LỜI NÓI ĐẦU:
Người Việt có sự tích ‘con Rồng cháu tiên’, là một huyền thoại về nguồn cội dân tộc. Tuy vậy, huyền thoại này mang tính huyền hoặc, khó hiểu. Nhiều người đã cố gắng lý giải, nhưng có vẻ vẫn nằm trong vòng bí ẩn, theo hướng có phần mê tín cổ xưa.
Trong bài này, người viết cũng đặt ra 1 giả thuyết giải thích về ý nghĩa của ‘con Rồng cháu Tiên’, theo hướng ngôn ngữ tự nhiên của người Việt xưa. Đồng thời, trình bày cái gốc tiếng Nôm của Âm Dương, Hà Đồ, Lạc Thư, Bát Quái và Kinh Dịch, vì đó là những sản phẩm của Bách Việt cổ.
Nội dung bài viết gồm các phần:
a) Nhắc lại sự tích ‘con Rồng cháu Tiên’
- Con Rồng cháu Tiên là một huyền thoại về nguồn gốc dân tộc Việt Nam. Con Rồng cháu Tiên là tên xưng hô đầy tính tự hào của tất cả dân tộc Việt Nam xuất phát từ quan niệm của họ về xuất thân liên quan đến truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên.
- Trong cách gọi này, Rồng chỉ Lạc Long Quân con trai thần Long Nữ và Tiên chỉ Âu Cơ thuộc dòng dõi Thần Nông. Người Việt Nam tự gọi mình là Con Rồng cháu Tiên tức là nhận mình là dòng dõi của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Đây là tên gọi thường dùng trong thơ ca Việt Nam với hàm ý kêu gọi sự đoàn kết giữa các dân tộc trên đất nước Việt Nam. Ngoài ra, dân tộc Việt Nam cũng gọi nhau là đồng bào với nghĩa tương tự.
- Huyền thoại Con Rồng cháu Tiên nói rằng, vua Lạc Long Quân thuộc dòng dõi Rồng lấy Âu Cơ sinh ra một bọc có trăm trứng, nở ra trăm người con trai. Sau này, 50 người theo mẹ lên núi, 50 người theo cha xuống biển, vì mẹ là giống Tiên, và cha là giống Rồng; và từ đó sinh ra một dòng giống Việt Nam. Từ đó dòng giống Việt này được phát triển. Tiên được hiểu là người sống trên núi, hiền từ thanh thoát, sống mãi không hết. Còn rồng, được coi là chủ tể của biển cả, làm mưa làm gió, thiên biến vạn hóa, tài phép khôn lường.
- Bộ sách sử cổ Đại Việt sử ký toàn thư của Việt Nam cũng chép về huyền thoại tương tự, nhưng bỏ bớt yếu tố trăm trứng trong bọc, mà chỉ nói đến Âu Cơ và Lạc Long Quân sinh ra trăm người con.
Nhận xét: Đại Việt sử ký toàn thư là bộ chính sử, mà vẫn ghi sự tích ‘con Rồng cháu Tiên’ vào, cho thấy sự tích này đã đi sâu vào tâm trí người Việt, nên dù có phần huyền hoặc vẫn được mặc nhiên chấp nhận như một phần của lịch sử.
b) Về Lạc雒 Việt越
- Lạc Việt (chữ Hán: 雒越 hoặc 駱越 hoặc 貉越) là tên gọi của một trong các dân tộc Việt trong nhóm Bách Việt. Người Lạc Việt bắt nguồn từ vùng Động Đình Hồ, nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, đã từng sinh sống ở vùng đất mà nay là Tây Nam Quảng Đông, Đông Nam Quảng Tây (Trung Quốc), và miền Bắc Việt Nam.
Điều này đúng, nhưng chưa đủ, vì nhiều lý do:
- Chính vì người Lạc Việt sống trên một vùng đất rộng, từ Động Đình Hồ (thuộc sông Trường Giang), đến biển Đông Hải, kéo dài xuống đến vùng Bắc Việt; nên Đại Việt sử ký toàn thư cũng nói đó là ranh giới của nước Văn Lang ngày xưa, thời Hùng Vương.
- Tuy vậy, vì lý do gì đó, người ta thường không biết, hoặc quên rằng địa giới đó hoàn toàn trùng khớp với lãnh thổ của nước Sở thời Xuân thu - Chiến quốc! Và vua nước Sở các đời cũng xưng là Sở Hùng (vương)!
- Trong bài ‘Bách Việt sử: Những lớp bụi mờ của lịch sử’, tác giả Nhạn Nam Phi đã chứng minh được rằng: Văn Lang chính là nước Sở. Lịch sử nước Sở chính là lịch sử Văn Lang! [3]
- Độc giả xin hiểu rằng đây không phải là một bài viết nhằm nói rằng người Việt là con cháu người Tàu, mà phải nói ngược lại rằng: người Tàu là con cháu người Việt cổ!
o Trong lịch sử thế giới, không có 1 dân tộc nào định cư ở một nơi cố định trong hàng ngàn năm, mà sẽ có sự di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Ngày nay người Việt sống trên đất Việt Nam, nhưng không có nghĩa là hàng ngàn, hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn năm trước người Việt vẫn cứ sống tại một vùng đất là nước Việt Nam ngày nay.
o Bách Việt cổ là một khái niệm có độ bao trùm lớn, chỉ tất cả các dân tộc châu Á sống bằng nghề nông, bao gồm luôn cả vùng đồng bằng sông Hoàng Hà xưa, chứ không phải chỉ là phía Nam sông Trường Giang như ngày nay lầm tưởng. Lúc đó người Hồ thuộc văn hóa du mục, săn bắt, chăn dê chăn ngựa… còn sống ở tận đồng cỏ Siberia về phía Bắc và Tây Bắc.
o Trong các cuộc chiến tranh lớn, người Hồ (năm tộc Hồ, gọi là Ngũ Hồ, gồm có: Hung Nô, Yết, Tiên Ti, Đê, Khương) [4] bắt đầu xâm nhập vùng đất Trung Nguyên qua các thời kỳ ‘Ngũ hồ loạn Hoa’ (Ngũ Hồ thập lục quốc), nhà Nguyên (Mông Cổ: hậu duệ người Hồ), nhà Thanh (Nữ Chân: hậu duệ người Hồ), tạo ra ‘Hán tộc’ (tạm gọi vậy). Trong mỗi thời kỳ như vậy, luôn có những đợt di cư lớn, của người Bách Việt Trung Nguyên di chuyển đi các nơi, trong đó một bộ phận đến vùng Lưỡng Việt (Lưỡng Quảng) và Giao Chỉ, hòa huyết với người Lạc Việt tại địa phương, và tạo nên nước Việt Nam ngày nay.
- Do đó, nếu nghiên cứu lịch sử người Việt Nam, mà chỉ gói gọn trong vùng đất Bắc Việt, là chỉ mới chạm được đến một phần nhỏ của lịch sử dân tộc.
- Xin nhắc lại: con người sống trên vùng đất Trung Nguyên các đời Hạ, Thương, Chu (Xuân thu – Chiến quốc) đều là người Bách Việt, với văn minh nông nghiệp. Tổ tiên người Việt là một phần trong nền văn minh đó, và là chủ nhân đích thực của cái gọi là ‘nền văn minh Trung Hoa’. Các bài viết của tác giả Nhạn Nam Phi, và các bài viết khác của người viết đã đưa ra nhiều bằng chứng về ngôn ngữ thể hiện điều này (tham khảo thêm bài viết ‘Giải mã tên nước Lỗ魯, Khổng Tử và Nhã ngữ’ [5]).
- Người viết sẽ trình bày thêm về vấn đề này, có cả bản đồ gien do các nhà khoa học thế giới công bố, trong bài tiếp theo.
c) Về chữ Lạc trong Lạc雒 Việt越
Chữ Lạc雒 tiếng Trung ngày nay đọc là lo/lua/lô. Theo wikitionary chữ Lạc雒, thì có vẻ như Lạc là âm thời Tùy/ Đường (tiếng ‘Hán’ trung cổ).
- Chữ Lạc này viết bằng bộ Chuy隹, để chỉ chim, nên trước đây người ta hay nhìn mặt chữ mà giải thích rằng Lạc雒 là ‘chim Lạc’.
- Nhiều nhà nghiên cứu đã cố gắng tìm hiểu ‘chim Lạc’ là chim gì, và có phải người Việt cổ xem loài chim đó là ‘vật tổ’ không? Tuy nhiên, dường như không ai tìm ra được đó là loài ‘chim gì’, cụ thể ra sao, và có thật là người Việt cổ từng tôn thờ một loài chim như vậy không.
- Một số tác giả đã đặt giả thuyết rằng ‘lạc’ nghĩa là ‘nước’, một số cho rằng là ‘lúa’. Đây là những giả thuyết tương đối hợp lý. Ít ra thì nước hay lúa gạo cũng đều cụ thể và gần gũi với Việt tộc hơn là một loài chim mà thậm chí là không ai biết là ‘chim gì’.
- Trong phần 5. Phụ lục sẽ có trích dẫn thêm một số bài viết về vấn đề ‘chim Lạc có thật không và có phải vật tổ của người Việt không’. Tạm thời ở đây sẽ bỏ qua ý tưởng này.
Tác giả Vũ Thế Ngọc, trong Đặc san Đền Hùng 1989 đã có bài viết ‘Ý nghĩa Quốc hiệu Lạc Việt’ [6], đã trình bày 2 ý mà người viết cho rằng rất đáng giá về chữ Lạc trong Lạc Việt:
- ‘Lạc’ chính là ‘nước’ (nước uống), là một âm cổ của âm ‘nước’ ngày nay.
o Nguyễn Kim Thản đã rất sáng mà đặt giả thuyết đó là chữ có nghĩa "nước"… Phần sau đây chúng tôi xin trình bầy để minh chứng rõ ràng "Lạc" đúng là "Nước".
o Việt (hiện dùng): Nước - Mạ: Đa - Churu: Đạ - Koho: Đa - Nup: Đa - Muong: Đa - Bana: Đák - Sơ Đăng: Đák - Cua: Đaák - Xi Tiêng: Đaác - Mường: Rác - Việt (tiếng địa phương bắc Trung Bộ): Nác
o Nác, hay Đák chính là cổ âm của từ "Nước".
o So sánh tiếng địa phương bắc Trung Bộ (cổ hơn) với tiếng địa phương Bắc Bộ: Nác - Nước, Náng - Nướng
o Tiếng Mường (được xem là gần với cổ Việt) so với tiếng Việt hiện đại: Rác - Nước, Lái - Lưới
o Không những các âm "A" biến đổi với âm "Ươ" như trên, mà phụ âm L/N/R còn cũng có thể thay đổi lẫn nhaụ Thí dụ xem bảng 5. Nên nhớ R, Đ, N, L đều là âm Răng Nướu (Dental Alveolar) chỉ khác nhau ở độ cong lưỡi.
o Ắt chúng ta còn biết một số lớn người không phát được âm L (ông Nái Nợn ...) Đặc biệt là tất cả dân Việt vùng biển Bắc Bộ đều phát âm L thành N.
- Chữ Lạc Việt không quan trọng là chữ Lạc nào trong chữ Hán, như Lạc雒 bộ Chuy, Lạc駱 bộ Mã, Lạc貉 bộ Trãi…
o Bởi vì lý do duy nhất là tất cả tài liệu lịch sử của chúng ta đều viết bằng Hán văn, và một số không nhỏ các danh từ về nhân, vật, địa danh, danh xưng ... chỉ là chữ "ký âm" mà các vị không biết, chỉ chạy theo nghĩa tự Hán Việt.
Như vậy, điều ta cần chú ý, chính là Lạc là nước, chứ không nên đào sâu vào ý nghĩa của các chữ Hán, vì đó chỉ là cách viết ký âm cho tên gọi ‘Lạc’ (là ‘nước’), khi phân tích nghĩa của mặt chữ thì sẽ bị sai.
- Trong Tự điển Thiều Chửu về chữ Lạc雒 bộ Chuy, có định nghĩa đầu tiên như sau:
o Sông Lạc. Chữ y lạc 伊雒 trong thiên Vũ Cống nguyên là chữ lạc 洛. Có nhà nói vì nhà Hán 漢 vượng về hỏa đức, kiêng nước thích lửa, nên mới đổi chữ lạc 洛 ra lạc 雒.
- Như vậy, chỉ vì một lý do nhảm nhí, mà nhà Hán đã đổi chữ lung tung, thì rõ ràng không thể câu chấp vào mặt chữ mà giải thích nghĩa chữ Lạc Việt được. Ta chỉ biết rằng nghĩa của ‘Lạc’ chính là ‘nước’ trong tiếng Nôm, là được.
o Ông Lê Quý Đôn cũng từng viết trong ‘Vân đài loại ngữ’ về sự đáng nghi ngờ trong sử cũ như sau: “… Tôi nhận xét đời Hùng-vương, trên nối theo đời Hồng-bàng, văn-tự (chữ viết) không có truyền lại, 15 bộ đặt ra thấy lẫn lộn với những danh-hiệu quận huyện mới lập ra vào thời nhà Hán nhà Ngô đáng nghi là do các nhà nho đời sau đã lén lấy mượn, thật không phải chép đúng sự thật...” (quyển 3 – Khu-Vũ)
Nhìn chung, cách lý giải ‘Lạc’ là ‘Nước’ của tác giả Vũ Thế Ngọc rất hợp lý.
- Ngày nay, người Việt cùng dùng cụm từ ‘nước lã’, cho thấy mối liên hệ giữa các âm lạc/ lã/ nã/ nác/ nước (có nghĩa là: lạc, lã và nước là đồng nghĩa, chỉ là những phương ngữ khác nhau có cùng 1 gốc âm).
- Ngày nay dùng chữ ‘róc rách’ để mô tả tiếng nước chảy. Nếu đổi ‘r’ và ‘l’ thì sẽ ra lóc lách/ lóc lác/ ló lạc… Có thể âm ‘nác’, ‘nước’ đã hình thành từ thời thượng cổ như vậy chăng? (đây chỉ là giả thuyết để xem xét thêm, không khẳng định)
Cách lý giải này cũng phù hợp với những nội dung tiếp theo sau đây.
a) Lạc Long Quân là Cha ‘Rồng’, mà cũng là ‘Dòng’ (nước)!
Trong bài viết ‘Truyện xưa Bàn Cổ, Phục Hy – Nữ Oa, và Vũ trụ học’ trước, người viết đã chứng minh mối liên hệ giữa ‘rồng’ và ‘rắn’ và ‘nước’. Xin trích lại một số đoạn có liên quan: [7]
- Tuy nhiên, tra cứu từ điển cho biết chữ rồng tiếng Anh là ‘Dragon’ có nguồn gốc tiếng Latin ‘Draco’, Hy Lạp δράκων cũng có nghĩa là rắn.
o Rắn: rắn/ xà, snake/ serpent (tiếng Anh), naga (tiếng Ấn/ Sanskrit)
o Rồng: rồng/ long, dragon/ drake (tiếng Anh), draco (tiếng Latin)
o Khảo sát sự biến âm giữa các âm này:
§ Âm ‘rồng’ và ‘long’ là do biến đổi 2 âm lỏng [r] và [l].
§ Âm ‘rắn’ phát âm nhẹ lại biến thành ‘rá’, trong ‘dragon’ và ‘draco’.
§ Âm ‘rắn’ đọc nặng biến thành rắk/ rếk của chữ ‘drake’. Nếu đọc [r] thành [n] (hiện nay ở Việt Nam vẫn có hiện tượng này), thì sẽ là ‘nắn’, đọc nặng biến thành âm nắk/ nếk của chữ ‘snake’.
§ Âm ‘xà’ đọc [a] thành [ơ] (thí dụ giọng miền Trung) thì sẽ thành ‘xơ’ trong ‘serpent’.
§ Xà-rắn, có thể đã biến đổi thành xà-nếk và đọc nhanh ghép lại trở thành ‘snake’.
§ Dragon, phiên âm dra-gờn, ghép lại kiểu phản thiết sẽ thành ‘drờn’, rất gần âm với ‘rồng’.
§ Naga tiếng Sanskrit đọc là ná-gờ, còn Ấn Độ đọc ngắn là ‘nág’, cũng gần âm với ‘rắn’ và ‘snake’.
- Chữ ‘nước’ tiếng Việt đã được nhiều nghiên cứu xác định rằng có các âm cổ là nác/ nã/ lã/ lạc… tức là gần âm với ‘nág’. Điều này lý giải được tại sao ‘naga’ là rồng, là rắn, ở dưới nước.
Âm ‘Lạc’ cũng là Rác/ ‘dRac(o)’ (‘rồng’ trong tiếng Latin), là ‘Naga’ (‘rồng’ trong tiếng Ấn), nghĩa là ‘Rồng’, tất cả đều liên quan đến ‘Nác’, ‘Nước’.
Và người viết xin đưa ra thêm 1 giả thuyết liên quan đến vấn đề này: ‘rồng’ chính là ‘dòng’ (dòng nước, dòng sông)!
- Giọng miền Bắc ngày nay đọc âm ‘rồng’ và ‘dồng’/ ‘dòng’ rất giống nhau (và cũng giống ‘giòng’).
- Một ‘dòng’ nước, nhỏ thì gọi là ‘dòng chảy’, lớn thì gọi là ‘dòng sông’.
- ‘Dòng’ nước thì không bao giờ thẳng, mà luôn uốn lượn (giống một con ‘rắn’).
- Theo truyền thuyết xưa, ‘rồng’ là loài vật dưới nước, có khả năng tạo mưa. Điều này rất phù hợp với việc ‘dòng’ là nước, bốc hơi lên thì làm ra mưa.
- Âm ‘r’ đổi với ‘l’ thì ‘rồng’ lại biến thành ‘long’.
- Con ‘rồng’ nguyên thủy, thực chất chỉ là một ‘dòng’ nước, ‘dòng’ sông!
o Nhưng nước lại là một yếu tố đặc biệt quan trọng đối với sự sống, chứ không hề tầm thường!
o Các nền văn minh lớn trên thế giới đều xuất phát từ những dòng sông, bởi vì đó là điều kiện cần thiết cho sự sống và phát triển.
- ‘Lạc Long Quân’ – hay Cha Rồng – chính là ‘Rồng Nước’ (Lạc = Nước, Long = Rồng), cũng là ‘Dòng Nước’ (Rồng = Dòng).
(Cập nhật: sau khi viết bài này, người viết tìm được bài viết ‘Vết tích liên hệ long-rồng và sông qua ngôn ngữ’ của tác giả Nguyễn Cung Thông. Như vậy, mặc dù người viết độc lập nghĩ ra mối liên hệ Rồng – Sông, nhưng tác giả Nguyễn Cung Thông thì đã nhìn thấy trước đó khoảng 10 năm [8]. Một trong những chứng cứ quan trọng trong bài viết đó là cổ âm của chữ Giang江 chính là *krong (wiktionary cho biết Baxter-Sagart và Trịnh Trương Thượng Phương đều đưa ra âm này [9]), trong tiếng Việt Nam ngày nay là ‘sông’. Người viết hoàn toàn đồng ý với mối liên hệ ‘Rồng’ – ‘Sông’ này, người đọc có thể tham khảo thêm bài viết của tác giả Nguyễn Cung Thông.)
b) Âu Cơ là Mẹ Tiên, mà cũng là Núi, là Đất!
Trong bài viết ‘Chữ Nôm có trước Hán Việt: Hoẳng và Chim’ [10], tác giả Nhạn Nam Phi đã giải nghĩa được cái tên ‘Tản Viên’ hay ‘Hiên Viên’ đều có nghĩa là ‘Tiên’. Xin trích một vài đoạn:
- Hiên Viên- 軒轅 bên tiếng Bắc Kinh đọc là Xuyén-duyẽn/軒轅 (và hoàn toàn vô nghĩa)! Chỉ có ráp lại trở thành 1 chữ đơn âm là “Xién-
仙”=Xuyén-duyẽn/軒轅 thì mới có nghĩa là Tiên-仙!
仙”=Xuyén-duyẽn/軒轅 thì mới có nghĩa là Tiên-仙!
- Truyền thuyết bên Việt Nam lại có Tứ Bất Tử là “Tản Viên Tiên Tử”, “Tản-Viên” là “Tiên”, bốn chử “Tản Viên Tiên Tử” đã tự nói rõ ý
nghĩa của chữ “Tản-Viên” là Tiên-仙! Tản-Viên=Tiên仙.
nghĩa của chữ “Tản-Viên” là Tiên-仙! Tản-Viên=Tiên仙.
- Hiên-Viên軒轅 là Tiên仙 và Tản-Viên là Tiên仙; Vậy, Hiên-Viên và Tản-Viên chỉ là 1, do trại âm mà khác chút ít ?
- Tiếng Bắc Kinh (ngày nay) đọc Hiên Viên-軒轅 là Xuyén-duyẽn-軒轅,Vậy Hiên Viên-軒轅 chính là Tản-Viên軒轅, thì mới phù hợp với
luật Biến âm X <=> T.
luật Biến âm X <=> T.
- Có thể so sánh để thấy mối liên hệ giữa vần “TH” hay “T” bên tiếng Việt khi qua bên tiếng Bắc Kinh là biến thành vần “X” hay “S”.
Như vậy, ‘Tản Viên Sơn Thánh’ là ‘Sơn Tinh’, và cũng là ‘Tiên’ (và cũng là Hiên Viên trong tiếng Hán). Chữ Sơn山 và chữ Tiên仙 ngày nay đọc khác nhau, nhưng thời xa xưa vốn đồng âm, vì chữ này mượn âm chữ kia.
Tản Viên hay Hiên Viên軒轅 là gì? Tác giả Nhạn Nam Phi đã nói Hiên Viên軒轅 vô nghĩa trong tiếng Hán, điều đó có nghĩa rằng người Trung Quốc không hiểu chữ Hiên Viên hay Tản Viên, vì đã đánh mất cái gốc Nôm. Người viết xin đề xuất cách giải thích như sau:
- Ta hãy bỏ qua mặt chữ, chỉ quan tâm âm đọc, vì như tác giả Vũ Thế Ngọc đã chỉ ra: đối với những cái tên riêng cổ xưa, chữ Hán chỉ để ký âm, chứ không thể hiện nghĩa. Quá chú trọng vào mặt chữ sẽ bị ‘lầm’.
- Viên, hay ‘hoàn’ âm Hán Việt có nghĩa là ‘tròn’. (tham khảo bài ‘Nguồn gốc tiếng Việt của một số chữ Tàu’ [11] của tác giả Nguyễn Văn Huy)
- Hoàn圜 hay hoàn環, chỉ vật hình ‘tròn’, hẳn chính là chữ Nôm ‘hòn’ (đá).
- Còn Tản, thì là Tảng. Đá nhỏ thì gọi là ‘hòn’ đá, lớn thì phải gọi là ‘tảng’ đá, đó là tiếng Nôm, rất nôm na, đơn giản.
- Như vậy, Tảng Viên = tảng đá lớn. Tảng đá quá lớn thì là ‘Núi’. Đến đây thì ta thấy được rõ ràng rằng Tảng Viên = Tiên = Sơn Tinh = Núi.
- Chữ Tiên仙 gồm có bộ nhân亻 chỉ người, ghép với chữ Sơn山 là núi. Chữ cổ của chữ này còn viết là Tiên仚 (chữ Nhân人 ở trên chữ Sơn山), Thuyết văn giải nghĩa là ‘Nhân人 tại 在 sơn 山 thượng上’. Như vậy, có lẽ nghĩa gốc của chữ Tiên仚 / 仙 là ‘người sống trên núi’.
Như vậy, mẹ Âu Cơ, là mẹ Tiên = mẹ Núi!
- Chữ Âu có lẽ đó là ‘ụ’. Ụ đất lớn cũng là núi. Âm ‘Âu’, ‘U’ gần với âm Ơ(th) (Earth = Đất).
o (Mẹ người Việt ru con là ‘ầu ơ’, cũng là một sự trùng hợp kỳ lạ)
- Ngày nay nhiều nơi vẫn gọi ‘Mẹ’ là ‘U’. Đó là mẹ Tiên, mẹ Núi, mẹ Đất.
c) Kết luận cho ‘con Rồng cháu Tiên’:
- Qua 2 phần 3, 4, chữ ‘rồng’ và ‘tiên’ có ý nghĩa như sau:
o Rồng ~ sông ~ nước
o Tiên ~ núi ~ đất
- Như vậy, người viết tin rằng ‘con Rồng cháu Tiên’ nguyên thủy chỉ có nghĩa là ‘dân tộc sinh ra từ đất và nước’. Đó là vũ trụ quan nguyên thủy của người Việt cổ. Rồi sau này ngôn ngữ biến đổi, dần dà dòng/ nước biến thành ‘rồng’, ‘sơn’ (núi) biến thành ‘tiên’, mới sinh ra truyền thuyết Lạc Long Quân/ Âu Cơ như ngày nay.
- Câu chuyện 50 con theo cha xuống biển, 50 con theo mẹ lên núi là gì?
o ‘Rồng’ xuống biển, có phải là ‘dòng’ sông đó không? Trăm ngàn con sông cuối cùng đều đổ ra biển cả!
o Hai nhóm người, có lẽ là hình tượng của nhữ g nhóm người sống ở vùng đồng bằng (bên cạnh các dòng sông) và nhóm người sống trên núi. Sự khác biệt và chia tay của Lạc Long Quân và Âu có có phải là: đôi khi có những người con trai, con gái gặp nhau rồi yêu nhau, nhưng rồi đặc tính, lối sống khác nhau (người đồng bằng, kẻ sơn cước) cuối cùng đường ai nấy đi?
- ‘Đẻ đất, đẻ nước’ [12] là một câu chuyện phổ biến về vũ trụ của người Mường xưa còn ghi lại đến ngày nay. Tin rằng rất nhiều dân tộc khác cũng có câu chuyện tương tự như vậy. Ngay trong truyền thuyết về Phục Hy – Nữ Oa (cũng là truyền thuyết của Bách Việt, tham khảo bài viết ‘Truyện xưa Bà Cổ, Phục Hy – Nữ Oa và Vũ trụ học’ [7]), thì Nữ Oa cũng nặn ra con người từ BÙN hoặc ĐẤT SÉT. Bùn hay đất sét gì cũng gồm có đất và nước cả.
- Cho nên, quê hương, xứ sở, cội nguồn của người xưa chính là ‘đất’ và ‘nước! Đó là quốc hồn quốc túy của người Việt.
a) Hà Đồ, Lạc Thư và Bát Quái
Trong nền văn minh Trung Nguyên cổ đại (xin gọi như vậy thay cho ‘văn minh Trung Hoa’, để tránh hiểu lầm là văn minh của người ‘Hán’, vì như đã nói, đó là nền văn minh của người Bách Việt), có một chữ Lạc nữa rất quan trọng. Đó là chữ Lạc洛 bộ Thủy, nghĩa là ‘sông Lạc’.
Wikipedia tiếng Việt không có mục ‘sông Lạc’, nhưng sông này có được nhắc đến trong trang wikipedia Lạc Dương: [13]
- Lạc Dương (giản thể: 洛阳; phồn thể: 洛陽; bính âm: Luòyáng) là một thành phố trực thuộc tỉnh (địa cấp thị) nằm ở phía tây tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.
- Tọa lạc trên đồng bằng trung tâm của Trung Quốc, một trong những cái nôi văn minh Trung Hoa, Lạc Dương là một trong bốn cố đô vĩ đại của Trung Hoa.
- Ban đầu thành phố này được Triệu Khang công hay Thiệu công Thích theo lệnh của Chu Công (周公) xây dựng vào thế kỷ 11 TCN và được đặt tên là Thành Chu (成周). Nó trở thành kinh đô của nhà Đông Chu kể từ năm 770 TCN.
- The Luo River (Chinese: 洛河; pinyin: Luò Hé) is a tributary of the Yellow River in China. (Tạm dịch: Sông Lạc là một nhánh của Hoàng Hà ở Trung Quốc.)
- Although not a major river by most standards, it flows through an area of great archaeological significance in the early history of China. Principal cities or prefectures located on the river include Lushi, Luoning, Yiyang, Luoyang, Yanshi, and Gongyi. (Tạm dịch: Mặc dù không phải là một sông lớn, nó chảy xuyên qua một khu vực quan trọng về khảo cổ trong lịch sử Trung Nguyên xưa. Các thành phố hay quận lớn trên sông này bao gồm: Lô Thị, Lạc Ninh, Nghi Dương, Lạc Dương, Yển Sư, Củng Nghĩa.)
Ngoài ra, sông Lạc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng ở chỗ được xem là nơi phát tích ra Lạc Thư, là một đồ hình cổ, có liên quan đến Bát Quái và Hà Đồ.
Hà河 Đồ圖 và Lạc洛 Thư書: [15]
- Bát Quái, Lạc Thư, và Hà Đồ là ba họa đồ được truyền lại từ thời xa xưa, có nguồn gốc từ các bộ tộc phía nam sông Dương Tử cổ đại.
- Theo truyền thuyết xưa của Trung Quốc, trên sông Hoàng Hà đã từng xuất hiện con long mã trên mình có đồ (Đường vẽ ngoằn nghoèo) gọi là Hà đồ và trên sông Lạc Thủy xuất hiện con thần quy, trên lưng có thư gọi là Lạc thư. Do đó mà người ta đặt ra bát quái và cửu chương.
- Bát quái (chữ Hán: 八卦, bính âm: Bagua; Wade-Giles: pakua; Peh-oe-ji: pat-Koa, nghĩa là "tám biểu tượng") là 8 quẻ[1] được sử dụng trong vũ trụ học Đạo giáo như là đại diện cho các yếu tố cơ bản của vũ trụ, được xem như là một chuỗi tám khái niệm có liên quan với nhau. Mỗi quẻ gồm ba hàng, mỗi hàng là nét rời (hào âm) hoặc nét liền (hào dương), tương ứng đại diện cho âm hoặc dương.
- Bát quái có liên quan đến triết học thái cực và ngũ hành.[2] Các mối quan hệ giữa các quẻ được thể hiện trong hai đồ hình là Tiên Thiên Bát Quái (先天 八卦)[3] hay còn gọi là Phục Hy bát quái (伏羲 八卦), và Hậu Thiên Bát Quái (后天 八卦)[3] hay còn gọi là Văn Vương bát quái.
- Kinh Dịch của Trung Quốc cổ đại có 64 quẻ được tạo ra từ cách bắt cặp 8 quẻ của bát quái, và có những lời bình giải cho từng quẻ này.
Kinh Dịch: [17]
- Kinh Dịch được cho là có nguồn gốc từ huyền thoại Phục Hy (伏羲 Fú Xī). Theo nghĩa này thì ông là một nhà văn hóa, một trong Tam Hoàng của Trung Hoa thời thượng cổ (khoảng 2852-2738 TCN, theo huyền thoại), được cho người sáng tạo ra bát quái (八卦 bā gùa) là tổ hợp của ba hào.
- Dưới triều vua Vũ (禹 Yǔ) nhà Hạ, bát quái đã phát triển thành quẻ, có tất cả sáu mươi tư quẻ (六十四卦 lìu shí sì gùa), được ghi chép lại trong kinh Liên Sơn (連山 Lián Shān) còn gọi là Liên Sơn Dịch. Liên Sơn, có nghĩa là "các dãy núi liên tiếp" trong tiếng Hoa, bắt đầu bằng quẻ Thuần Cấn (艮 gèn) (núi), với nội quái và ngoại quái đều là Cấn (tức hai ngọn núi liên tiếp nhau) hay là Tiên Thiên Bát Quái.
- Muộn hơn, trong thời kỳ Xuân Thu (khoảng 722-481 TCN), Khổng Tử đã viết Thập Dực (十翼 shí yì), để chú giải Kinh Dịch.
- Tuy đa phần các văn bản và học giả xưa này đều cho rằng Kinh Dịch là sản phẩm của nền văn hóa Hoa Hạ tại Trung Quốc, gần đây một số tác giả Việt Nam như Kim Định, Nguyễn Thiếu Dũng[2] và Thích Viên Như [3] và những người khác cho rằng Kinh Dịch do người Việt sáng chế hoặc phát triển.
Bát Quái, Hà Đồ, Lạc Thư và Kinh Dịch là những bí ẩn liên quan đến Vũ trụ học. Đó cũng là nền tảng cho các môn thiên văn, bói toán… và đã có hàng ngàn người cố gắng giải mã chúng, nhưng chưa thể gọi là thành công, vì chỉ có lý luận nhưng chưa chứng minh được trong thực tiễn. Ngày nay điện toán máy tính ra đời, minh chứng cho sự áp dụng của nguyên lý nhị phân (âm – dương, 0 – 1, có – không…) vào thực tiễn. Có lẽ trong tương lai người ta sẽ có thể giải mã được môn học cổ này.
Trong bài này sẽ chỉ cố gắng trình bày sự liên quan của Bát Quái, Hà Đồ, Lạc Thư và Kinh Dịch liên quan đến người Việt cổ.
b) Giả thuyết về Bách Việt và Bát Quái, Hà Đồ, Lạc Thư, Kinh Dịch
Bát Quái, Hà Đồ và Lạc Thư có 1 điểm chung, đó là VẼ:
- Trong tiếng Việt có cụm từ ‘tô vẽ’. Vẽ cũng là ‘tô’ (màu), âm Hán đọc là đồ圖 (đồ圖 họa畫 nghĩa là tranh vẽ), tiếng Anh là ‘draw’. Hà Đồ nghĩa là ‘Bản vẽ sông Hoàng Hà’.
- Chữ Quái卦:
o Tiếng Quan Thoại phát âm là ‘Qua’, tiếng Việt đọc là Quẻ. Theo wiktionary [18], âm tiếng Hán Trung cổ hình như cũng là Quẻ, vì phiên âm là guê3 (âm ‘w’ thường bị biến thành ‘kw’ hoặc ‘gw’).
o (Hình như) Theo tác giả Nhạn Nam Phi, tiếng Triều Châu cũng phát âm là ‘quẻ’.
o Phương thức cổ xưa khi vẽ Bát Quái là lấy cây ‘que’ ‘vạch’ xuống đất, 3 ‘vạch’ thì thành 1 ‘quẻ’. Cho nên, ‘vạch’ (‘que’) cũng là ‘vẽ’, ‘quẻ’ nguyên thủy cũng chính là ‘vẽ’. (Trong tiếng Việt thì ‘qu’ tương đương âm ‘w’ và ‘kw’, mà ‘w’ và ‘v’ thì thường xuyên biến đổi qua lại trong mọi ngôn ngữ.)
Bách Việt là gì? Liệu có liên quan đến ‘vạch vẽ’/ ‘vạch quẻ’/ ‘vạch Dịch’ không?
- ‘Bách’ và ‘vạch’ thì đơn giản, vì âm ‘b’ và ‘v’ ngày xưa chưa phân biệt rõ hoặc dễ lẫn lộn, đã có Từ điển Việt-Bồ-La làm bằng chứng.
- Xin được trích một số đoạn trong bài ‘Chữ Nôm cổ xưa và ý nghĩa của Việt’ [19], tác giả Nhạn Nam Phi, để chứng minh cho vấn đề này: (bài ‘Chữ Nôm cổ xưa và ý nghĩa của Việt’ khá dài và còn nhiều ý hay, độc giả nên tham khảo thêm)
o …Người Triều Châu đọc Nhật日là “Diệt/ diềt” và người Quảng Đông đọc Nguyệt月 là “Duyệt”, tiếng Việt ngày nay thì là “Nhật-Nguyệt”. Điều này cho thấy thời “tiếng Việt nguyên Thủy” thì dù là mặt trời hay là mặt trăng, miễn là “ngôi sao – chiếu sáng” đều có chung ý nghĩa là soi sáng, là “Diệt/Việt”, là “Viêm-nhiệt”, là sức nóng và tỏa sáng, là ánh sáng quang minh… Và ngay cả ánh sáng của quang minh được soi chiếu bởi một âm là mặt trăng và một dương là mặt trời đều có tên chung cùng phát âm giống nhau là “Việt/Diềt”.
o (Ghi chú: trống đồng có hình mặt trời ở giữa là minh chứng rõ nét cho ảnh hưởng của Mặt trời trong tâm thức người Việt)
o Việt易: chữ Nôm đọc là “Diệt/ diềt易” ở Quảng Đông. Hán Việt và Việt đọc là “Dịch易”, Bắc Kinh phát âm là “Yi易”, Triều Châu phát âm là “éck易”. Quảng Đông phát âm là “diềt” tương đương với “Diệt易” là “Việt易”. Chỉ có âm Quảng Đông là còn đọc chữ nầy gần với âm “Việt易” nhất (tiếng Quảng Đông đọc chữ “Việt易” này là: “Diềt易 diệk” hoàn toàn như người Triều Châu đọc chữ “Việt日” (nhật日) này là; Diềt日 Diệk). “Việt易” đây là chữ dịch chính là chữ tượng hình vẽ mặt trời hình tròn >O< với các tia sáng chung quanh được mỹ thuật hóa và vuông hóa thành chữ “nhật日” được đặt ở phía trên, và các tia sáng chung quanh được gôm lại biến thành chữ “Vật勿” để ở phía dưới thành ra “Việt易”. Chữ Việt này với chữ Việt cổ xưa nhất là vẽ hình mặt trời >O< có tia sáng phát ra tứ phía là chung một chữ mà thôi. Thật ra Kinh Dịch là đọc trại âm từ chữ Kinh Việt: Kinh của người Việt thì mới gọi là Kinh Việt (日/ Mặt trời + 勿/tia sáng) = “Việt/易”.
o Chữ Việt này là “Hướng” về mặt trời Chiếu sáng- với chữ “Thể” là “Bẻ” để “biểu hiện ý” của âm “E” là “Yue” là “Việt”.
o Từ “Việt” và “Hoa” / “yue” & “hua” là “vẽ” và “Họa” ...xưa nhất là “hỏa” / mặt trời và “ yue” cũng là 月 ! / mặt Trăng (Dạ lang / Mê Linh) rồi sau nầy , người Việt xa xưa có tục xâm mình và vẽ mặt ! * xem “hát bội” hay múa “Anh Ca” của người Triều Châu , hoặc xem cách vẽ mặt của “người Da đỏ” là biết ! ** âm “Việt” hay “Hoa” có lẽ thoát thai từ đặc tính bình thường và cụ thể “mặt trời” & “mặt trăng” và “vẽ” đó của người Việt ...những ý nghĩa sau nầy là biến chuyển theo lịch sử! … Chữ 粵-Việt nầy là người vẽ mặt đi ! / walker! Âm “Hoa” và walk gần nhau / như nhau !
o (Ghi chú: “vẽ” tiếng Việt và họa畫 tiếng Hán đồng nghĩa, và đồng âm. “Vẽ” đọc không được âm ‘v’ thì biến thành “quẻ”/ “ỏe”; “Họa” hay “Họe” đọc lười cũng biến thành “quẻ”, “ỏe”. Có khả năng ngày xưa nhà Chu tự xưng là “Hoa” chỉ là 1 phương ngữ của “Vẽ”/ “Việt” mà thôi. Người Việt nói là “bước”, “vượt” thì người Triều Châu nói “Oát”, “Hoạt”, cũng là âm “walk”, chỉ là những phương ngữ khác nhau)
- Như tác giả Nhạn Nam Phi đã chỉ ra: Việt/ Diệt cũng là Nhiệt/ Heat ~ Mặt trời. Phục Hy là người vẽ Bát Quái đầu tiên. Hy chính là Heat! Phục Hy = Heat = Lửa (Mặt Trời) = Dương. Nữ Oa = Qua = Nước = Âm. (Trong tiếng Latin, ‘wa-/qua-’ đều là nước) (tham khảo bài viết “Truyện xưa Bàn Cổ, Phục Hy – Nữ Oa và Vũ trụ học)
- Hà Đồ xuất hiện ở sông Hoàng Hà. Lạc Thư xuất hiện ở sông Lạc (cũng thuộc Hoàng Hà). Sông Lạc không phải là quá trùng hợp với Lạc Việt sao? Sông Lạc = sông Nước = Rồng = Lạc Long Quân.
- Thời nay người Lạc Việt sống ở đồng bằng sông Hồng. Hơn 2000 năm trước, người Lạc Việt từng sống ở đồng bằng sông Trường Giang. Ai dám khẳng định rằng hơn 4000 năm trước, người Lạc Việt không từng sống ở đồng bằng sông Hoàng Hà/ Lạc Hà, và là người đã VẠCH VẼ Bát Quái, và lấy tên là (Phục) Hy/ (Thương) Hiệt/ Nhiệt/ Diệt/ Việt?
- (Lưu ý rằng cổ ngữ có thể có rất nhiều nghĩa, cho nên cho dù ‘vẽ’ có thể chỉ là gần âm, chứ chưa chắc phải nghĩa gốc của Việt, nhưng từ ‘vẽ’ mà ta thấy được cái gốc tiếng Nôm của chữ Quẻ/ Quái卦 ngày nay.)
- Đừng nói là sông Lạc. Câu ca cao ‘công cha như núi Thái Sơn’ in sâu trong tâm trí người Việt qua hàng ngàn năm đã cho thấy rất có khả năng người Việt xưa từng sống ở tận vùng núi Thái Sơn, ở phía Bắc sông Hoàng Hà!
o Núi Thái Sơn ở phía Tây tỉnh Sơn Đông, ngày xưa là vùng giáp ranh nước Lỗ và nước Tề. Mà trong bài viết trước (Giải mã ý nghĩa nước Lỗ, Khổng Tử và Nhã ngữ), người viết đã trình bày các chứng cứ rằng tên nước Lỗ là 1 từ tiếng Nôm (đó là ‘Trâu’)!
o Khổng Tử sinh ra ở vùng Sơn Đông (nước Lỗ), dạy học bằng tiếng Nôm (Nhã ngữ) [5], lại là người viết chú giải cho Kinh Việt/ Kinh Dịch. Mọi dấu vết đều cho thấy: Ông là người Việt.
o Trong bài viết ‘Tìm xuất xứ câu ca: Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước Trong Nguồn chảy ra’, tác giả Hà Văn Thùy đã dẫn lời tác giả Nhạn Nam Phi rằng ‘Trong Nguồn’ chính là âm Nôm của ‘Trung Nguyên’, tức là lưu vực sông Hoàng Hà! [20] (chi tiết xem thêm bài viết đã dẫn) Như vậy, núi Thái Sơn cũng chính là núi Thái Sơn vùng Sơn Đông ngày nay.
o Động Đình Hồ, là vùng nước thuộc sông Trường Giang, mà tác giả Nhạn Nam Phi đã giải mã được, đó là tiếng Nôm ‘Đụn Tiên’ [21], là nơi có Tiên xuất hiện (xem bài ‘Đụn Tiên: Động Đình Hồ’). Rõ ràng là dấu vết của dân tộc Lạc Việt.
o Người Việt (mà cũng có thể là đặc tính chung của con người), khi di cư xa quê hương, thì thường đặt tên cho vùng đất mới bằng những cái tên cũ, để đỡ nhớ quê nhà. Đó là lý do tại sao mà trên đất nước Việt Nam lại có những địa danh mang trùng với bên đất Trung Nguyên, thí dụ như Lạc Thủy (tỉnh Hòa Bình), Sơn Tây (Hà Nội)…
c) Kết luận về người Lạc Việt
- Như vậy, người Lạc Việt dù đi hàng ngàn km, từ vùng núi Thái Sơn nước Lỗ/ Tề, bên sông Hoàng Hà, sông Lạc, rồi xuống sông Trường Giang (Động Đình Hồ), rồi xuống tận sông Hồng Bắc Việt (ngày nay còn đến tận sông Cửu Long ở miền Nam) vẫn luôn xưng mình là Lạc Việt. Đó là một cái tên của 1 dân tộc đã đi rất xa, và là một phần của một nền văn minh đặc sắc.
- Người Lạc Việt là một phần của Bách Việt, chủ nhân đích thực của nền văn minh Trung Nguyên cổ đại. Đây là nền văn minh nông nghiệp, của người Việt.
- Muốn hiểu ngọn nguồn lịch sử của tổ tiên Bách Việt, phải nghiên cứu lịch sử của cả vùng đất Bắc Việt lẫn toàn bộ Trung Nguyên xưa (và thậm chí là có thể còn xa hơn nữa)!
a) Giải nghĩa tiếng Nôm của Âm và Dương
Vì ủng hộ giả thuyết (đối với người viết thì đó là sự thật, nhưng vì chưa được công nhận rộng rãi, nên vẫn gọi đó là giả thuyết) rằng người Việt là chủ nhân đích thực của nền văn minh Trung Nguyên cổ đại, và là tác giả của Hà Đồ, Lạc Thư, Bát Quái, nên trong phần này người viết sẽ trình bày cái gốc Nôm của 2 chữ Âm侌 Dương昜, nhằm góp thêm bằng chứng cho vấn đề này.
Về mặt chữ, ngày nay 2 chữ Âm Dương thường được viết là Âm陰, Dương陽, tức là có bộ Phụ阜 kế bên, còn 2 chữ Âm侌 Dương昜 (không có bộ Phụ) có lẽ ít được dùng, và được xem là đồng nghĩa với 2 chữ kia. Có lẽ bộ Phụ chỉ được thêm sau này để làm rõ nghĩa hơn, còn 2 chữ Âm侌 Dương昜 mới là gốc. Nhưng nói chung là các chữ Âm侌 và Âm陰 này và Dương昜 và Dương陽 này đồng nghĩa (theo từng cặp), có thể dùng qua lại.
Về mặt triết học, ‘Âm Dương’ (Yin and Yang) ngày nay có rất nhiều nghĩa. Thí dụ như người ta nói Dương là mặt trời, cứng, mạnh, nam, hướng lên trên… Âm là mặt trăng, mềm, yếu, nữ, hướng xuống dưới… Trong phần này sẽ lý giải cái gốc của 2 chữ này, để thấy rõ 2 chữ này là từ tiếng Nôm mà ra.
Tự điển Thiều Chửu giải nghĩa 2 chữ này như sau:
- Dương陽:
o Phần dương, khí dương. Trái lại với chữ âm 陰.
o Mặt trời.
o Chiều nước về phía bắc cũng gọi là dương. Như Hán dương 漢陽 phía bắc sông Hán.
- Âm陰:
o Số âm, phần âm, trái lại với chữ dương 陽.
o Chỗ rợp, chỗ nào không có bóng mặt trời soi tới gọi là âm.
o Chiều sông phía nam gọi là âm. Như giang âm 江陰 chiều sông phía nam, Hoài âm 淮陰 phía nam sông Hoài, v.v.
Các ý nghĩa ‘phần dương’, ‘phần âm’, ‘khí dương’, ‘khí âm’ là những nghĩa trừu tượng, có sau. Còn các nghĩa ‘mặt trời’, ‘chỗ rợp’, ‘phía Nam/ Bắc sông/ núi’ là những nghĩa rất cụ thể, chắc chắn là có trước nghĩa trừu tượng. Đây là manh mối để giải nghĩa 2 chữ Âm侌 Dương昜 này.
Tại sao Dương昜 là phía Bắc của sông, nhưng lại là phía Nam của núi? Còn Âm侌 thì ngược lại, là phía Nam của sông, và phía Bắc của núi? Ý nghĩa Dương昜 – mặt trời và Âm侌 – chỗ rợp giúp lý giải vấn đề này.
- Lý do của điều này liên quan đến cả kiến thức địa lý lẫn kiến thức thiên văn: vùng đất Trung Nguyên ngày xưa nằm ở Bắc bán cầu. Do đó phía Nam thường có nhiều ánh sáng hơn phía Bắc!
- Điều này đặc biệt đúng nếu xem vùng Hà Nam là nơi phát tích nền văn minh Trung Nguyên. Hà Nam có vĩ độ vào khoảng 31o-36o vĩ Bắc. Vì ở vị trí cao hơn vĩ độ 23,5o Bắc, nên khu vực này quanh năm (kể cả mùa hè) mặt trời luôn chếch về hướng Nam, bất kể mùa nào.
- Như vậy, khi nhìn một quả núi, thì mặt phía Nam có nhiều ánh sáng hơn, cây cỏ sẽ phát triển tốt hơn, mặt phía Bắc ít ánh sáng, thì sẽ âm u hơn, và cây cỏ không phát triển bằng.
- Ngược lại, đối với dòng sông, thì phía Bắc sông thì luôn có nhiều ánh sáng, vì chắc chắn là không bị núi che chắn. Còn ở phía Nam con sông thì có khả năng bị núi ở phía Nam bờ sông (nếu có) che bớt ánh sáng.. Xem hình minh họa bên dưới sẽ dễ hiểu vấn đề này.
- Vùng đất Lạc Dương chính là vì nằm ở phía Bắc sông Lạc, mà có tên gọi như vậy.
Đến đây, người viết tin rằng sau khi giải nghĩa được lý do tên gọi ‘Âm’ ‘Dương’, ta có thể khẳng định được nguồn gốc tiếng Nôm của ‘Âm’ và ‘Dương’:
- Dương昜 chính là ‘SÁNG’.
o Mối liên hệ ‘ươ’ ~ ‘a’ là dễ thấy, tương tự như ‘nước’ và ‘nác’. Ngày nay giọng Bắc Kinh vẫn đọc Dương là ‘Dang’, Latin hóa là ‘Yang’.
o Còn ‘D’ và ‘S’ thì tương tự trường hợp ‘sông’ và ‘giang’.
o Chữ ‘Sáng’ cũng còn có một âm Nôm nữa, đó là ‘Rạng’ (‘rạng rỡ’ = ‘sáng rỡ’). Âm ‘Rạng’ này rõ ràng là rất gần với Dang/Dương (đọc theo giọng Bắc).
o Mối liên hệ giữa các âm Sáng ~ Rạng ~ Dương (Dang) này đặc biệt giống với mối liên hệ của các âm Sông ~ Rồng ~ Dòng (Sông) mà người viết đã trình bày ở phần trên.
- Âm侌 là ‘Âm U’, là ‘U Ám’, là TỐI.
Như vậy, cặp đối lập ‘SÁNG’ và ‘TỐI’ trong tiếng Nôm đã trở thành ‘Dương’ và ‘Âm’, và trở thành một cặp phạm trù triết học thu hút hàng ngàn người qua hàng ngàn năm.
Để củng cố thêm chứng cứ cho lý giải này, ta có thể sử dụng tự điển. Thuyết văn giải tự ghi 2 chữ này như sau: [22]
- Âm陰: Ám闇 dã也。thủy水 chi之 nam南、sơn山 chi之 bắc北 dã也 (tạm dịch: Âm là ‘tối’, phía nam của nước, phía bắc của)
Ngay cả tượng hình của 2 chữ cũng cho thấy điều này.
- Chữ Dương昜 gồm có mặt trời ở trên cao, và phía dưới có các tia, để biểu ý là SÁNG.
o Thái Dương nghĩa đen là Sáng Nhất, sáng nhất thì không gì bằng Mặt Trời. Vì vậy Thái Dương nghĩa là Mặt Trời.
- Chữ Âm thì 侌 nhìn giống như một ngọn núi phủ bóng xuống nền đất. (‘Âm’ còn có nghĩa là ‘bóng rợp’.)
o Thái Âm lại có nghĩa là mặt trăng. Tin rằng Thánh nhân xưa đã biết ánh trăng chính là ánh sách phản chiếu của Mặt trời vậy!
Từ ý nghĩa cổ xưa đơn giản như vậy, Sáng và Tối đã trở thành Dương và Âm, rồi dần mở rộng thành những ý tưởng triết học. Ví dụ (xin lưu ý rằng chỉ là ví dụ) như:
- Dương thì thành ‘dâng’, dâng lên là dương, hạ xuống là âm.
- Mặt trời ‘dâng’ lên ở hướng ‘đông’ (có khả năng chữ Đông東 chính là từ ý này; mặt trời dâng lên trên ngọn cây), nên hướng Đông là dương, hướng Tây là âm.
- Hướng Nam thì sáng, nên là dương, hướng Bắc ngược lại thì là âm.
- Dương, dâng lên thì cao, cao là dương (sáng), thấp là âm (tối).
- Dương lên gần mặt trời thì nóng, thấp xuống thì lạnh, nên dương nóng mà âm lạnh.
- Dương thì thành ‘vươn’, vươn ra là dương, vậy thì thu lại là âm.
- …
b) Âm Dương và người Việt cổ
Người viết xin nhắc lại là chúng ta đã tìm ra được nguồn gốc tiếng Nôm của 2 chữ Âm Dương. Điều này tái khẳng định rằng nền văn minh Trung Nguyên cổ đại là thuộc về Bách Việt.
Như ở trên đã trích dẫn (xem lại phần 3.b), tác giả Nhạn Nam Phi đã cắt nghĩa được một cách hợp lý chữ Dịch易 cũng là Diệt/ Việt.
Và cũng trong bài ‘Chữ Nôm cổ xưa và ý nghĩa của Việt’, cũng có đoạn như sau: [19]
- Việt = Việt. Việt viết bằng chữ”Dương楊”, cũng là chữ Dịch易 Việt, chỉ thêm vào bên trái bộ Mộc. Nước “Dương楊 –Việt越” là nước “Việt楊”, thêm vào thành ra là “Dương楊” “Việt越” để phân biệt với những nước Việt khác mà thôi. “Dương楊 Việt” vùng nầy phát âm như “yuôn”, “duyồn” gần với âm của tiếng Khmer. Sau này còn gọi là “Yuồn” Việt. Vì chữ Hán Việt đã quên chữ “Việt” này mà đọc là “Dương楊” vì bắt chước âm “yuôn” nên phải thêm vào “Việt” thành ra “Yuôn Việt tức là Dương Việt”. Âm “Yuôn楊” Việt này là Nôm có trước, lâu quá đến đỗi người ta đã quên và chỉ nhớ là “Dương楊”.
- Việt = Việt陽, thể hiện bằng chữ “Dương陽”, chữ này ngày nay vẫn dùng để chỉ mặt trời như chữ “Nhật日”. Có vua tên là “An Dương陽 Vương” không? Vô lý! Thật ra là “An Việt陽 Vương”, chỉ là do người đời sau bị ngộ nhận do quên mà đọc sai theo âm mới là “Dương陽”, âm cũ là “Việt陽”. Chữ Nôm có trước quá lâu và người ta đã quên.
2 chữ Dịch và Dương giống nhau đến 90%, và đều thể hiện ý ‘Sáng’ của mặt trời, thì cùng/ gần âm và cùng/ gần ý nghĩa là hợp lý.
Người viết cho rằng ý ‘SÁNG/ DƯƠNG’ chính là ý nghĩa thực của ‘Việt’, như rất nhiều chữ dẫn chứng của tác giả Nhạn Nam Phi. Có khả năng vì ‘Sáng’ gần âm với ‘Sang’, cũng như ‘Dương’ gần âm với Dượt/ Vượt/ Việt, khiến cho Việt ngày sau lại mang nghĩa là ‘Vượt’, ‘Bước’, thể hiện bằng chữ Việt越 bộ tẩu.
Ở trên đã có trích dẫn Thuyết văn giải nghĩa Dương陽 là Minh明 (tức là Sáng):
- Tại sao Dương/ Sáng lại là Minh? 2 chữ này âm khác nhau như vậy, thì âm ‘Dương’ từ đâu ra? – Người viết xin đặt giả thuyết: chữ Minh明 ngày xưa âm Nôm đọc là Tháng/ Sáng!
- Chữ Minh thường được giải thích là loại chữ biểu ý, lấy mặt trời và mặt trăng biểu ý ‘sáng’. Nhưng loại chữ như vậy thường làm thành 1 chữ riêng không thuộc bộ nào trong những chữ ghép thành nó.
- Trong khi đó, chữ Minh thuộc bộ Nhật. Điều đó cho thấy chữ này cũng có khả năng là loại chữ hình thanh, tức là âm đọc theo chữ Nguyệt月.
- Chữ月ngày nay đọc là Nguyệt. Nhưng chưa chắc ngày xưa đã đọc là ‘Nguyệt’, mà hoàn toàn có thể đọc là ‘Trăng’ hay ‘Tháng’. Âm ‘Tháng’ và ‘Sáng’ đổi cho nhau nên chữ Minh đã đọc là Tháng/ Sáng! Âm ‘Th’ và ‘S’ này giống trường hợp chữ Thang湯 (vua Thang) ngày nay cũng còn âm là ‘Sang’.
- Lưu ý: chữ vua Thang湯 sáng lập nhà Thương cũng được viết bằng chữ Dương昜 kèm với bộ Thủy, mà lại đọc là Thang/ Sang!
o Đây là manh mối quan trọng làm bằng chứng cho mối liên hệ giữa các âm Thang/Thương~ Sang/Sương ~ Dang/ Dương.
o (Điều này cũng càng cho thấy nhà Thương đúng là nước Việt cổ như tác giả Nhạn Nam Phi đã tìm ra! Vạn-Lang-Sang ~ Văn Lang và sử đã gọi tắt là Shang/Thang/Thương[3]! Nhà Thương/ Văn Lang quá rộng lớn, nhà Chu chỉ chiếm được 1 phần phương Bắc, còn phần phương Nam trở thành nước Sở thì không quy phục.)
o Theo wiktionary, chữ Minh明 âm cổ phục nguyên (Old Chinese) là /*mraŋ/. Vì m~b, r~l, nên âm *mrang này tương đương với âm blang, blăng, cũng chính là cổ âm của tlăng, trăng, tháng! Đến âm Trung đại (Middle English) thì ghi là /mˠiæŋ/ hay mi-ang! Rồi từ âm mi-ang này mới dần biến thành Mang/Mênh và thành âm Minh明 ngày nay! [23]
o Ngoài ra, ta có chữ ‘Trắng’, gần âm với Trăng, và gần cả âm lẫn nghĩa với Sáng.
- Ngày nay tiếng Bắc Kinh đọc chữ Nguyệt月 và Việt越粵 giống nhau, là Yue, lại liên quan âm Yuồn (Khmer), điều này cần được phân tích kỹ lưỡng. Vì nếu như vậy, thì nếu đọc theo âm Nôm thì Việt và Nguyệt ngày xưa cũng đồng âm, nhưng lại là âm Sáng/Tháng! (có khả năng là vì sau khi di cư xuống Nam Việt, rồi sau thời gian dài bị ảnh hưởng ngược lại giọng Hán từ nhà Đường, nhà Tống… thì âm Hán Việt lại bị thay đổi, khiến tạo ra những âm mới mà quên mất âm Nôm xưa)
- Âm Sáng rất gần âm với ‘Sun’ và ‘Solar’ (tức là các âm Xân/Xôn/Xan…). Người viết cho rằng đây chính là cách gọi cổ xưa của mặt trời, cả Đông lẫn Tây.
- Như vậy, có khả năng ngày xưa chỉ dùng 1 âm SÁNG để gọi cả mặt trời lẫn mặt trăng, rồi sau thì ngôn ngữ phát triển biến ra âm Dương/Yang (và có thể là cả âm Sun) để chỉ mặt trời, và âm Trăng/Tháng để chỉ mặt trăng.
o Sáng Rực/Rỡ thì biến thành Trời viết bằng chữ日 (Rướ), ngày nay âm Hán Việt lại đọc là Nhật. Có khả năng âm này liên quan đến ‘Ra’ – thần Mặt trời ở Ai Cập cổ.
o Âm ‘Thang’ có thể âm miền Bắc ngày xưa là Thi-ang (ngày nay dạng âm này còn nhiều trong giọng Hoa Bắc), biến thành Thi-êng rồi rút ngắn thành Thiên天 (nghĩa là Trời). (Còn chữ Thiên千thì là nghĩa là Nghìn/ Ngàn.)
o Âm Dương/Dang/Rạng thì biến thành âm Giàng (cũng là Trời) ngày nay còn thấy trong ngôn ngữ của một số dân tộc ở Tây Nguyên.
- Chữ Dương/ Mặt trời thì rõ ràng đã xuất hiện nhiều trong nền văn minh Trung Nguyên cổ xưa. Chữ Âm/ Mặt trăng thì có lẽ ít hơn, nhưng không phải là không có.
o Điển hình chính là hai bà Trưng xứ Mê Linh. Theo tác giả Nhạn Nam Phi thì Mê-Linh ~ Mê-Lang ~ MLang, cũng chính là cổ âm của Trăng. Vậy có phải là hai bà ‘Trăng’ xứ ‘Trăng’?
o Hay Viêng-chăn, thủ đô nước Lào ngày nay. Theo wikipedia, Viêng-chăn xưa là Vạn Tượng, nhưng cũng có người giải thích là ‘Thành phố Trăng’, mặc dù không hiểu tại sao lại như vậy. Nếu ta giải thích rằng Viêng hay Viên = tròn, và Chăn = Trăng tiếng Nôm, thì Viêng-chăn nghĩa là Trăng tròn, có phải là phù hợp không? [24]
o Tương tự chuyện Viên-chăn là ‘Vạn Tượng’ (vạn con voi) hay là ‘Viên Trăng’ (trăng tròn), thì ta có Văn-Lang là Vạn-Lang-Shan (Vạn Tượng/ Vạn Câu Cau/ Vạn Chàng Trai) hay là vLang ~ mLang = Trăng? Và ‘Ân Thương’ và ‘An Dương’ tại sao lại gần âm với nhau như vậy? Có lẽ cần phải xem xét thêm! (Lưu ý lại rằng rất nhiều tên gọi cổ chỉ là chữ ‘ký âm’, cho nên mặt chữ có thể xem xét, nhưng không quá đặt nặng, mà phải xét nghĩa của âm.)
- Ngoài ra, còn có 1 âm liên quan nữa, đó là ‘Chiếu’.
o Trong tiếng Việt cổ, động từ ‘Chiếu’ luôn đi với ‘Sáng’, là ‘Chiếu Sáng’ (đến thế kỷ 20 mới có cụm từ ‘chiếu bóng’). Trong tiếng Anh, có chữ ‘Shine’ có nghĩa là ‘chiếu’, đọc là /sai(n)/, nếu đọc nhanh thì nghe gần như ‘san’, tức là khá giống ‘Sáng’.
o Trong bài ‘Chữ Nôm cổ xưa và ý nghĩa của Việt’ (Nhạn Nam Phi) có 1 đoạn liên quan đến ý ‘chiếu’ như sau: “Nước Triệu趙 âm xưa là “chiếu趙”, có chữ Nguyệt月 nằm bên phải, có nghĩa là chiếu sáng bởi ánh trăng, có kinh đô là “Tấn晉 Dương陽”(Tấn晉 là Tiến, Dương 陽 là Việt như đã trình bày.” [19]
o Trong chữ Hán còn có chữ Triều朝, có nghĩa là ‘sớm mai’ hay ‘sáng’. Chữ Triều朝 này viết bằng chữ Nguyệt月, nếu chữ Nguyệt月 đọc theo Nôm là ‘Sáng’ như đã nói như giả thuyết, thì chữ Triều朝 ngày cũng đọc là ‘Sáng’, và nghĩa là ‘Sáng’ luôn. Mà ta cũng có chữ Triều潮/Trào viết bằng bộ thủy, có nghĩa là nước ‘thủy triều’. Nếu chữ Nguyệt月 mà đọc là ‘Trăng’, thì có khả năng chữ Triều朝 đó xưa chính là ‘Tràn’, nước tràn chính là thủy ‘triều’! (Mà ‘tràn’ hay ‘trào’ cũng lại là ‘dâng’, lại gần âm và nghĩa với ‘dương’, ta lại thấy rằng trong ngôn ngữ cổ khả năng mặt trăng và mặt trời đồng âm ‘sáng’ là rất cao)
o Bài ‘Chữ Nôm cổ xưa và ý nghĩa của Việt’ (Nhạn Nam Phi) lại cũng có 1 đoạn nữa như sau:“Việt = Việt越, thể hiện bằng Việt越 này là vùng ven biển Đông, tên Việt Nam, Mân Việt, Ngô Việt, Âu Việt, Đông Việt, Ư Việt, Vu Việt, Việt Thường, v.v… “Bách Việt” là dùng chữ“Việt越” này. Chữ Việt này giữ phát âm “Việt” nhưng khác với tất cả những chữ Việt khác, và mang ý nghiã là “Vượt + vũ khí trong tay là cái Rìu Việt”. Nhưng chữ Việt này vẫn là mang ý nghĩa “chiếu越”, chiếu sáng, và hoàn toàn phù hợp với chữ Nôm có trước. Bô ̣“tẩu走” là chữ “chạy走” ghép với cái “qua戈” là cái “Rìu”, thành ra âm “Chiếu越”. Người Việt ngày xưa gọi vua là “chiếu” hay “chúa” . Chính vì âm “chiếu” mà người Triều châu đọc “iếu越” và thành “oát越” ngày nay. Và người Dao lại đọc thành Yìu越, còn lên tới Sơn Đông và Bắc kinh đọc thành “Dù有/ gần giống như “yuồn” (有Hửu)” [19] (Ghi chú: vua cũng gọi là ‘Hoàng’, mà ‘hoàng’ cũng là vàng/dàng, cũng giống “yuồn”)
o Cách lý giải chữ Việt越 ra âm ‘Chiếu’ này rất độc đáo, và người viết thấy rằng có thể áp dụng cho cả chữ Việt này. Theo tác giả Nhạn Nam Phi, chữ Việt粵 này không phải viết bằng chữ Mễ米 như người ta hiểu sai, mà là chữ Thải采 và thực ra phải đọc Nôm là Cháy采 hay Bén (cháy bén), tượng hình cái cây đang bốc cháy. Như vậy, chữ Việt粵 trên là Cháy, dưới cũng là hình cái Rìu亏, Cháy+Rìu = Chiếu!
o Ngay cả chữ Triệu趙 Thuyết văn cũng ghi là 从走肖聲, tức là theo âm của Tiêu肖 (gần với Chiếu), hoặc chữ Tẩu走 đừng đọc theo âm sau này là Tẩu, mà hãy đọc âm Nôm là Chạy, thì cũng ta có Chạy走+Tiêu肖 = Chiếu!
o Sau thời Tam Quốc, thì kề bên (khu vực Vân Nam và Bắc Việt ngày nay) bắt đầu nổi lên nước Nam Chiếu [25], chống lại sự thống trị của nhà Tùy, Đường (đã bị người Hồ xâm nhập). Tại sao lại có nước Nam Việt/Chiếu của họ Triệu/Chiếu (Đà), rồi sau đó lại có nước Nam Chiếu kề bên? Quá là trùng hợp. Tác giả Nguyễn Văn Huy cho rằng đó là người Điền Việt lánh nạn xuống phương Nam chạy giặc Hồ, rồi sau này một phần cũng di cư qua Giao Chỉ và giành độc lập thành công, trở thành nước Ngô rồi Đại Cồ Việt. Đây là một mấu chốt quan trọng vì lịch sử Việt Nam trước thời Ngô Quyền khá mơ hồ, mà Nam Chiếu lại nằm đúng thời kỳ này. Người viết cho rằng cần phải nghiên cứu thêm vấn đề này thêm trong tương lai.
Tóm lại: người viết tin rằng ý nghĩa của chữ Việt chính là Chiếu/Sáng (Nôm), là ‘quang minh’ (Hán), và liên quan đến cả Mặt trời lẫn Mặt trăng, như tác giả Nhạn Nam Phi đã tìm ra.
Rồi theo thời gian nhiều ngàn năm, quá nhiều biến âm, phương ngữ lẫn lộn, chiến tranh loạn lạc, và lại cũng là chữ tượng hình chứ không có ký âm a, b, c… như ngày nay, khiến cho người ta quên mất nghĩa của Việt, mà tưởng rằng đó là Vượt, là Bước.
- Có khả năng chữ Sáng ~ Dương ~ Vươn (lên) rồi bị nhầm thành Vượt (qua) ~ Việt. Ngày nay ta còn có chữ ‘siêu việt’ nghĩa là ‘vươn/vượt lên cao’ (transcendental), chứ không phải “vượt qua”. Rồi quá lâu ngày, người ta đã hiểu nhầm chữ Việt là Vượt/Bước (qua) chăng? Có quá nhiều khả năng biến âm khiến từ ngữ thay đổi và người ta đã quên mất nghĩa gốc.
- Tất cả những điều này cần phải được xem xét kỹ lưỡng, chứ không đơn giản là nghe người trước nói Việt là vượt, thì Việt là vượt! Đó chỉ là những sự suy đoán mà theo thời gian người ta đã tin tưởng mà thôi.
Và nếu Việt là Dương陽, thì Lạc Việt và Lạc Dương hiển nhiên là có mối liên hệ với nhau. Như vậy, kinh đô Lạc Dương cổ chính là kinh đô của người Lạc Việt cổ!
- Ông vua Thành Thang湯 nhà Thương (Văn-Lang) là ông vua họ Tử/Chử子 (liên hệ với sự tích Chử Đồng Tử), tên Lộc履, có khả năng là con Út nên gọi là Thiên Ất乙/ Đại Ất乙(tác giả Nhạn Nam Phi đã giải nghĩa Giáp/ Ất là Cả/ Út trong tiếng Nôm). [26] Vua cuối cùng của Văn-Lang/Thương là Trụ Vương tên thật là Tử Thụ/ Chử Thụ, xưa gọi là Đế Tân, theo cấu trúc ngôn ngữ Việt (chính trước phụ sau), chỉ sau này tiếng Trung Quốc bị biến đổi, mới trở thành ‘Trụ vương’ ngày nay mà thôi. [27]
- Vua Thang đặt kinh đô tại nơi gọi là An安 Dương陽 (ngày nay cũng thuộc tỉnh Hà Nam) [26]. Vua xứ An Dương, có lẽ nào lại là… An Dương Vương? Có khả năng nào người xưa đã lẫn lộn chuyện An Dương Vương từ thời… Thành Thang dời đến tận thời… Triệu Đà để cho 2 người đánh nhau không? Chưa thể khẳng định, nhưng có thể được xem xét thêm.
- Ông vua Thang, cũng là ông ‘vua sáng’, có thể nào đó là cách gọi Nôm xa xưa của từ ‘minh明 quân君’ sau này?
c) Âm Dương và môn Phong Thủy/ Địa Lý
Ta thấy rằng ý nghĩa chữ Âm Dương liên quan đến cách chọn đất ngày xưa, có khả năng rất cao đó là một trong những luận điểm đầu tiên của môn Phong Thủy/ Địa Lý.
Môn Phong Thủy/ Địa lý cho biết rằng nhà hướng Nam là tốt. Và lý tưởng nhất là sau nhà (Huyền Vũ) có núi che chắn, trước nhà (Minh Đường) có sông hoặc nước. (tạm thời bỏ qua khái niệm Thanh Long và Bạch Hổ)
Dễ dàng thấy được cách bố trí nhà như vậy có ít nhất là 3 cái lợi:
- Đầu tiên là nhà sẽ sáng sủa quanh năm mà không bị chói nắng trực tiếp (nhà hướng Đông thì chói buổi sáng, nhà hướng Tây thì chói buổi chiều).
- Thứ hai là núi ở sau lưng nhà giúp che chắn gió bấc (Bắc) vào mùa Đông.
- Con người thường hay lập đô thị ở gần sông. Quay mặt về hướng sông thì mở cửa ra đường là hướng ra đường lớn hoặc sông ngay, thuận tiện cho việc đi lại.
Theo cách bố trí này, khu đất của nhà nằm ở phía Bắc dòng sông và phía Nam của ngọn núi, cho nên nhà thuộc Dương. Ngày nay nhà của người sống thường gọi là ‘Dương trạch’, người viết tin rằng nghĩa đúng là xuất phát từ ý này (chứ không phải chỉ vì ‘nhà của người sống’ nên gọi là dương trạch).
Ngoài ra, ta cũng có thể lý giải được nguyên tắc về hình – khí trong môn Phong Thủy/ Địa Lý thì đất núi là hình dương mà khí âm, còn đồng bằng thì hình âm mà khí dương:
- Về hình dáng, thì núi cao nên là dương, đất bằng thấp nên là âm.
- Nhưng đất bằng thì sáng, nên nhiều dương khí, đất đồi núi thì lại âm u, nên nhiều âm khí.
Những nguyên lý và hệ quả khác của môn Phong Thủy/ Địa Lý (cũng như tất cả những môn huyền học khác) cũng nên được phân tích và cắt nghĩa rõ ràng, hợp lý trước khi chấp nhận và áp dụng. Không nên quá tin tưởng vào sách vở có sẵn, vì ai cũng có thể viết sách được cả. Nhiều môn huyền học cổ xưa có tính khoa học cao, nhưng vì người Trung Quốc đánh mất cái gốc Nôm sau nhiều lần bị người Hồ xâm lược, nên không còn giải thích đúng, và theo thời gian sự sai lạc ngày càng tăng lên.
d) Tính tương đối của Âm Dương
Dù không nằm trong ý chính của bài này, nhưng vì nhân dịp giải thích Âm Dương, nên sẵn tiện giải thích luôn sự liên quan đến điện toán máy tính (computing).
Âm và Dương trong điện toán máy tính là hai số 0 và 1. Hai số 0 và 1 này về mặt vật lý là 2 mức điện áp (trên linh kiện bán dẫn).
Mức 0 (ground) thật ra không phải là điện áp bằng 0, mà thực ra nó là mức tham chiếu trong mạch điện mà ta đang xét. Ví dụ như mức 0 có thể là +2V (so với mặt đất), mức 1 có thể cao hơn, là +12V chẳng hạn.
Cũng như vậy, Âm và Dương mang tính tương đối, vì nó phải so sánh với nhau thì mới phân thành Âm và Dương. Chúng ta nói ‘Âm’ là tối, nhưng ‘cái bóng rợp’ không phải là sự ‘tối tuyệt đối’, mà chẳng qua là sự ‘thiếu ánh sáng’ so với vùng xung quanh có nhiều ánh sáng hơn mà thôi. Nếu ta xét 1 vùng ‘hơi tối’, và một vùng ‘rất tối’, thì cái vùng ‘hơi tối’ sẽ lại là dương so với cái vùng ‘rất tối’.
Sự chuyển động cũng vậy. Một vật được gọi là chuyển động, khi nó chuyển động so với hệ quy chiếu mà ta đang xét. Nếu không có hệ quy chiếu, thì không thể nói nó chuyển động hay đứng yên được. Có lẽ nếu lấy Âm làm hệ quy chiếu (0), thì Âm là tĩnh, còn Dương là động (1) chăng?
Tóm lại, khái niệm Âm Dương mang tính tương đối khi so sánh trong mối quan hệ giữa 2 vật với nhau, chứ không có tính tuyệt đối.
Trong quá trình suy nghĩ, ta có người suy nghĩ, sự việc đang nghĩ tới, và mối liên hệ giữa 2 cái đó. Có lẽ cũng liên quan đến Âm Dương vậy.
a) Nghi vấn về ‘chim Lạc’ và vật tổ của Việt tộc
Trong bài viết ‘Chim Lạc là con chim gì?’, tác giả Trần Đức Anh Sơn đã đưa ra 3 bài viết về vấn đề này, bao gồm: [28]
- ‘Hình chim trên trống đồng Lạc Việt’ – tác giả Trần Gia Phụng.
- ‘Thuyết chim Lạc và người Lạc Việt: Sai lầm cơ bản của giáo sư Đào Duy Anh’ – tác giả Phan Duy Kha.
- ‘Chim Lạc là chim gì?’ – tác giả khuyết danh.
Các điểm đáng chú ý trong các bài viết này như sau:
- Hình chim trên trống đồng không có một ghi chú hay tài liệu cùng thời nào giải thích đó là chim gì, và có phải vật tổ (totem) không, hay chỉ là trang trí cho đẹp (bên cạnh đó cũng có hình hươu/ nai, nhưng không ai cho rằng hươu/ nai là vật tổ của Việt tộc)
- Thuyết về ‘chim Lạc’ và ‘vật tổ của người Việt’ có lẽ là ông Đào Duy Anh đưa ra đầu tiên, trong sách ‘Lịch sử Việt Nam’ xuất bản lần đầu năm 1955. Vấn đề nằm ở chỗ: như vậy là trong hàng ngàn năm lịch sử không có người Việt nào nói gì về ‘vật tổ chim Lạc’, mà tới tận thế kỷ 20 mới có người nghĩ ra và nói đến chuyện đó???
o Tác giả Phan Duy Kha viết khá nặng như sau: “Trong lịch sử thành văn của nước ta cũng như trong kho tàng thư tịch cổ Trung Hoa, chúng ta không hề gặp một chữ nào ghi về con chim Lạc… Như vậy, chim Lạc chỉ là sản phẩm tưởng tượng của GS ĐDA từ những năm 1950… Giả thuyết của GS ĐDA là một giả thuyết mang nhiều yếu tố huyễn tưởng và lãng mạn, nhưng cũng đã thuyết phục được không ít người tin theo.”
o Tác giả khuyết danh viết như sau: “Có nhiều người nói rằng Chim Lạc là hình ảnh lúa nước đồng bằng Bắc Bộ Cò Lả bay ra bay vô. Cái hồi đúc trống đồng, làm gì đã có đồng bằng ruộng lúa nước đủ rộng để chim cò bay ra bay vào hả các ông? Lúc đó ruộng của Vua Hùng may ra bằng cái ruộng lúa nương trên miền núi bây giờ.”
Với việc đã có những tác giả chỉ ra rất thuyết phục rằng ‘Lạc’ là ‘nước’ (hoặc ít nhất cũng là ‘lúa’), người viết nghĩ rằng trừ khi có những bằng chứng cụ thể, xác đáng hơn về con chim Lạc, thì chúng ta nên loại bỏ giả thuyết này của ông Đào Duy Anh về vấn đề này. Hoặc ít ra là nên có cái nhìn thận trọng, tạm ngưng cổ xúy và đề cao giả thuyết ‘vật tổ chim Lạc’, để tránh sự hiểu lầm văn hóa Việt cổ ngày càng trầm trọng. Lưu ý rằng cho đến nay, thì đây chỉ là một giả thuyết ít có bằng chứng cụ thể.
- Tác giả Phan Duy Kha viết như sau: “Cho đến nay, những sách vở giải thích nguồn gốc dân tộc Việt Nam theo giả thuyết của GS ĐDA thì rất nhiều, tạo ra những cách hiểu mơ hồ về nguồn gốc dân tộc ta, gây nên biết bao hệ lụy, không biết đến bao giờ mới gột bỏ được.”
- Tác giả Nguyễn Xuân Đài cũng viết như sau trong bài “Chim Lạc” không phải vật tổ lịch sử văn hóa Việt Nam: “Theo dòng lịch sử từ Đinh, Lê, Lý, Trần đến thời Nguyễn cũng không tìm thấy hình tượng chim Lạc trong các đồ án thế mà thời nay nó xuất hiện nhan nhản trên nóc đền, trên trụ biểu, cổng… thấy cả trong dịp thi tháp Hùng Vương có tác giả thể hiện 18 chim Lạc ôm lấy bọc trăm trứng thì sai về văn hóa Việt Nam biết chừng nào.” [29]
b) Lạc điền – ruộng nước?
- Tài liệu cổ nhất viết về Lạc Việt là Giao Châu Ngoại Vực Ký (thế kỷ 4), được sách Thủy Kinh Chú (thế kỷ 6) dẫn lại như sau: "Thời xưa khi Giao Chỉ chưa có quận huyện, thì đất đai có Lạc Điền, ruộng ấy là ruộng (cầy cấy) theo con nước thủy triều. Dân khai khẩn ruộng ấy mà ăn nên gọi là Lạc Dân. Có Lạc Vương, Lạc Hầu làm chủ các quận huyện. Ở huyện phần đông có Lạc Tướng. Lạc Tướng có ấn bằng đồng, (đeo) giải (vải màu) xanh. Về sau con vua Thục đem ba vạn lính đánh Lạc Vương Lạc Hầu, thu phục các Lạc Tướng. Con vua Thục nhân đó xưng là An Dương Vương" [2]
Trên trang web của tỉnh Bến Tre, bài ‘Chế độ thủy triều’ trong mục Thông tin giới thiệu – Điều kiện tự nhiên có một số đoạn như sau: [30]
- Nằm kề bên biển Đông, những con sông Bến Tre không những tiếp nhận nguồn nước từ Biển Hồ đổ về, mà hằng ngày, hằng giờ còn tiếp nhận nguồn nước biển do thủy triều đẩy vào. Tuy mức độ mỗi sông, hoặc mỗi đoạn sông có khác nhau, song ở bất kỳ chỗ nào, từ Mỹ Thuận tới các cửa sông, mùa cạn hay mùa lũ, mực nước các sông hằng ngày đều có dao động theo sự chi phối của thủy triều…
- Vùng biển Bến Tre thuộc phạm vi khu vực bán nhật triều không đều. Hầu hết các ngày đều có 2 lần nước lên, 2 lần nước xuống…
- Càng vào sâu trong sông, biên độ triều càng giảm do sự nâng lên của chân sóng triều là chính…
- Sự truyền triều vào trong sông tuy có gây một số khó khăn như đưa nước mặn vào nội địa, khiến cho vùng cửa sông thiếu nước ngọt nghiêm trọng vào mùa khô. Những ngày lũ lớn, nếu gặp kỳ triều cường, nước dâng to sẽ gây ngập lụt v.v... Song với vùng xa cửa sông, mặn không tới được thì dao động thủy triều trong ngày có tác dụng không nhỏ cho công việc tưới tiêu, thau chua, rửa mặn. Khi triều dâng, mực nước ngọt trong sông được đẩy lên cao, người ta có thể lợi dụng để lấy nước vào ruộng. Ngược lại, khi triều rút, mực nước xuống thấp, có thể xả nước, thau chua từ ruộng ra sông. Ngoài ra, người ta cũng còn lợi dụng nước lớn và lợi dụng dòng chảy hai chiều của sông rạch để đưa tàu thuyền có trọng tải lớn vào bến, hoặc đi lại theo chiều dòng chảy, tiết kiệm được nhiên liệu.
Nghề lúa không phải chuyên môn của người viết, nên không rõ ý trên có liên quan đến loại ruộng ‘Lạc điền’, cày cấy theo con nước thủy triều không. Vấn đề này xin dành cho các nhà chuyên môn.
c) Bái Hỏa giáo – một tôn giáo cổ xưa
Tác giả Nguyễn Văn Huy từng trích dẫn quyền ‘Man: Whence, How and Whither’, trong đó C. W. Leadbeater cho biết đạo thờ Lửa (Zoroastrianism), còn gọi là Hỏa giáo [31] hay Bái Hỏa giáo/ Hiên giáo do một tiền kiếp của Đức Phật đầu thai thành Zarathushtra (Zoroaster) và lập giáo vào khoảng gần 30.000 năm trước tại Ba Tư cổ đại!
- Đây là tôn giáo thờ Lửa, bởi vì Lửa là hình ảnh và biểu tượng của Mặt Trời. Trước đó, tôn giáo này cũng thờ các vì sao (sao Mai/ Hôm – Venus) và Mặt trăng.
- Tôn giáo này xuất phát từ Ba Tư, sau lan đến vùng Lưỡng Hà.
- Chiêm tinh học phát triển đến đỉnh cao chính tại nơi này.
Người viết chú ý đến điểm này, vì:
- Như đã trình bày và dẫn chứng nhiều lần: ý nghĩa cổ xưa của chữ Việt có liên quan đến Mặt Trời (và cả Mặt Trăng). Ý nghĩa này ăn sâu vào trong tiềm thức của các dân tộc Bách Việt qua nhiều ngàn năm, đến nỗi mà đến thời cận đại, vẫn còn nhiều nhân vật sử dụng biểu tượng Mặt trời (có thể là do tiềm thức):
o Nước Nhật sử dụng hình Mặt trời làm quốc kỳ.
o Đế kỳ của nhà Tây Sơn là một lá cờ đỏ tròng vàng.
o Lá cờ Đài Loan ngày nay có hình một mặt trời có 12 tia sáng.
- Theo sự tìm hiểu của người viết, thì người hiện đại từ châu Phi di chuyển đến vùng Lưỡng Hà, rồi tách làm 2 nhánh lớn:
o Một nhánh là ‘Hồ tộc’, di chuyển đến vùng Siberia.
o Một nhánh là ‘Việt tộc’. Nhánh này lại chia làm 2 nhánh nhỏ:
§ Một nhánh đi đường phương Bắc đến vùng đất Trung Nguyên, lập ra nền văn minh Trung Nguyên cổ đại.
§ Một nhánh đi đường phương Nam qua Ấn Độ, đến Đông Nam Á và vùng đảo Thái Bình Dương.
§ Nhánh nhỏ trên sau này di cư xuống phía Nam vì chiến tranh, hòa huyết với nhánh nhỏ dưới, thành người Việt Nam ngày nay.
o Như vậy, rất có khả năng sự tôn thờ Mặt trời và môn chiêm tinh đã được người Việt đem từ vùng Lưỡng Hà đến Đông Á ngày nay?
- Người viết sẽ trình bày thêm về sự di cư và bản đồ gien của người Việt trong bài sau.
d) So sánh với thần thoại Hy Lạp
Người viết tìm thấy trong thần thoại Hy Lạp có một hình tượng có nét tương tự với hình tượng Lạc Long Quân – Âu Cơ.
Đó là nữ thần Gaia và thần Uranus. Đây là 2 vị thần nguyên thủy đã sinh ra các Titan, từ các Titan sinh ra các vị Thần, các vị Thần sinh ra con người.
- Theo wikipedia về Gaia, Gaia là nữ thần Đất, và tên gọi là từ nguyên cũng mang nghĩa là Đất [32]. Điều này phù hợp với mẹ Tiên/ Núi/ Đất Âu Cơ.
- Còn theo wikipedia về Uranus, cái tên Uranus lại có gốc từ ‘mưa’, và Uranus có nghĩa là ‘người làm ra mưa’. Điều này phù hợp với ‘rồng’ Lạc Long Quân tạo mưa. [33]
Có thể nhiều người sẽ cho rằng so sánh như vậy là gượng ép. Người viết cũng cảm thấy không hoàn toàn thỏa đáng, vì 2 câu chuyện khác nhau rất xa về nội dung, cũng như tầm vóc (Gaia và Uranus là câu chuyện về sinh ra thần thánh, loài người; còn chuyện Long Quân – Âu Cơ thì ở cấp độ nhỏ hơn: sinh ra 1 dân tộc).
Tuy nhiên, người viết cũng trình bày ra như vậy để có thêm cái nhìn mở rộng. Việc cố gắng suy nghĩ mở rộng đề tài luôn có ích.
e) Nước (uống) và nước (nhà)
Trong tiếng Việt, âm ‘nước’ vừa có nghĩa là nước (uống), vừa có nghĩa là đất nước, quốc gia.
Theo tác giả Nhạn Nam Phi, chữ ‘na-tion’ (nghĩa là ‘quốc gia’) trong tiếng Anh có tiền tố ‘na-’, cũng đồng âm với nã/ nác/ nước. Điều này rất thú vị.
f) ‘Rồng’ và Thìn辰 (trong 12 con giáp)
Trong danh sách 12 con giáp, Thìn辰 là con giáp thứ 5 (bắt đầu từ Tý), và được cho nghĩa là con ‘rồng’.
Trong loạt bài “Nguồn gốc Việt (Nam) của tên 12 con giá”, bài 8A – ‘Thìn Thần Long Rồng Rắn’, tác giả Nguyễn Cung Thông đã có phân tích, và đi đến kết luận như sau: [34]
- Các dữ kiện ngữ âm trên cho thấy một dạng âm cổ của Thìn/Thần là *tlan/klan dẫn đến liên hệ trăn - rắn - lươn - trình/chình (hay các loài thuỷ quái liên hệ và đã tuyệt chủng), và các dạng đơn âm hoá thằn lằn,
thuồng luồng ... Khi người Hán đọc Thìn/Thần 辰 (như chén giọng BK bây giờ) hay *tlan/klan thì không hiểu là gì, nhưng người Việt thì có thể hiểu ngay như Mão Mẹo mèo chẳnh hạn. Cũng như ngay chữ 龍
long (rồng) có các vết khắc/vẽ cổ6 rất giống loài rắn hay trăn. Ta có cơ sở đưa ra một kết luận là loài rắn/trăn của phương Nam đã được thiêng hoá thành loài rồng hư cấu (như rắn thêm sừng, thêm cánh,
thêm chân ...) trong văn hoá cổ đại TQ. Điều này phản ánh qua các dạng âm cổ phục nguyên của Thìn/Thần và long (rồng). Văn hoá dân gian VN vẫn còn thấy ghi nhận hình ảnh loài thuồng luồng (giao
long) cho đến ngày nay.
thuồng luồng ... Khi người Hán đọc Thìn/Thần 辰 (như chén giọng BK bây giờ) hay *tlan/klan thì không hiểu là gì, nhưng người Việt thì có thể hiểu ngay như Mão Mẹo mèo chẳnh hạn. Cũng như ngay chữ 龍
long (rồng) có các vết khắc/vẽ cổ6 rất giống loài rắn hay trăn. Ta có cơ sở đưa ra một kết luận là loài rắn/trăn của phương Nam đã được thiêng hoá thành loài rồng hư cấu (như rắn thêm sừng, thêm cánh,
thêm chân ...) trong văn hoá cổ đại TQ. Điều này phản ánh qua các dạng âm cổ phục nguyên của Thìn/Thần và long (rồng). Văn hoá dân gian VN vẫn còn thấy ghi nhận hình ảnh loài thuồng luồng (giao
long) cho đến ngày nay.
Phân tích âm Thìn/ Thần liên quan đến trăn/ tlăn là rất khả thi, điều này tương tự như trường hợp biến âm của tlăng/ trăng/ tháng. Tuy nhiên, nếu chỉ ngừng ở đó, thì người viết cho rằng sẽ gặp phải một vấn đề: đó là nếu vậy tại sao Thìn không phải là trăn/ rắn (vì gần âm với tlăn nhất), mà lại tiếp tục biến thành rồng? tại sao tiếp theo Thìn lại là Tị, và lại cũng là rắn?
Vì lý do đó, người viết đề xuất 1 cách giải quyết khác, liên quan đến chữ Thìn và ‘rồng’, như sau:
- Chữ Thìn/ Thần辰 này có 1 âm khác, đó là Chấn và Sấm!
o Ngày nay giọng Bắc Kinh đọc chữ Thìn辰 này là ‘Chsấn’ (phụ âm này giống ‘ch’ nhưng bật hơi rất nhiều giống ‘s’, nên tạm ký âm là ‘chs’), bính âm là [chen2], còn Quảng Đông là ‘Sân’, bính âm [san4]. [35]
o Chữ Thìn辰 này sách ‘Thuyết văn giải tự’ ghi như sau:
§ Thìn辰 Chấn震 dã也。Tam三 Nguyệt月 [36], có nghĩa Thìn là ‘Chấn’ (sấm sét/ rung động), và cũng là tháng 3 âm lịch (tháng ‘Dần’ là tháng ‘giêng’).
§ Chữ Chấn震 là chữ hình thanh, mượn âm chữ Thìn辰, cho nên chữ Thìn ngày xưa còn đọc là Chấn (hoặc ngược lại)!
o Chữ Chấn震 này tự điển Thiều Chửu ghi nghĩa là ‘sét đánh’ và ‘rung động’. Theo người viết, nó chính là chữ ‘Sấm’ của tiếng Nôm, âm ‘Chấn’ và ‘Sấm’ rất gần nhau, có lẽ là biến âm qua lại. Sấm là âm thanh vang rền khi có sét đánh, nên sấm mới là rung động, chứ không phải sét. (Và nếu Chấn震 đã là sấm, thì Lôi雷 là sét, là điện, thì phù hợp hơn. Có khả năng 2 chữ Lôi雷 và Chấn震 đã bị dùng nhầm nghĩa từ xưa.)
- Như vậy, Thìn là Chấn震/ Sấm, cũng là rung động.
o ‘Rung’ và ‘động’ đồng nghĩa, và cũng là biến âm qua lại. Âm ‘r’ là âm khó đọc, thường bị biến âm, có trường hợp thì thành ‘đ’, giống như trường hợp ruộng ~ đồng. Cho nên là rung ~ đung ~ động.
o Âm ‘Chấn’ và Run/ Rung cũng là biến âm của nhau. Người miền Bắc đọc âm ‘ch’ ‘r’ ‘gi’ khá giống nhau. (Về nghĩa Nôm thì rung mạnh thì là ‘rung’, còn rung nhè nhẹ thì thành… ‘run’)
o Như vậy, 3 âm ‘Chấn’, ‘Rung’, ‘Động’ đồng nghĩa, và cùng 1 gốc âm. Ta có tam giác phối hợp các âm này như sau: rung động, chấn động, rung chấn.
Như vậy, đến đây ta đã có thể khẳng định mối liên hệ giữa ‘Rồng’ và Thìn/Thần辰 như sau: Rồng ~ rung ~ Chấn震 ~ Thìn辰.
- (Qua điều này, ta cũng thấy được tại sao con Rồng lại liên quan đến mưa/ sấm sét. Đó là vì Thìn và Chấn đồng âm, mà chữ Chấn震 vừa là sấm vừa có chữ Vũ/Mưa 雨 trong đó.)
Ngoài ra, mở rộng thêm, thì ‘Rồng’ còn liên quan tới con ‘Giun’!
- Khi khen chữ đẹp, người ta khen là chữ viết như ‘rồng bay’ (phượng múa); khi chê chữ xấu, thì người ta lại nói chữ viết ‘như giun’.
o Lý do chính là rồng ~ rung/ run ~ giun. (nhắc lại: người Bắc đọc âm ‘r’ và ‘gi’ gần giống nhau).
o ‘Rồng’ và ‘giun’ từ 1 âm mà ra, nhưng qua thời gian, thì cái là ‘thượng vàng’, cái là ‘hạ cám’. Cho nên lấy ‘giun’ mà đối với ‘rồng’ chính là một cách chơi chữ.
o Theo Trịnh郑 Trương张 Thượng尚 Phương芳, một nhà ngôn ngữ người Trung Quốc, thì chữ Thìn có cổ âm là /*djɯn/ [35], có lẽ là gần với âm ‘giun’ (run).
- Trong bài viết ‘Chữ Nôm cổ xưa và ý nghĩa của Việt’ (Nhạn Nam Phi), có viết như sau:
o Tên của Phạm Lãi (范蠡) đúng là chữ “蠡lãi” của con Lãi (Lãi蠡/ Nôm). Cha của Phạm Lãi muốn đặt tên con là “Long” là “rồng”, nhưng ngại và đặt tên là “Lãi 蠡” cũng viết bằng chữ “Trùng-虫”. Chữ trùng ngày xưa là chữ “Long-rồng-虫-Trùng” (đây là phong tục đặt tên con cho “xấu” để cho “dễ nuôi”!) [19]
- Con lãi cũng là một loại giun. ‘Giun’ gần âm với ‘rồng’, như vậy cha Phạm Lãi đặt tên như vậy đúng là có ẩn ý.
Trong bài viết ‘Nguồn gốc tiếng Việt của một số chữ Tàu’, tác giả Nguyễn Văn Huy cũng đã có lý luận cho rằng quẻ Càn ứng với cung Dần, quẻ Khôn ứng với cung Thân [11]. Nếu theo cùng phương pháp luận đó, thì có lẽ quẻ Chấn震 (sấm sét) nên ‘đặt’ ở cung Thìn辰 chăng?
Tài liệu tham khảo
[3] ‘Bách Việt sử: Những lớp bụi mờ của lịch sử’, Nhạn Nam Phi.
[5] ‘Giải mã tên nước Lỗ魯, Khổng Tử và Nhã ngữ’, Trần Thế Hiệp.
[10] ‘Chữ Nôm có trước Hán Việt: Hoẳng và Chim’, Nhạn Nam Phi.
[19] ‘Chữ Nôm cổ xưa và ý nghĩa của Việt’, Nhạn Nam Phi.
[20] ‘Tìm xuất xứ câu ca: Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước Trong Nguồn chảy ra’, Hà Văn Thùy.
[21] ‘Đụn Tiên: Động Đình Hồ’, Nhạn Nam Phi.
[34] “Nguồn gốc Việt (Nam) của tên 12 con giáp”, bài 8A – ‘Thìn Thần Long Rồng Rắn’, Nguyễn Cung Thông.