi theo thời gian và không gian.
Do đó, để cho dễ hiểu về sự liên đới giữa âm này với âm khác mà tôi sẽ trình bày trong chủ đề này, trước hết tôi sẽ cho một số ví dụ minh họa đơn giản. Phần này rất quan trọng và cần thiết để hiểu rõ phần B.
I) Nguyên âm
‘a’ thành ‘ô’, ‘a’ thành ‘oa’: người Quảng Nam nói ‘đi làm’ thành ‘đi lồm’, ‘nam’ thành ‘nôm’, ‘cha’ thành ‘choa’, ‘nói’ thành ‘núa’…
‘a’, ‘ă’ thành ‘e’: người Bình Định, Phú Yên nói ‘con cá’ thành ‘con ké’, ‘tắm’ thành ‘tém’…
‘e’ và ‘i’: tiếng Việt các âm ‘bệnh’ và ‘bịnh’, ‘lệnh’ và ‘lịnh’… dùng như nhau
‘ai’ và ‘ay’: khi đọc nhẹ, ‘trôi chảy’ sẽ thành ‘trôi chải’, ‘ăn chay’ thành ‘ăn chai’…
‘a’ và ‘i’: ‘vô thanh’ và ‘vô thinh’, ‘chính trị’ và ‘chánh trị’…
‘ai’ và ‘ia’: ‘nhân nghĩa’ và ‘nhân ngãi’…
‘ư’ và ‘â’: ‘thực’ và ‘thật’, ‘nhứt’ và ‘nhất’...
…
Một số âm Hán Việt, Nôm dùng như nhau:
‘Nường’ và ‘Nàng’, ‘cương’ và ‘cang’, ‘Châu’ và ‘Chu’, ‘triều’ và ‘trào’, ‘phụ’ và ‘phò’, ‘thái’ và ‘thới’, ‘hán’ và ‘hớn’, ‘quan’ và ‘quen’, ‘quái’ và ‘quẻ’, ‘sơn’ và ‘san’, ‘hoa’ và ‘huê’, ‘thi’ và ‘thơ’, ‘li’ và ‘lìa’, ‘mai’ và ‘mơi’, ‘kiền’ và ‘càn’, ‘kiếng’ và ‘kính’, ‘kiêng’ và ‘kinh’, ‘điều’ và ‘đào’…
II) Phụ âm
1) Giọng địa phương:
Trong tiếng Việt các vùng miền, có nhiều phụ âm dùng lẫn lộn nhau, hoặc do nói ngọng không sửa được hoặc do thói quen (có thể sửa nếu muốn)
- ‘l’ và ‘n’: đây là 2 âm thường nhầm lẫn ở một số vùng miền Bắc.
- ‘r’ và ‘g’: miền Tây nói ‘cá gô’ cho ‘cá rô’.
- Miền Nam thường nói ‘gi’, ‘v’ thành ‘d’, còn miền Bắc thì ‘d’, ‘r’, ‘gi’ như nhau.
…
2) ‘k’ và ‘g’, ‘gi’:
‘k’ và ‘gi’:
- Bắc Kinh là âm Hán-Việt của 北京. Chữ北京 phiên âm cũ tiếng Anh là Peking, đọc rất giống Bắc Kinh tiếng Việt. Tuy nhiên, sau này tiếng Quan Thoại đã bị biến âm thành Beijing (đọc như ‘Bầy-Jing’), tức là âm ‘j’ hay ‘gi’.
- Tương tự, chữ Phúc Kiến 福建 trước đây đọc và phiên âm là Fukien hay Hokkien, nhưng gần đây đã bị đổi thành Fujian (đọc như Phụ-Jien).
- Tương tự, chữ Tân Cương 新疆 (hay Tân Cang) từng được phiên âm là Sinkiang, nay đã đổi thành Xinjang (đọc như Xin-Giang). (Trong một bài viết trên tạp chí LIFE magazine, năm 1943, vẫn dùng phiên âm Sinkiang)
- Chữ Già迦 tự điển Thiều Chửu ghi 2 âm là ‘Già’ và ‘Ca’, và giải nghĩa “Thích Già 釋迦 đức Thích Già là vị tổ sáng lập ra Phật giáo. Cũng đọc là chữ ca.” Ngày nay ở Việt Nam hầu hết gọi Phật ‘Thích Ca’. Từ tiếng Phạn phiên âm ra tiếng Latin là Sakya, nên ‘Ca’ là âm gốc, còn ‘Già’ là biến âm.
- Hiện tượng âm ‘k’ biến thành ‘gi’ là hiện tượng mới xuất hiện trong tiếng Bắc Kinh (do ảnh hưởng tiếng Mãn Châu), chỉ vài trăm năm đổ lại. Tuy nhiên, theo ông Đỗ Ngọc Thành, thời xưa còn có hiện tượng âm ‘gi’ biến thành ‘k’. Một thí dụ điển hình là trong bài ‘Phục nguyên Duy Giáp lệnh của Việt vương Câu Tiễn’ (https://www.facebook.com/notes/lan-phan/phục-nguyên-duy-giáp-lệnh-của-việt-vương-câu-tiễn/2010788538988587/), ông Thành đã chỉ ra rằng chữ Giáp甲 âm Nôm xưa và Triều Châu ngày nay đều đọc là ‘Cả’. Một thí dụ khác là chữ 江 ngày nay đọc là ‘Giang’, nhưng sách Thuyết văn còn ghi một âm cổ là ‘Công’ (tiếng Nôm cũng đọc là ‘Sông’).
- Trong phạm vi bài viết không cần đào sâu vào vấn đề này, ta chỉ cần lưu ý là các âm ‘k’ và ‘gi’ có thể biến đổi qua lại với nhau là được.
‘k’ và ‘g’:
- Âm ‘k’ và ‘g’ rất thường biến đổi qua lại với nhau.
- Thí dụ như ‘cận kề’ hay ‘gần kề’, ‘cận’ với ‘gần’ giống nhau. Hay ‘gươm’ và ‘kiếm’, ‘gương’ và ‘kính’, ‘gắn’ và ‘kết’… cũng vậy.
- Chữ Cân筋, có nghĩa Nôm là ‘Gân’. Chữ ‘Kê’雞 nghĩa là ‘Gà’. (Trong truyện Tam quốc, có giai thoại Tào Tháo nói ‘kê cân’, có nghĩa là ‘gân gà’. Người viết chưa đọc bản chữ Hán nhưng có lẽ là 2 chữ kê雞 cân筋 này.)
- Lại có chữ Can肝, nghĩa là ‘Gan’ trong tiếng Nôm. ‘Tâm can’ chính là ‘tim gan’.
Như vậy, ta thấy các âm ‘k’, ‘g’ và ‘gi’ có thể biến đổi qua lại với nhau.
3) ‘p’, ‘b’ biến thành ‘ph’
- Trong bài viết ‘Nguồn gốc chữ Nôm’ (https://www.facebook.com/notes/lan-phan/nguồn-gốc-chữ-nôm/2010783275655780/), ông Đỗ Ngọc Thành đã chỉ ra rằng chữ Phiên番 âm nôm ngày xưa vốn đọc là ‘Bàn’ (bàn chân). (có thể kiểm chứng lại bằng chữ Bàn磻, ngày nay vẫn đọc là ‘Bàn’, là chữ hình thanh, dùng bộ Thạch石 và chữ番). Ngoài ra, cũng có âm ‘Bùa’ biến thành ‘Phù’ 符 (bùa/ phù phép)
- Trong bài viết ‘Nguồn-gốc tiếng Việt của một số chữ Tàu’ (https://www.facebook.com/tranvietx/posts/406338189887165), ông Nguyễn Văn Huy đã chỉ ra âm ‘Búa’ tiếng Nôm đã biến âm thành ‘Phủ’斧 Hán Việt (vẫn mang nghĩa là ‘cây Búa’).
- Ngoài ra, ta cũng có âm Bụt-đà biến thành âm Phật-đà, sau đọc ngắn còn Bụt hay Phật 佛. Tiếng Mân Nam phát âm “Bụt”, tiếng Quảng phát âm “Phậc” y như người miền Nam Việt Nam, còn tiếng Bắc Kinh là “xPhôổ”. Lưu ý là Buddha là tiếng phiên âm từ Sanskrit, đọc là Bút-đờ, nên ‘Bụt’ là âm cổ hơn và đúng hơn, còn ‘Phật’ là đã biến âm sau này. Ngày nay phim cổ tích Việt Nam ông Bụt xuất hiện với hình dạng như một ông Tiên râu tóc dài bạc phơ, nhưng thực ra không chính xác, vì ‘Bụt’ chính là ‘Phật’.
- Âm ‘Buồng’ (Nôm) đã biến thành ‘Phòng’房 (Hán-Việt).
- ‘Bằng’ và ‘Phẳng’: cùng nghĩa.
- Ngày nay ở Việt Nam hay nói số 8 chữ Hán là Bát八, đồng âm với Phát發 (phát đạt). Điều này rất dễ hiểu khi thấy được quy luật biến từ ‘b’ sang ‘ph’. Ngoài ra, cũng có 3 chữ ‘Bát’ khác là 撥, 潑, 襏 đều là loại chữ hình thanh mượn âm chữ Phát發. Điều này chứng minh được rằng chữ Phát發 ngày xưa (có thể là trước thời Hán) đã đọc là ‘Bát’, về sau mới đổi thành ‘Phát’.
4) ‘v’, ‘b’ và ‘m’
Vào thời Từ điển Việt-Bồ-La (1951), thì thời đó âm ‘v’ và ‘b’ còn chưa phân biệt rõ ràng như ngày nay. Do đó, Trong từ điển Việt-Bồ-La có dùng một chữ ‘b’ đặc biệt có dấu móc (ꞗ) để chỉ âm ‘nửa b nửa v’, âm này ngày nay một số trở thành ‘b’, một số thành ‘v’ (thí dụ ‘vá áo’ thì ghi là ‘ꞗá áo’). Ngoài ra, một số âm ngày xưa là ‘b’ cũng đã biến thành ‘v’ ngày nay. Như vậy, ta thấy rằng ‘b’ và ‘v’ có thể biến đổi qua lại với nhau.
- Ví dụ như theo ông Đỗ Ngọc Thành, thì: “Chữ 王-Vương được giải thích là đơn giản hoá từ hình lưỡi Búa ! Ông cầm Búa đi đầu tức là ông Vua! ( nét dưới họa cho dài ra, và nối liền 2 bên lại là ra hình lưỡi Búa Đẽo!”
Chữ Vương王 cổ được khắc trên kiếm của Câu Tiễn. Nguồn: nongsinh.com
- Như vậy, âm ‘b’ và ‘v’ đã biến đổi qua lại, nên âm Nôm ‘Vua’ và Hán-Việt ‘Vương’王 đã xuất phát từ ‘Búa’.
Trong quyển ‘Chữ quốc ngữ trong từ điển Việt-Bồ-La trong tương quan với cấu tạo chữ Nôm đương thời’, tác giả Nguyễn Ngọc Quận đã khảo cứu khá chi tiết về vấn đề này. Độc giả quan tâm có thể tham khảo thêm tại đây: http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/images/documents/Nguyen_Ngoc_Quan_Chu_Quoc_ngu_tuong_quan_chu_Nom_toan__van.pdf
Về âm ‘m’ và ‘v’:
- Người Việt niệm Phật thì sẽ nói ‘Nam mô Phật’. Nhưng trong tiếng Hán-Việt, thì dùng chữ Vô無, tức là Nam南 Vô無 Phật佛.
- Tiếng Phạn phát âm là Namo, do đó ‘Mô’ là đúng với âm gốc, còn ‘Vô’ là đã bị biến âm từ ‘Mô’.
- Theo sử sách, thì Phật giáo đã đến Việt Nam chủ yếu theo đường Trung Quốc. Nếu điều này đúng, thì có lẽ ngày xưa người ta vẫn đọc chữ 無 là ‘Mô’, còn âm ‘Vô’ là biến âm sau này, có lẽ không quá 1000 năm. (âm ‘Ca’ và ‘Già’ nói ở trên có lẽ cũng thuộc trường hợp này)
Như vậy, ta có thể thấy ngày xưa các âm ‘b’, ‘v’, ‘m’ có thể biến đổi qua lại.
(Bàn thêm: Trong tiểu thuyết ‘Thiên Long bát bộ’ của tác giả Kim Dung, có nhân vật Mộ Dung Phục, là hậu nhân hoàng gia nước Đại Yên; đây là truyện hư cấu nhưng có bối cảnh lịch sử thực. Theo wikipedia (https://vi.wikipedia.org/wiki/Mộ_Dung), thì ‘Mộ Dung’ là họ kép hiếm gặp ở Trung Nguyên, và có nguồn gốc từ tộc người Tiên Ti thời Ngũ Hồ Thập lục quốc. Danh sách những người họ Mộ Dung nổi tiếng là các vua nước Yên, bắt đầu từ Mộ Dung Hoảng 慕容皝 (tạm không quan tâm ‘Hoảng’ là đọc đúng hay sai), vua nước Tiền Yên. Nước Tiền Yên đã từng chiếm bán đảo Triều Tiên ngày nay, nên có thể đưa ra giả thuyết rằng người Triều Tiên ngày nay là sự kết hợp của người Yên thời Chiến Quốc và người Triều Tiên bản địa. Vì các âm ‘b’, ‘v’, ‘m’ có thể biến đổi, mà Mộ Dung lại là họ vua, cho nên có khả năng âm ‘Mộ’ cũng chính là ‘Vua’. Trong một bài viết, ông Đỗ Ngọc Thành có phân tích rằng ‘hoa phù dung’ cũng là ‘hoa dâm bụt’, và ‘bụt’~‘phù’ cũng là ‘vua’, đây là biến âm qua lại giữa ‘b’, ‘ph’, ‘v’. Chữ ‘Dung’ có nghĩa là dung mạo, vẻ mặt. Như vậy ‘Mộ Dung’, ‘phù dung’ và ‘dâm bụt’ đều có nghĩa xưa là ‘mặt vua’.)
III) Về thanh âm:
Ngày xưa dùng chữ tượng hình, chưa có chữ Latin để ký âm chính xác thanh âm, do đó thanh âm rất dễ bị biến đổi theo thời gian và không gian.
Thí dụ như ‘mạnh’ (Nôm) và ‘mãnh’猛 (Hán-Việt) vốn đồng âm đồng nghĩa, chỉ là âm ‘mạnh’ mà đọc cao giọng lên dần trở thành ‘mãnh’, hoặc ‘mãnh’ đọc theo giọng Huế sẽ biến thành ‘mạnh’.
Hoặc như ông Đỗ Ngọc Thành chỉ ra rằng ‘văn tự’ chính nghĩa Nôm là ‘chữ vuông’, ‘văn’ cũng là ‘vuông’. Ngày nay Việt Nam còn nói ‘vuông vắn’, cho nên ‘văn’ với ‘vắn’ cũng chỉ là một.
Một ví dụ khác, là ngày nay đôi khi người nói rằng số 4 – Hán Việt đọc là Tứ四, cũng đồng âm với Tử死, nghĩa là chết.
Vấn đề này đơn giản, chỉ cần hiểu ngày nay có chữ ký âm Latin mà thanh âm khi phát âm thực tế (chứ không phải khi viết) của mỗi vùng còn khác nhau, thì ngày xưa, dùng chữ tượng hình và xa xưa hơn nữa chưa có chữ, thanh âm biến đổi là chuyện rất bình thường.
IV) Các chữ ghép:
Trích bài viết ‘Nguồn-gốc tiếng Việt của một số chữ Tàu’ (https://www.facebook.com/tranvietx/posts/406338189887165) của tác giả Nguyễn Văn Huy:
“Việc xài lẫn-lộn giữa những chữ viết đồng-âm nhưng khác nghĩa, hoặc cùng một mặt chữ nhưng khác âm, là chuyện thường-tình của người Việt cổ. Vì ngày xưa chủng-tộc Bách Việt rải ra khắp Trung Á, Đông Á và Nam Á, cho nên tuy mọi dân-tộc xài cùng một chữ viết (mà ngày nay gọi là Hán-tự) nhưng lại phát-âm khác nhau là điều không tránh khỏi được. Rồi đến khi xảy ra những cuộc di-cư lớn (do chiến-tranh chẳng hạn), dân miền này chạy qua miền khác ở và dẫn đến sự việc xài chữ ghép - một âm của vùng này và một âm của vùng kia - để giúp hiểu nhau.”
- Ông Nguyễn Văn Huy đã cho các ví dụ dẫn chứng nguồn gốc của một số chữ như ‘chợ-búa’, ‘khỉ-khô’, ‘quan tiền’, ‘viên quan’… Qua đó ta thấy nhiều âm đồng nghĩa với nhau, và xa xưa vốn đồng âm, nhưng theo thời gian và không gian dần biến đổi và trở nên khác nhau như ngày nay.
- Dựa trên những hiểu biết về biến đổi âm tiết, ta có thể truy ngược lại nguồn gốc xa xưa và lý giải các chữ này. Ví dụ như ‘lẫn lộn’, thì ‘lẫn’ và ‘lộn’ đồng nghĩa và đồng âm (phương ngữ vùng miền), hay ‘kề cận’, ‘bàn bạc’ và ‘biện bạch’ (‘bàn’, ‘biện’ là nói, là thưa; ‘bạc’, ‘bạch’ cũng vậy, ta thấy cách nói ‘bạch Thầy, con xin thưa…’), ‘khuya khoắt’ (2 âm này nhiều nơi ở miền Trung còn đọc ra ‘khoe khoét’), ‘mạnh mẽ’ (‘mẽ’ cũng là ‘mãnh’猛, có nghĩa là mạnh)… và còn rất nhiều, không kể hết.
V) Tiếng Việt và tiếng Anh:
Trong bài viết trước (bài ‘Bàn về chữ Mã馬’, https://www.facebook.com/notes/lan-phan/bàn-về-chữ-mã-馬/1980084532058988/), đã có đề cập đến mô hình về “cây ngôn ngữ”, gọi là proto-language (https://en.wikipedia.org/wiki/Proto-language).
Thời xa xưa Bách Việt phủ trùm vùng đất Trung Nguyên, và thậm chí còn xa hơn nữa (ông Nguyễn Văn Huy nói rõ rằng là Trung Á, Đông Á, Nam Á), do đó, dựa vào một số điểm tương đồng giữa tiếng Việt và tiếng Anh ngày nay, ta hoàn toàn có thể đặt giả thuyết rằng thời xa xưa, tổ tiên người Việt và tổ tiên người Anh đã từng có quan hệ qua lại với nhau, và có sự trao đổi ngôn ngữ (có thể là ở vùng Trung Á).
Thí dụ ngày nay, tiếng Việt nói ‘cắt’, tiếng Anh nói ‘cut’, 2 âm rất giống nhau, còn nghĩa thì hoàn toàn giống nhau, có lẽ không phải là ngẫu nhiên (xác suất ngẫu nhiên đồng âm đồng nghĩa là 1 phần 10.000 hoặc thấp hơn). Hay tiếng Việt nói ‘Ba’ thì tiếng anh là ‘Pa’. Tiếng Việt nói ‘thánh’, thì tiếng Anh nói ‘saint’ (cũng như Hán Việt ‘thanh’ và tiếng Nôm ‘xanh’, khi phát âm ‘th’ có bật hơi thì sẽ thấy giống). Tiếng Việt có chữ ‘Bò’, thì tiếng Anh có ‘Bull’ (đọc giống ‘bô’, ‘bun’). Hay như màu ‘đen’, nếu thanh âm bị nâng cao lên, thì sẽ thành ‘đéc’, rất giống ‘dark’… Nếu mở rộng ra tiếng Hán-Việt, Quảng Đông, Triều Châu…. (đều thuộc Bách Việt), thì còn thấy nhiều mối liên hệ hơn nữa.
Ông Đỗ Ngọc Thành có chỉ ra một chữ khá thú vị, đó là tiếng Anh có chữ ‘tear’:
- Chữ này đọc là ‘tia’ thì sẽ giống âm ‘chia’ trong tiếng Việt.
- Còn nếu đọc là ‘te’ thì sẽ giống âm ‘xé’ hay ‘chẻ’.
(Lưu ý rằng phải đọc âm ‘ch’ theo giọng miền Bắc và âm ‘t’ theo giọng Anh, gần giống ‘th’, thì mới thấy sự giống nhau.)
Không chỉ tiếng Anh, mà sự giao thoa ngôn ngữ Á – Âu còn có thể được tìm thấy ở tiếng Ý. Ví dụ điển hình là chữ ‘Ciao’.
- Tiếng Ý ‘Ciao’ phát âm giống ‘Chao’ giọng Bắc, và có nghĩa là ‘Chào’. Như vậy, đây cũng là trường hợp đồng âm đồng nghĩa.
- Có một học giả Tây nào đó cho rằng ‘Chào’ tiếng Việt là du nhập từ Ý qua từ khoảng thế kỷ 13. Tuy nhiên, khảo cứu thêm thì thấy điều này hoàn toàn sai.
- Chữ Hán có các chữ Tảo早 và Triều 朝, đọc theo giọng Bắc Kinh hoặc Quảng cũng là Chảo, Chào, Chàu (lưu ý: âm ‘ch’ giọng Bắc). Các chữ này vừa có nghĩa là ‘buổi sáng’, mà cũng có nghĩa là ‘chào’.
- Trong tiếng Thái, có 1 cách chào buổi sáng là ‘Sawadee ton chao’, trong đó ‘Sawadee’ là chào, còn ‘ton chao’ là buổi sáng.
- Như vậy, âm ‘Chào’ là một âm phổ thông trong tiếng Bách Việt (tiếng Thái cũng là một nhánh của Bách Việt), thì không thể nào Việt Nam học Ý như học giả nào đó nói, mà tùy theo chữ ‘Ciao’ đã được dùng ở Ý bao nhiêu lâu, để xác định là Ý học tiếng Bách Việt, hoặc là sự giao thoa ngôn ngữ từ xa xưa.
- Ngoài ra, âm ‘Chào’ vừa có nghĩa là ‘xin chào’, vừa có nghĩa là ‘buổi sáng’, thì từ đó lại có thể hiểu được tại sao tiếng Anh để ‘chào’ thì người ta lại nói ‘good morning’ hay ‘morning’!
Lưu ý cho phần A):
- Ngôn ngữ Bách Việt rất phong phú nên sự biến âm cũng vô cùng đa dạng; do đó trong bài này chỉ đưa ra một số biến âm thường gặp để minh họa cho sự biến âm, và làm nền tảng giải thích cho phần B. Trên thực tế thì còn rất nhiều kiểu biến âm khác, đa phần là có quy tắc, nhưng cũng không loại trừ những biến âm đặc biệt không có (hoặc chưa tìm ra) quy tắc.
- Việc đọc và nắm kỹ phần A này rất quan trọng, khi đã hiểu về biến âm rồi thì sẽ hiểu phần B rất dễ dàng.
- Không ai dám tự cho là biết hết tiếng Việt, và càng không thể đối với ngôn ngữ Bách Việt. Do đó, sau này khi có nhiều người nghiên cứu thêm, thì các biến âm và âm thanh, tiếng nói xưa và nay sẽ càng trở nên sáng tỏ hơn.
- Ngoài ra, nếu nghiên cứu kỹ hơn về sự giao thoa ngôn ngữ Á-Âu thì sẽ có thể giúp hiểu rõ hơn lịch sử quá trình di cư và phát triển của các dân tộc trên thế giới.
B) Bàn về một số chữ mang nghĩa Cha và Mẹ:
I) Trong tiếng Việt
- Một số từ chỉ cha: cha, tía, bố, ba (Hán Việt gọi là ba ba 爸爸), phụ父(Hán Việt), gia爺 (Hán Việt), già
- Một số từ chỉ mẹ: mẹ, má, mạ, bu, bầm, mẫu母 (Hán Việt), ma/ mụ (Hán gọi là ma ma 媽媽).
II) Trong tiếng Anh
Trong tiếng Anh, có các chữ sau để chỉ cha mẹ:
- Parent: chỉ chung cả cha lẫn mẹ, khi dùng ở dạng số nhiều parents thì là cha mẹ, còn ở số ít thì là cha hoặc mẹ đều được.
- Các từ để chỉ cha: Father, Papa, Dad.
- Các từ để chỉ mẹ: Mother, Mama, Mom.
III) Các biến âm đối với các từ có nghĩa là Cha:
- Ta dễ dàng nhận thấy ‘ba’, ‘pa’ và ‘bố’ là gần âm nhất, chỉ là cách phát âm của các vùng miền khác nhau cho cùng 1 chữ.
- Khi ‘b’ biến thành ‘ph’, thì ‘bố’ sẽ dễ dàng biến thành ‘phố’, ‘phú’ và đọc nặng (thí dụ giọng Huế) trở thành âm Phụ父 Hán-Việt. Còn ‘ba’, ‘pa’ thì sẽ biến thành ‘fa’, rồi thành ‘father’.
- Âm ‘cha’ và ‘gia’, ‘già’ đọc giọng miền Bắc thì rất giống nhau và cho thấy rõ các chữ này có chung 1 gốc âm ngày xưa. (có nơi dùng chữ ‘ông già’ để chỉ ‘cha’)
- Chữ ‘tía’ hơi đặc biệt:
+ Khi giọng Hoa Bắc đọc âm ‘i-a’, thì giọng Hoa Nam và Việt Nam thường lướt nhanh mất âm ‘i’, chỉ còn lại ‘a’ (giống như chữ Hạ夏 thì vùng Hoa Bắc ngày xưa đọc là Hi-a, còn Việt Nam đơn giản đọc là Hạ). Như vậy ‘tía’ sẽ chỉ còn là ‘ta’.
+ Và khi phát âm ‘t’ giống tiếng Anh (‘t’ bật hơi), thì ‘t’ rất giống ‘ch’ giọng Bắc, như vậy ‘ta’ sẽ giống như ‘cha’!
- Chữ ‘dad’: cũng đặc biệt như ‘tía’
+ Trong tiếng Anh, phát âm ‘d’ không giống ‘đ’ Việt Nam ngày nay, mà có bật hơi, và âm ‘t’ cũng vậy. 2 âm ‘d’ và ‘t’ (bật hơi) của tiếng Anh rất giống nhau và rất dễ lẫn lộn. Như vậy, âm ‘dad’ đọc đúng sẽ nghe như âm ‘te’ (nhớ là ‘d’, ‘t’ bật hơi).
+ Như vậy khi phát âm ‘tía’, ‘ta’, ‘te’ bằng ‘t’ bật hơi, thì ta sẽ thấy được mối liên hệ giữa chữ ‘tía’ tiếng Việt và ‘dad’ tiếng Anh!
+ Chưa hết, âm ‘tía’ đặc biệt ở chỗ giống âm ‘chia’ (‘t’ và ‘ch’ đều bật hơi), còn ‘dad’, ‘te’ thì giống ‘che’, ‘chẻ’! ‘Chia’ và ‘chẻ’ lại đồng nghĩa và cùng gốc âm (giống như đã phân tích chữ ‘tear’, ‘chia’, ‘chẻ’, ‘xé’ ở trên)!
(Kiến giải của ông Đỗ Ngọc Thành:
+ Chữ 爹-Đà ! Đa / đe / đế tương đương English có dad/ daddy!Triều Châu không có phát âm Đ, nên biến thành tia / tía ! Trong khi bên tiếng VN thì cái Đe (trên đe dưới búa) và cái Đế thì ai cũng hiểu! 1 cái đế/ đe làm nền cho cái khác ở phía trên! Cho nên dùng chữ 父-phụ và 2 phần của chữ 多-Đa để diễn đạt : 1 phần đế và 1 phần trên cái đế ! = 爹
+ Chữ Đế của 皇帝-hoàng đế có lẽ cũng chỉ ông Tía mà thôi ! 帝- Đế / vẽ hình người già có râu !)
- Như vậy, với rất nhiều chữ có nghĩa là ‘cha’, ta tìm ra mối liên hệ giữa các âm và gom nhóm lại được chỉ còn 2 nhóm như sau:
+ ‘Ba’, ‘bố’, ‘papa’, ‘father’, ‘phụ’ cùng 1 gốc âm.
+ ‘Tía’, ‘cha’, ‘gia’, ‘già’, ‘dad’ cùng 1 gốc âm.
IV) Các biến âm đối với các từ có nghĩa là Mẹ:
Tương tự, ta có thể chia các từ mang nghĩa Mẹ thành các nhóm như sau:
+ Mẹ, má, mạ, mẫu母 (Hán Việt), ma/ mụ 媽, mother, mom, mama: tất cả chỉ là sự biến đổi về nguyên âm và thanh âm một chút, đều cùng 1 gốc âm mà ra, rất dễ thấy.
+ ‘Bu’ và ‘bầm’ thuộc nhóm còn lại.
- Tuy nhiên, khi xét sự biến âm giữa ‘b’, ‘m’ như đã chỉ ra ở phần trên, thì ta lại thấy được ‘bu’ và ‘mụ’ lại biến đổi qua lại, và ‘bầm’ với ‘mom’ cũng vậy!
- Như vậy, tất cả những từ chỉ Mẹ kia đều có cùng 1 gốc âm duy nhất, biến đổi theo thời gian và không gian mà ra đa dạng như ngày nay!
V) Các phát hiện và kiến giải của ông Đỗ Ngọc Thành:
1) “Từ 1 âm duy nhất lại sinh ra 2 nghĩa khác nhau”
Ông Đỗ Ngọc Thành chỉ ra rằng:
+ Xưa thật là xưa, chỉ có 1 âm ‘Pa’ hay ‘Bố’ duy nhất vốn vừa chỉ cha vừa chỉ mẹ, hiện tượng này ngày nay vẫn còn thấy trong chữ ‘Parent’. Rồi sau đó ‘Pa/ Ba’ mới biến đổi ra thành ‘Pa/ Ba’ chỉ cha và ‘Ma’ chỉ mẹ và biến ra tất cả những chữ khác! (Ghi chú: Đây chính là một trường hợp biến âm ‘b’ và ‘m’ như đã phân tích ở phần A. Còn nguồn gốc của âm ‘Pa/ Bố’ thì xin xem tiếp bên dưới.)
+ Ngày nay, người Triều Châu gọi ‘mẹ’ là ‘Pó’ (ví dụ ‘côi pó’ là con ‘gà mẹ’), tức là đọc giống ‘bố’ trong tiếng Việt! Có nghĩa là cùng âm ‘Pó’/ ‘Bố’, lúc là ‘cha’ trong tiếng Việt Nam, lúc thì lại là ‘mẹ’ trong tiếng Triều Châu (Lưu ý: Ngày xưa tiếng Việt và Triều Châu đều là 2 phương ngữ của tiếng Bách Việt)! Đây là ‘1 âm mà lại có 2 nghĩa ngược nhau như âm với dương’. (Ghi chú: Điều này giống âm ‘Minh’: có chữ 明 nghĩa là sáng, mà lại có chữ 冥 nghĩa là tối, vậy mà 2 chữ này lại đều đọc là ‘Minh’!)
Theo ông Đỗ Ngọc Thành, thì đây chính là dịch lý ‘Vô cực sinh thái cực, thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái sinh vô lượng’, và cũng như Lão Tử viết ‘Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật.” biểu hiện trong ngôn ngữ. Có nghĩa là âm thanh, cách gọi vạn vật không tự nhiên có sẵn như ngày nay, mà có rất nhiều chữ thuở ban đầu chỉ từ một âm, rồi biến lần, biến lần ra nhiều chữ nhiều nghĩa khác nhau (giống như 1 hạt giống đâm chồi, ra cây ra nhánh, càng ngày càng nhiều).
2) Tại sao lại gọi là Bố Mẹ - Ba Má - Pa/Ma?
Bố chính là Blood ! Là Máu! Bố tôi đó = máu tôi đó!
Blood = 部落 = Bộ Lạc / không ai hiểu !
Chúng ta chung “bộ lạc” / Blood ! Chung dòng máu ! Chung tổ tiên ! Ở chung 1 Blood bị biến thành “1 bộ lạc” ! * chung 1 ông Bố tổ tiên
Chữ blood phát âm nhẹ 1 chút trở thành blue!
- Đó là vì sao tiếng Việt cũng gọi mẹ là “ Bu” !
Và máu là màu blue ! Chỉ khi tiếp xúc không khí mới biến thành màu đỏ!
Người Triều Châu gọi con dâu là “ 心補-新補 / Tâm Bổ - Tân Bổ” thật ra cũng là “ bu mới / blue mới / máu mới “ cho gia đình tương lai của thằng con trai !
Bu ( VN ) / mụ ( Quảng Đông) / mùa ( Bắc kinh) / Pó ( Triều Châu ) đều là blue = > 母- Mẩu
Khoa học phát triển và tiến bộ đến sau nầy mới biết máu có màu “ xanh dương / blue” ! Trong khi ngôn ngữ cổ Đại đã biết là “ blue/ bu” !
Từ chữ Bu / Bổ / Bố / phù sinh ra gọi Bố khi dùng trở lại Blood để gọi ông Bố - Búa - Bùa - phùa / phù - vua và viết bằng rất nhiều chữ ở các nơi khác nhau :
- 符 - Phù ( nhà Tần )
- 不 - Búa / bất ( Sở và Việt)
- 無 - Vua / vô ( Việt )
- 普 - Phổ ( Tây Tạng )
Và bình thường nhất là Bố / Ba / Be - 爸爸
Pa là chung “ ba- má”
Tiếng Nga Pá pà - Má mà TQ : pá pa - má ma - Mongolian / Mông Cổ thì “Ma” / “má” là Ba
Mản là 1 nhánh của Mông Cổ / cũng gọi cha là “ Ma”
Hoàng A Ma là Ba làm Vua thì gọi như vậy ( xem phim sẽ nghe thấy )
“Ma” và “Ba” là Máu ! Là Thịt / ruột thịt / bộ lạc / Blood / blue / bu / ba - Ma trong Tiếng Mông Cổ cũng là “thịt” - tiếng Triều Châu “pa” cũng là thịt
Hôn lên ...Má ! Trong tiếng VN không phải là hôn Mẹ ! Mà là gì Má ! má là phần thịt / thịt nhiều nhất trên khuôn mặt ngay chỗ đó ! Chỉ có thịt chứ không có xương
“má” ( trên mặt của VN ) và “ma” là thịt của Mông Cổ giống nhau
Pa và Ma đọc nặng chưa thành dấu nặng trong tiếng Mông Cổ và Triều Châu ! Và khi biến M / n trong tiếng Việt thành ra “nạt”
Thịt Nạt / mạt / ma
3) ‘Bố’ là ‘Bò’, còn ‘Mẹ’ là ‘Mã’
- Trong Hán-Việt thì con bò gọi là ‘Ngưu’, còn con trâu gọi là Thủy水Ngưu牛. Theo ông Đỗ Ngọc Thành:
+ Họ của Chu Nguyên chương là con “ Trâu” ! Chu Nguyên chương / Châu Nguyên Chương = 朱元章 . 牛 = ngưu = bò ; thủy ngưu = Trâu ; 牛 + 水 = 朱 ( ngưu ...có thủy phía dưới )
+ Thủy + ngưu = trưu /trừu , trâu. “ Trâu “ khó đọc nên mới có “ sưu “ và “ sửu”
+ TQ gọi chung là “ Ngu/ ngưu” trong khi VN lại gọi Bò ! mà English lại gọi Bull nghĩa là Bò và Búfalos / Buffalo là Trâu ! Vậy ! Ta thấy chính chữ Bò cũng gọi chung Trâu và Bò !
+ Phát âm “ trâu” - trầu -trấu / rất quý ! Cho nên mới có 珠-châu / 珠寶-châu báo! Trâu trấu / trau tráu/ biến thành Châu Bảo!
+ Ngu / ngưu / ngâu là con Bò! * phát âm “ Trâu” nghĩa rất quý ( âm 珠-châu) thì Bò cũng vậy ! Bò / bỏ / bu/bủ / bửu / bảo ( âm 寳-Bửu / bảo rất quý);珠寶-Châu bảo / châu báo/ châu bửu!
- Mã là Mẹ và Bò là Ba !
+ Be- Ba - bô - bố - bọ - bò đều là máu mủ, là báu, quý báu !
+ Cha Mẹ là quý báu và đẹp như con Bò / ngưu và con Mã / Ngựa
+ Vật quý là “báo” vật! Là “bửu” bối , nhiều biến âm ...
+寶 - Bảo - Bửu + Bủ ( Quảng Đông) , Bó ( Triều Châu) , Bào ( Bắc Kinh ) ...
+ Con Bò - 寳 là con Báu vật !
+ Những người ...tới số ! Để trở về với ông bà tổ tiên thì Ngưu Đầu và Mã diện đi tìm bắt về !
+ 1 chữ ! 1 phát âm có 2 nghĩa ! Ba + bò + bọ hay Má , Mẩu, Mẹ đều chung 1 phát âm thuở ban đầu của “ bộ lạc “ là “ Blood “ !
+ Bò và Mã cũng chung 1 phát âm thuở ban đầu!
(Ghi chú: tham khảo thêm bài viết ‘Bàn về chữ Mã’ https://www.facebook.com/notes/lan-phan/bàn-về-chữ-mã-馬/1980084532058988/)
Nhận định cho phần B):
- Việc phân tích các từ có nghĩa là Ba và Má cho thấy được 2 điều:
+ Cho thấy nguồn gốc và mối quan hệ giữa các từ này. Cho thấy rất nhiều từ ngày nay đọc thấy khác nhưng xa xưa lại chỉ từ 1 âm gốc mà ra.
+ Góp phần làm sáng tỏ thêm sự giao thoa ngôn ngữ giữa tiếng Việt (và Bách Việt nói chung) và tiếng Anh ngày xưa.
- Việc khảo cứu âm của các chữ ‘Trâu’, ‘Bò’ mang những ý nghĩa quý báu là biểu hiện của văn hóa nông nghiệp, trồng trọt của Bách Việt.
- Các phát hiện “Từ 1 âm duy nhất lại sinh ra 2 nghĩa khác nhau”, “Từ 1 âm để chỉ nhiều nghĩa, dần dần biến âm ra để tạo ra các từ khác nhau mang nghĩa khác nhau” của ông Đỗ Ngọc Thành rất đặc biệt, giúp hình dung được sự hình thành và phát triển của ngôn ngữ từ thuở rất xa xưa.
No comments:
Post a Comment